Mỹ gấp rút xem lại chiến lược chống IS ở Syria
Tổng thống Barack Obana đề nghị đội ngũ an ninh quốc gia xem xét lại chính sách của Mỹ đối với Syria do cho rằng Nhà nước Hồi giáo có thể không bị tiêu diệt hoàn toàn nếu không có một quá trình chuyển giao chính trị ở nước này.
Phiến quân Nhà nước Hồi giáo diễu hành phô trương lực lượng trên đường phố thành phố Raqqa, miền bắc Syria hồi tháng 6. Ảnh: Reuters.
Nhà Trắng chỉ trong tuần trước đã triệu tập 4 cuộc họp với đội ngũ an ninh quốc gia, trong đó có một cuộc họp do Tổng thống Barack Obama chủ trì.CNN dẫn lời một quan chức cấp cao cho biết những cuộc họp này “để xem chiến lược ở Syria của chúng tôi phù hợp như thế nào với chiến lược chống Nhà nước Hồi giáo (IS)”.
“Tổng thống đã đề nghị chúng tôi xem lại mức độ phù hợp giữa hai chiến thuật”, quan chức cấp cao nói. “Vấn đề tồn tại lâu dài ở Syria nay trở nên phức tạp bởi thực tế rằng để thực sự đánh bại IS, chúng tôi cần tiêu diệu chúng tại cả Iraq và Syria”.
Việc xem xét lại gần như là thừa nhận ngầm rằng chiến thuật ban đầu, đối phó với IS trước tiên ở Iraq, sau đó mở rộng sang Syria mà không cần tập trung vào việc thay thế chế độ Tổng thống Bashar al-Assad, là một tính toán sai lầm.
Video đang HOT
Nhiều quan chức chính quyền và nhà ngoại giao giấu tên cho biết Nhà Trắng hướng các câu hỏi xem xét lại về phía Bộ Ngoại giao. Trong khi đó, một số nguồn tin phủ nhận việc Tổng thống Obama yêu cầu hoạt động này nhưng thừa nhận có sự quan tâm đến một số khía cạnh cốt lõi của chiến lược.
“Chiến lược liên quan đến Syria không thay đổi. Trong lúc trọng tâm trước mắt vẫn là đẩy lùi IS ra khỏi Iraq, chúng tôi và các đối tác trong liên minh vẫn sẽ tiếp tục không kích nhóm phiên quân ở Syria, ngăn chúng có nơi trú ẩn an toàn và làm gián đoạn sức mạnh của chúng”, Alistair Baskey, người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, thông báo tối qua.
Baskey cho biết thêm rằng Tổng thống Syria Assad “vẫn là người có sức hút mạnh đối với chủ nghĩa cực đoan ở Syria và Tổng thống Obama đã nói rõ rằng ông không còn tính hợp pháp để nắm quyền”. “Cùng với nỗ lực cô lập và trừng phạt chính quyền Assad, chúng tôi còn đang phối hợp với các đồng minh để tăng cường sức mạnh cho phe đối lập ôn hòa”, Baskey nói.
Tổng thống Obama từng tin rằng IS có thể bị loại trừ bằng cách tiến hành các đợt không kích và hỗ trợ các lực lượng bộ binh người Kurd ở Iraq cũng như phe đối lập ở Syria. Liên minh quốc tế do Mỹ dẫn đầu bắt đầu không kích IS ở Iraq hồi tháng 8 và mở rộng tấn công sang lãnh thổ Syria vào tháng 9. Người đứng đầu Nhà Trắng hôm 5/11 cho biết vẫn còn quá sớm để nói liên minh quốc tế thắng thế trong cuộc chiến chống IS, đồng thời cảnh báo chiến dịch tiêu diệt nhóm phiến quân còn kéo dài.
Như Tâm
Theo VNE
Viện trưởng VKSND tối cao mời đại biểu Quốc hội xem lại "kỳ án vườn mít"
Viện trưởng VKSND tối cao Nguyễn Hòa Bình đã mời đại biểu Quốc hội Bùi Mạnh Hùng đến để cung cấp thông tin, cùng xem xét tài liệu vụ "kỳ án vườn mít" mà đại biểu này phát biểu trước Quốc hội, lo có oan sai.
Viện trưởng VKSND tối cao Nguyễn Hòa Bình. Ảnh: Việt Hưng
Trao đổi về việc đại biểu Bùi Mạnh Hùng (tỉnh Bình Phước) phát biểu trước Quốc hội thông tin phạm nhân Lê Bá Mai vụ "kỳ án vườn mít" vẫn tiếp tục kêu oan sau khi bị tuyên án tù chung thân trong phiên xử phúc thẩm lần thứ 2 và có người sẵn sàng xin ra làm chứng cho người bị kết án này, Viện trưởng VKSND tối cao Nguyễn Hoà Bình khẳng định đã làm hết trách nhiệm của mình trong vụ việc này.
Trước đó, báo cáo với Quốc hội, ông Bình thông tin "kỳ án vườn mít" đã được làm rõ, đã khép lại và Lê Bá Mai - người bị buộc tội hiếp dâm trẻ em và giết người tại vườn mít 10 năm trước đã chấp nhận án phạt, không còn kêu oan. Quá trình tố tụng có sơ suất nhưng điều đó không làm thay đổi bản chất vụ việc.
Với 2 luồng thông tin "đá" nhau, Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình khẳng định sẽ mời đại biểu Bùi Mạnh Hùng đến cơ quan để cung cấp thông tin về vụ án. Cụ thể, chiều nay, 29/10, ông Bình có lịch làm việc với đại biểu Hùng.
"Tôi sẽ đưa tài liệu ra để đại biểu xem xét và tự kết luận về sự việc" - ông Bình nói.
Viện trưởng VKSND tối cao cũng một lần nữa khẳng định đến thời điểm này chưa nhận được đơn kêu oan của Lê Bá Mai mà ông Hùng thông tin, bị án đã gửi chỉ ít ngày sau khi bị tuyên án trong phiên xử phúc thẩm lần thứ 2 vào cuối 8/2013 dù đã nhận nhiều đơn của một số cá nhân khác liên quan đến vụ án. Tuy nhiên, ông Bình cũng thông tin thêm, sẽ cho kiểm tra lại xem đơn thư có thất lạc ở đâu không.
Về thông tin có nhân chứng biết nhiều về sự việc, đã được cơ quan điều tra yêu cầu cộng tác từ đầu nhưng chưa lần nào được tòa triệu tập với tư cách người làm chứng, đến thời điểm này vẫn sẵn sàng và đã viết đơn xin được ra làm chứng cho Lê Bá Mai dù đang bị đe dọa, phải bỏ trốn khỏi nơi cư trú, Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình cũng khẳng định sẽ đưa tài liệu để đại biểu Quốc hội xem.
"Mọi người yên tâm, mọi việc đã được làm sáng tỏ, bởi vì việc này đã đến cỡ các lãnh đạo cao nhất của cả 3 ngành (Công an - Viện kiểm sát - Tòa án) làm trên cơ sở xác minh của các tổ công tác với những cán bộ điều tra viên, kiểm sát viên và thẩm phán có kinh nghiệm" - ông Bình khẳng định, như đã khẳng định trước Quốc hội, không có khả năng oan sai trong vụ án này.
Ông Bình cũng đề nghị báo chí trao đổi lại để trực tiếp đại biểu Bùi Mạnh Hùng phát biểu quan điểm sau cuộc gặp, làm việc, xem xét tài liệu cùng Viện trưởng VKSND tối cao.
P.Thảo
Theo Dantri
Thà bỏ quách chồng và sống với cái điện thoại còn hơn! Vì chồng tôi cứ nhậu về khuya không báo cáo, cứ nhăn nhó khi nghe tôi "trình bày", cứ quên tiệt những ngày kỷ niệm của hai người, nên thà tôi bỏ quách anh và yêu chiếc điện thoại của mình còn hơn. Tôi yêu chiếc điện thoại của mình, nó là thứ đầu tiên tôi nhìn tới, chạm vào trước khi đi...