Mỹ gấp rút hỗ trợ Ukraine đối phó diễn biến mới
Mỹ cam kết tiếp tục hỗ trợ Ukraine, đồng thời cho rằng Nga đang triển khai chiến lược “đóng băng” để ép Ukraine phục tùng.
AFP ngày 5.11 dẫn lời Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho rằng Nga đang tập trung gây thiệt hại hạ tầng Ukraine và biến Kherson thành pháo đài, như một cách ép Kyiv khuất phục, sau khi không đạt lợi thế trong chiến sự. “Tổng thống Vladimir Putin dường như đã quyết định rằng nếu không giành được Ukraine bằng vũ lực, ông ấy sẽ tìm cách đóng băng khiến nước này phục tùng”, nhà ngoại giao Mỹ nhận định sau Hội nghị ngoại trưởng G7 tại Đức.
Xem nhanh: Ngày 254 chiến dịch, Tổng thống Putin nói dân thường nên rời Kherson, Mỹ viện trợ tăng T-72 cho Ukraine
Thêm 400 triệu USD vũ khí
Với nhận định trên, Mỹ tăng cường hỗ trợ Ukraine với gói viện trợ quân sự mới trị giá 400 triệu USD. Theo Reuters, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan ngày 4.11 bất ngờ đến Kyiv, gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.
Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh cuộc bầu cử quốc hội giữa nhiệm kỳ sắp diễn ra tại Mỹ và một số nghị sĩ Cộng hòa cảnh báo sẽ giảm bớt viện trợ cho Ukraine nếu đảng này kiểm soát quốc hội.
Tên lửa Javelin trong một đợt viện trợ vũ khí của Mỹ cho Ukraine. Ảnh AFP
“Chúng tôi đảm bảo rằng nguồn lực luôn sẵn có khi cần và chúng tôi sẽ có đủ phiếu bầu từ cả hai phía trong quốc hội”, ông Sullivan nói. Trong gói viện trợ mới, Mỹ sẽ trả tiền nâng cấp 45 xe tăng T-72 thời Liên Xô của Cộng hòa Czech để chuyển giao cho Ukraine. Mỹ cũng sẽ tân trang hệ thống tên lửa phòng không HAWK thời chiến tranh Việt Nam để chuyển cho Kyiv, tân trang 250 xe bọc thép M1117, mua 1.100 máy bay không người lái (UAV) Phoenix Ghost và 40 tàu tuần tra bọc thép trên sông cùng một số hệ thống khác.
Nga đẩy mạnh chiến dịch
Theo Tổng thống Zelensky, chiến dịch của Nga nhằm vào hạ tầng năng lượng đã khiến 4,5 triệu người tại Ukraine trong cảnh mất điện. Trang Kyiv Independent ngày 5.11 đưa tin các binh sĩ Ukraine đẩy lùi nhiều đợt tấn công của Nga tại 14 khu vực ở Donetsk và Luhansk. Tại tỉnh Sumy, tỉnh trưởng Dmytro Zhyvytskyi cho hay lực lượng Nga đã phóng 70 quả đạn pháo vào 4 khu vực, gây thiệt hại ít nhất tại 3 tòa nhà dân cư và 4 cơ sở thương mại. Ngoài ra, tỉnh trưởng Vinnytsia Serhiy Borzov cho hay Nga đã tấn công bằng các máy bay không người lái Shahed-136, nhưng không cung cấp thêm chi tiết. Nga chưa bình luận về những thông tin trên. Trong khi đó, Nga tiếp tục sơ tán dân thường khỏi Kherson với ý định dùng thành phố này làm pháo đài ở miền nam Ukraine.
Tổng thống Putin: Người dân ở Kherson nên sơ tán
Trong một diễn biến liên quan, Reuters ngày 5.11 đưa tin dự án 38 North (Mỹ) dẫn hình ảnh vệ tinh thương mại cho hay có một đoàn xe lửa từ CHDCND Triều Tiên di chuyển sang Nga vào ngày 4.11, chỉ 2 ngày sau khi Mỹ cho rằng có thông tin Bình Nhưỡng âm thầm cung cấp đạn pháo cho Nga. Theo đó, đây là chuyến xe lửa đầu tiên trên tuyến này trong vài năm qua, dù cơ quan thú y Nga ngày 3.11 thông báo có một chuyến xe lửa đến từ Triều Tiên nhưng chở theo ngựa.
Theo 38 North, đoàn xe 3 toa kín đã dừng cạnh một đoàn xe khác tại ga Khasan ở Nga cách biên giới khoảng 2 km, nhưng chưa rõ có việc chuyển hàng giữa hai đoàn xe hay không. Triều Tiên và Nga chưa bình luận về thông tin trên, nhưng Triều Tiên hồi tháng 9 bác bỏ thông tin của tình báo Mỹ về việc cung cấp vũ khí cho Nga.
Trong bối cảnh chiến sự tại Ukraine kéo dài, tư lệnh Bộ Chỉ huy chiến lược Mỹ Charles Richard nói rằng khủng hoảng tại Ukraine chỉ là mở màn của một cuộc xung đột lớn hơn mà quân đội Mỹ cần chuẩn bị, theo tờ The Independent. Đô đốc Richard cho rằng mức độ răn đe của các lực lượng Mỹ đối với các đối thủ cạnh tranh chính đang giảm dần vì những đối thủ đó đã xây dựng, triển khai năng lực nhanh hơn so với phía Mỹ.
Iran lần đầu thừa nhận có gửi UAV cho Nga
AP ngày 5.11 dẫn lời Ngoại trưởng Iran Hossein Amirabdollahian lần đầu thừa nhận nước này có cung cấp các máy bay không người lái (UAV) cho Nga, nhưng khẳng định việc bàn giao diễn ra trước khi Nga triển khai chiến dịch ở Ukraine.
Trước đó, giới chức Iran bác bỏ thông tin cung cấp vũ khí cho chiến dịch của Nga ở Ukraine. Ngay trong tuần này, Đại sứ Iran tại Liên Hiệp Quốc Amir Saeid Iravani nói rằng những cáo buộc đó “hoàn toàn không có cơ sở”, đồng thời khẳng định quan điểm trung lập của Iran đối với chiến sự tại Ukraine.
Điểm tên các loại vũ khí có trong gói viện trợ mới mà Mỹ gửi cho Ukraine
Mỹ sẽ gửi cho Ukraine các hệ thống phóng tên lửa tân tiến và 1.000 tên lửa Javelin trong nỗ lực mới nhất nhằm trang bị vũ khí cho các binh sĩ Ukraine chống Nga.
Binh sĩ Ukraine mở lô hàng chứa tên lửa chống tăng Javelin ngày 10/2. Ảnh: Reuters
Theo kênh CNBC, Chính quyền Mỹ cho biết đợt hỗ trợ quân sự mới cho Ukraine trị giá 700 triệu USD. Đây là gói viện trợ thứ 11 mà Mỹ đã gửi cho Ukraine và là gói viện trợ đầu tiên thuộc khoản 40 tỷ USD mà Quốc hội đã phân bổ cho Ukraine vào tháng trước.
Đây là danh sách những loại vũ khí sẽ được gửi cho Ukraine theo đợt hỗ trợ an ninh mới nhất này. Các loại vũ khí gồm: 4 Hệ thống Tên lửa Pháo binh Cơ động Cao (HIMARS) và đạn dược; 5 radar phản pháo; 2 radar giám sát đường không; 1.000 tên lửa Javelin và 50 đơn vị bệ phóng; 6.000 vũ khí chống tăng; 15.000 viên đạn pháo 155 mm; 4 máy bay trực thăng Mi-17; 15 phương tiện chiến thuật; phụ tùng và thiết bị.
Theo phát ngôn viên Lầu Năm Góc Todd Breasseale, với khoản viện trợ mới này, chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã gửi viện trợ trị giá khoảng 4,6 tỷ USD cho Ukraine kể từ khi Nga thực hiện chiến dịch quân sự tại Ukraine vào cuối tháng 2.
Ông Breasseale cho biết Mỹ đã hỗ trợ an ninh trị giá hơn 7,3 tỷ USD cho Ukraine kể từ năm 2014 - khi Nga sáp nhập Bán đảo Crimea.
Tổng thống Joe Biden đã đưa ra một lộ trình sơ bộ về gói viện trợ mới nhất trong một bài viết đăng trên tờ The New York Times ngày 31/5. Ông Biden viết: "Tôi đã quyết định rằng chúng tôi sẽ cung cấp cho Ukraine các hệ thống tên lửa và đạn dược tân tiến hơn để giúp họ tấn công chính xác hơn các mục tiêu quan trọng trên chiến trường Ukraine". Ông cho biết thêm rằng Mỹ cũng sẽ tiếp tục gửi tên lửa phòng không Stinger, các hệ thống pháo và hệ thống tên lửa chính xác, radar, máy bay không người lái, trực thăng Mi-17 và đạn dược.
Tổng thống Biden cũng nói rằng Mỹ không muốn Ukraine bắn những tên lửa đó vào lãnh thổ Nga. Ông nói: "Chúng tôi không khuyến khích hoặc tạo điều kiện cho Ukraine tấn công ngoài biên giới của mình. Chúng tôi không muốn kéo dài chiến tranh chỉ để gieo rắc đau thương cho nước Nga".
HIMARS là bệ phóng tên lửa hạng nhẹ, công nghệ cao được đặt trên khung gầm bánh lốp, nhẹ hơn, nhanh hơn và cơ động hơn trên chiến trường. Mỗi hệ thống HIMARS có thể mang theo 6 tên lửa dẫn đường bằng GPS, có thể được nạp lại trong khoảng 1 phút chỉ với một kíp vận hành nhỏ.
Các nhà phân tích cho rằng hệ thống này tin cậy hơn đáng kể so với các hệ thống tên lửa khác mà lực lượng Ukraine đang sử dụng.
Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao do Mỹ cung cấp cho Ukraine có tầm bắn khoảng 70 km, xa hơn gần gấp đôi tầm bắn của các loại pháo M777 do Mỹ cung cấp và được đưa vào chiến trường Ukraine hồi tháng 5. Đặc điểm này giúp nó có thể triển khai ở vị trí ngoài tầm hoạt động của pháo Nga, mặt khác có thể đe dọa các tổ hợp của Nga. Ngoài ra, nó cũng đe dọa các kho hậu cần của Moskva.
Quân đội Mỹ đã triển khai một số hệ thống HIMARS ở châu Âu và các đồng minh NATO gồm Ba Lan và Romania cũng sở hữu các hệ thống này. Hiện vẫn chưa rõ Mỹ sẽ gửi bao nhiêu hệ thống HIMARS tới Ukraine.
Song một số nhà phân tích nhận định HIMARS sẽ là yếu tố "thay đổi cuộc chơi" ở thời điểm lực lượng Ukraine dường như đang gặp khó khăn trước hỏa lực của pháo binh Nga. Song các ý kiến khác cho rằng hệ thống nay sẽ không thể đột ngột lật ngược tình thế trong cuộc chiến đã bước sang tháng thứ tư.
Theo Thứ trưởng Quốc phòng phụ trách chính sách Colin Kahl, Mỹ đã nhận được cam kết từ Ukraine là không tấn công Nga bằng vũ khí của Mỹ. Ông Kahl nói Tổng thống Biden và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy đã thảo luận về vấn đề này.
Ông Kahl cho biết Mỹ đang lưu tâm đến khả năng nguồn cung cấp vũ khí mới có thể làm leo thang xung đột với Nga. Sau khi bài viết của ông Biden được đăng, Điện Kremlin cáo buộc Mỹ cố tình đổ dầu vào lửa.
Nhưng ông Kahl khẳng định rằng "Nga không có quyền phủ quyết" đối với những thiết bị mà Mỹ có thể cung cấp cho Ukraine.
Trước đó, ngày 1/6 (rạng sáng 2/6 theo giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chính thức công bố gói viện trợ quân sự mới dành cho Ukraine. Động thái này chắc chắn sẽ bị Nga phản đối.
Trước đó, Đại sứ Nga tại Mỹ, ông Anatoly Antonov, đã kêu gọi Mỹ không thực hiện một bước đi mang tính khiêu khích như vậy, điều sẽ chỉ làm leo thang xung đột hơn nữa. Ông Antonov tuyên bố với việc cung cấp thêm vũ khí cho Ukraine, Mỹ sẽ hủy hoại triển vọng hòa bình ở quốc gia Đông Âu này.
Lý do khiến Ukraine tin chắc phương Tây sẽ gửi thêm xe tăng, máy bay chiến đấu Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov tin tưởng rằng nước này cuối cùng sẽ có được xe tăng và máy bay chiến đấu của phương Tây để đẩy lùi lực lượng Nga, nhưng cho rằng Mỹ sẽ phải đi đầu để các đồng minh làm theo. Lạc quan từ Ukraine Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov. Ảnh: AP Theo tờ Politico,...