Mỹ gắng chứng minh mình là nạn nhân bị Nga xâm lược trong không gian
Mỹ cáo buộc Nga chế tạo vũ khí chống vệ tinh và vũ khí không gian, nhằm chối bỏ trách nhiệm và chứng minh những phát triển của họ trong lĩnh vực này chỉ là phản ứng trước hành động của Moskva, – ông Igor Korotchenko, giám đốc Trung tâm Phân tích Thương mại Vũ khí Thế giới (TSAMTO), cho biết.
Chuyên gia Nga cho rằng, Mỹ cáo buộc Nga chế tạo vũ khí chống vệ tinh và vũ khí không gian. Ảnh: Flickr/ Denethvakorum
Trước đó, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ về Kiểm soát vũ khí, xác minh và kiểm tra Thỏa thuận Ilim Poblet tuyên bố rằng không thể tin tưởng Nga khi thảo luận về việc ngăn chặn cuộc chạy đua vũ trang trong không gian, vì Moskva đang phát triển vũ khí hoạt động ngoài vũ trụ.
“Bất kỳ lời buộc tội nào đối với Nga của các quan chức Mỹ đều bị chính trị hóa và được đưa ra để đánh lạc hướng sự chú ý khỏi các kế hoạch của Washington. Rõ ràng là trong những năm tới, Hoa Kỳ sẽ bắt đầu cuộc chạy đua vũ trang trong không gian. Hiện tại, họ đang chuẩn bị vũ khí và cơ sở hạ tầng phù hợp “, ông Korotchenko nói.
Video đang HOT
Theo ông, Hoa Kỳ đã hành động tương tự trước khi tuyên bố rút khỏi hiệp ước về tên lửa tầm trung và tầm ngắn. “Rặt những lời tuyên truyền trơ trẽn, không chứng thực được bất cứ điều gì ngoại trừ mong muốn đổi chiều mũi tên về phía Nga”, chuyên gia nói thêm.
Ông nhắc lại rằng Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ký sắc lệnh về việc thành lập lực lượng không gian Mỹ, nơi sẽ đảm nhiệm việc triển khai vũ khí tấn công trong không gian.
“Những lời buộc tội chống lại Nga theo đuổi một mục tiêu đó là chối bỏ trách nhiệm của chính họ, chuyển chúng sang Nga và tự thể hiện mình là nạn nhân của “kẻ thù Nga”, ông Korotchenko tuyên bố.
Theo Baonghean
Mỹ - Ấn Độ cam kết xây 6 lò phản ứng hạt nhân
Trong một tuyên bố chung ngày 13.3, Mỹ và Ấn Độ đã đồng ý tăng cường hợp tác an ninh và hạt nhân dân sự, gồm cả thỏa thuận xây dựng 6 nhà máy điện hạt nhân.
Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Vijay Gokhale (phải) và Thứ trưởng ngoại giao Mỹ Andrea Thompson - Ảnh: Twitter
Theo Reuters, thỏa thuận được đưa ra sau 2 ngày đàm phán tại Washington. Cuộc hội đàm có sự tham gia của Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Vijay Gokhale và Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách kiểm soát vũ khí và an ninh quốc tế Andrea Thompson.
Hai nước đã thảo luận về việc cung cấp lò phản ứng hạt nhân trong hơn một thập niên. Tuy nhiên, trở ngại hai bên gặp phải là quy tắc trách nhiệm hạt nhân của Ấn Độ phải phù hợp với các quy tắc quốc tế.
Công ty Westinghouse có trụ sở tại Pittsburgh (Mỹ) đã đàm phán để xây dựng lò phản ứng ở Ấn Độ trong nhiều năm, nhưng tiến độ đã bị đình trệ, một phần do luật pháp hạt nhân của Ấn Độ. Tháng 4 năm ngoái, Westinghouse đã nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Rick Perry khi cấp phép cho dự án tại Ấn Độ, dự kiến xây dựng 6 lò phản ứng AP1000 ở bang Andhra Pradesh.
Thỏa thuận xây dựng các lò phản ứng, được công bố vào năm 2016, tiếp nối từ một thỏa thuận hạt nhân dân sự Mỹ - Ấn Độ được ký năm 2008. Ngoài ra, nền kinh tế lớn thứ ba châu Á này cũng đang có kế hoạch tăng gấp ba công suất hạt nhân vào năm 2024 nhằm loại bỏ nguồn nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm.
Tháng 10 năm ngoái, Ấn Độ và Nga cũng đã ký một thoả thuận xây dựng thêm 6 lò phản ứng hạt nhân tại một địa điểm mới ở Ấn Độ sau cuộc hội đàm thượng đỉnh giữa các nhà lãnh đạo ở New Delhi.
Hoàng Vũ (theo Reuters)
Theo Motthegioi.vn
Vì sao Mỹ khó chặn Venezuela xuất khẩu dầu? Mỹ phải chọn giữa Pakistan và Venezuela. Để có được sự ủng hộ của Ấn Độ, Mỹ phải buông Pakistan và ngược lại. Đe dọa vô nghĩa Theo TASS ngày 13/3, Bộ Ngoại giao Nga đã lên tiếng về việc Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cáo buộc nhà sản xuất dầu khí Rosneft của Nga coi thường lệnh trừng phạt của Mỹ khi...