Mỹ: Gần 1/5 người trưởng thành vẫn mắc hội chứng COVID kéo dài
Các triệu chứng COVID kéo dài bao gồm mệt mỏi, tim đập nhanh, khó thở, khó nhận thức, đau thần kinh mãn tính, xuất hiện những dấu hiệu bất thường về giác quan và yếu cơ.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại trung tâm y tế St. Mary tại Tarzana, California (Mỹ). Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Giới chức y tế Mỹ ngày 22/6 cho biết gần 1/5 người Mỹ trưởng thành từng bị mắc COVID-19 hiện vẫn có các triệu chứng của COVID kéo dài.
Theo Cục Điều tra dân số và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), cứ 13 người trưởng thành ở Mỹ thì có 1 người có các triệu chứng của COVID kéo dài tồn tại trong thời gian từ 3 tháng trở lên sau lần đầu tiên mắc bệnh
Các triệu chứng COVID kéo dài bao gồm mệt mỏi, tim đập nhanh, khó thở, khó nhận thức, đau thần kinh mãn tính, xuất hiện những dấu hiệu bất thường về giác quan và yếu cơ. Những triệu chứng này có thể khiến cho cơ thể người bị suy nhược và kéo dài hàng tuần hoặc hàng tháng sau khi phục hồi từ lần mắc bệnh đầu tiên.
Video đang HOT
Phân tích của CDC cho thấy nguy cơ bị COVID kéo dài ở những người trẻ tuổi cao hơn so với ở những người cao tuổi. Phụ nữ cũng có nguy cơ bị mắc chứng bệnh này cao hơn so với nam giới với 9,4% phụ nữ trưởng thành ở Mỹ có các triệu chứng của COVID kéo dài so với 5,5% ở nam giới.
Tính theo từng bang ở Mỹ, cũng có sự khác biệt về tỷ lệ mắc hội chứng COVID kéo dài với Kentucky và Alabama là 2 bang có tỷ lệ người trưởng thành bị mắc bệnh cao nhất, trong khi Hawaii, Maryland và Virginia là những bang có tỷ lệ người mắc hội chứng này thấp nhất.
CDC Mỹ công bố 'sai sự thật' tỉ lệ tử vong do COVID-19 ở trẻ em?
Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) vừa công khai thông tin về cái chết của trẻ nhỏ vì dịch COVID-19.
Ngay lập tức các nhà phân tích đưa ra các số liệu bằng chứng khác để chứng minh thông tin trên sai sự thật.
Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ - Ảnh: NATIONAL REVIEW
Tại một hội nghị các chuyên gia y tế hàng đầu của Mỹ vào ngày 17-6, để thảo luận về vắc xin COVID-19 ở trẻ em, một bảng trình bày dữ liệu của CDC công bố cho thấy dịch COVID-19 là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em Mỹ.
Bảng dữ liệu đã được các tiến sĩ về dịch tễ học nổi tiếng như Katelyn Jetelina Jerome Adams, Julia Raifman (tweet hiện đã bị xóa), Gregg Gonsalves và Leana Wen đăng lại trên Twitter.
Theo tạp chí National Review, các nhà phân tích y tế đã phát hiện ngay lập tức tuyên bố đó là "hoàn toàn sai sự thật". Trang tin COVID-Georgia phân tích các dữ liệu và cho rằng CDC cố ý "bóp nặn" ra các con số và tất cả dữ liệu trong khoảng thời gian 26 tháng đều được nhồi nhét vào một năm. Đồng thời những cái chết của con trẻ trong đại dịch đều được cho là do COVID-19 - bất kể cái chết đó có phải do COVID-19 gây ra hay không
Tuyên bố sai sự thật này vẫn xuất hiện trên Twitter vào lúc 18h45 ngày 22-6 (giờ địa phương).
Trang trình bày của CDC còn trích dẫn một nghiên cứu của Anh về dịch COVID-19 đối với trẻ em Mỹ. Bài nghiên cứu này - đang bị thẩm tra lại - cũng nâng cao con số bằng cách thay đổi định nghĩa về trẻ em (thường được hiểu là dưới 18 tuổi) để bao gồm cả thanh thiếu niên trong độ tuổi 18-19.
Nguy cơ đối với trẻ em từ COVID-19 rất thấp. Ví dụ, trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi có nguy cơ chết vì tai nạn gấp 25 lần so với COVID-19.
Tỉ lệ tử vong ở trẻ em (đến 12 tuổi) do mọi nguyên nhân trong thời đại dịch thấp hơn 30% so với thế hệ trước, vào năm 1999.
Tỉ lệ tử vong do mọi nguyên nhân ở trẻ em trên 12 tuổi đã tăng vọt trong đại dịch vì tai nạn, lạm dụng thuốc, và các yếu tố khác không liên quan đến bệnh tật.
Dịch COVID-19 hầu như không được coi là nguyên nhân gây tử vong cho thanh thiếu niên hoặc trẻ nhỏ.
Trên bản tin trực tuyến Substack, nhà báo Matt Shapiro ghi nhận đây là một lỗi dữ liệu lớn, nhưng nó vẫn tồn tại thông qua một cuộc kiểm tra dữ liệu được cho là nghiêm ngặt từ 11 tác giả và được các nhà khoa học lựa chọn để trình bày bước ngoặt của họ trước các chuyên gia am hiểu nhất trong lĩnh vực này.
Điều quan trọng là bảng dữ liệu này lại được trình bày trước các bác sĩ và nhà dịch tễ học hàng đầu của Mỹ - những người chịu trách nhiệm thiết lập chính sách quốc gia về vắc xin COVID-19 cho trẻ em.
CDC Mỹ khuyến nghị tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 6 tháng tuổi Hội đồng cố vấn của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ ngày 18/6 đã bỏ phiếu khuyến nghị tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 6 tháng tuổi và có khả năng đợt triển khai tiêm phòng trên toàn nước Mỹ cho trẻ ở độ tuổi này sẽ bắt đầu vào tuần tới. Kết quả cuộc bỏ...