Mỹ: FAA xem xét khiếu nại mới chống lại Boeing
Ngày 9/4, giới chức Mỹ cho biết Cơ quan hàng không liên bang ( FAA) đang điều tra khiếu nại của ông Sam Salehpour, một kỹ sư làm việc tại Boeing hơn 10 năm, về việc máy bay 787 Dreamliner có lỗi lắp ráp đe dọa đến an toàn.
Máy bay Boeing 787 Dreamliner tại nhà máy của Boeing ở Everett, Washington, Mỹ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Luật sư của ông Salehpour cáo buộc Boeing đặt lợi nhuận lên trên sự an toàn, đồng thời cho biết công ty đã “đáp trả” ông Salehpour bằng cách điều chuyển ông sang chương trình 777. Tại chương trình 777, ông đã nêu ra nhiều vấn đề hơn và đã bị đe dọa chấm dứt hợp đồng.
Các cáo buộc trên đã được đăng trong một bài báo của tờ The New York Times. Luật sư Debra Katz và Lisa Banks cho biết: “Thay vì chú ý đến những cảnh báo của ông Salehpour, Boeing ưu tiên đưa máy bay ra thị trường càng nhanh càng tốt, bất chấp những vấn đề đã được chứng minh rõ ràng mà ông Salehpour nêu ra”. Các luật sư nhấn mạnh đây là “những lỗi nghiêm trọng” với gần 1.500 máy bay của Boeing.
Video đang HOT
Theo FAA, ông Salehpour đã chỉ ra những “lối tắt” trong quy trình lắp ráp của Boeing “có thể gây ra tình trạng hỏng hóc sớm mà không có bất kỳ cảnh báo nào, do đó gây ra những điều kiện không an toàn cho máy bay, có thể gây ra tai nạn thảm khốc”. FAA cũng nhấn mạnh: “Việc tự nguyện báo cáo mà không sợ bị trả đũa là một yếu tố quan trọng trong an toàn hàng không”.
Boeing, vốn đang bị giám sát chặt chẽ sau các vấn đề an toàn gần đây, đã đưa ra lời bào chữa chi tiết về chiếc máy bay này, nhấn mạnh hãng “hoàn toàn tin tưởng” vào Dreamliner và phủ nhận cáo buộc trả đũa người kỹ sư trên.
Trong tuyên bố của mình, Boeing cho biết các vấn đề mà người kỹ sư nêu ra “đã được kiểm tra kỹ thuật nghiêm ngặt dưới sự giám sát của FAA”. Boeing cũng nhấn mạnh việc trả đũa là “nghiêm cấm” tại công ty. Tuyên bố của hãng nêu rõ đã kết hợp “xác minh chung” vào các quy trình sản xuất sau khi sản lượng chậm lại và tạm dừng giao hàng trong gần 2 năm để giải quyết những nhân viên xác định được vấn đề “tuân thủ” trên máy bay 787. Tuyên bố nhấn mạnh: “Đối với đội bay đang hoạt động, phân tích toàn diện của Boeing và FAA đã xác định rằng không có mối lo ngại nào về an toàn chuyến bay trong thời gian ngắn…787 sẽ duy trì sức mạnh, độ bền và tuổi thọ sử dụng”.
Người phát ngôn của Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Richard Blumenthal cho biết một ủy ban điều tra của Thượng viện đã lên lịch cho phiên điều trần vào ngày 17/4 tới.
Cáo buộc trên được đưa ra ngay sau sự cố bung cửa sổ trên không trung của một máy bay 737 MAX 9 thuộc Alaska Airlines vào tháng 1 năm nay. Sau sự cố đó, FAA đã “đóng băng” sản lượng máy bay MAX của Boeing.
Boeing đã công bố một cuộc cải tổ lãnh đạo vào tháng trước, bao gồm cả kế hoạch ra đi của Giám đốc điều hành Boeing Dave Calhoun vào cuối năm nay. Ngày 9/4, Boeing cho biết số lượng giao máy bay trong quý đầu tiên giảm mạnh. Các quan chức của công ty đã chỉ ra việc tạm dừng sản xuất như một phần của các biện pháp tăng cường an toàn sau sự cố của Alaska Airlines hồi tháng 1. Trong quý I/2024, Boeing đã giao 83 máy bay thương mại, giảm 36% so với cùng kỳ năm trước. Cổ phiếu của hãng giảm 1,9%.
FAA bị chất vấn về sự cố máy bay Boeing hạ cánh khẩn cấp
Cơ quan Hàng không liên bang Mỹ (FAA) đang đối mặt với nhiều chất vấn liên quan đến hoạt động giám sát hãng sản xuất máy bay Boeing, sau sự cố máy bay Boeing 737 MAX 9 của hãng hàng không Alaska Airlines bị bung cửa sổ và buộc phải hạ cánh khẩn cấp.
Máy bay Boeing 737 MAX 9 với một phần thân bị bung ra, tại Portland, bang Oregon, Mỹ ngày 8/1/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông Mike Whitaker, người đảm nhiệm vị trí đứng đầu FAA từ cuối tháng Mười, sẽ điều trần trước Ủy ban Cơ sở hạ tầng và Giao thông của Hạ viện Mỹ vào ngày 6/2 tới. Các nguồn thạo tin cho hay sự cố với máy bay 737 MAX nói trên chắc chắn sẽ nằm trong nội dung điều trần.
FAA đang chịu sự soi xét ngày càng gay gắt sau một loạt các sự cố về an toàn hàng không, tình trạng thiếu nhân viên điều khiển không lưu kéo dài, và một sự cố về kỹ thuật xảy ra hồi tháng 1/2023 khiến 11.000 chuyến bay bị gián đoạn.
Thượng nghị sỹ Dân chủ Richard Blumenthal ngày 9/1 đã yêu cầu FAA trả lời các câu hỏi về việc xử lý sự cố với hàng hàng không Alaska Airlines nói trên. Ông Blumenthal cho rằng việc FAA ban hành lệnh cấm bay đối với máy bay MAX 9 là "việc tối thiểu nên làm", và ông muốn biết FAA sẽ làm gì hơn nữa để đảm bảo an toàn bay.
Cùng ngày, Thượng nghị sỹ Cộng hòa J.D. Vance đã hối thúc Ủy ban Thương mại Thượng viện tổ chức điều trần về vấn đề này. Ông nhấn mạnh: "Mỗi người dân Mỹ xứng đáng nhận được lời giải thích đầy đủ từ Boeing và FAA về vấn đề đã xảy ra và những biện pháp sẽ được thực hiện để đảm bảo một sự cố tương tự sẽ không tái diễn trong tương lai".
Cuối tuần trước, FAA đã ra lệnh ngừng bay đối với 171 máy bay Boeing MAX 9. Và đến ngày 9/1, cơ quan này cho biết lệnh ngừng bay này sẽ được áp dụng cho đến khi FAA hài lòng với các chỉ dẫn về kiểm tra và bảo dưỡng của Boeing.
Những năm gần đây, FAA đã xem xét kỹ các vấn đề về chất lượng và các yếu tố khác của Boeing, sau khi nhận sự chỉ trích gay gắt liên quan đến việc cấp phép cho máy bay MAX. Sau hai vụ rơi máy bay gây hậu quả nghiêm trọng vào năm 2018 và 2019, FAA đã ban hành lệnh cấm bay đối với máy bay này của Boeing trong 20 tháng, đồng thời yêu cầu thực hiện nhiều nâng cấp phần mềm và hoạt động đào tạo.
FAA điều tra sự cố bung vỏ động cơ máy bay Boeing 737-800 Ngày 7/4, vỏ động cơ trên chiếc Boeing 737-800 của hãng hàng không Southwest Airlines đã bị bung trong quá trình cất cánh ở Denver và va vào vạt cánh. Vụ việc đã khiến Cơ quan Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) phải mở một cuộc điều tra. Máy bay của Hãng hàng không Southwest Airlines đỗ tại sân bay quốc tế Chicago...