“Mỹ, EU rũ bỏ Ukraine để đổi lấy ủng hộ chính trị từ Nga”
Sau khi kích hoạt xung đột và đẩy Ukraine lâm vào nội chiến, sụp đổ kinh tế, phương Tây giờ nhận ra rằng vai trò của Ukraine không thể sánh với việc tạo lập mối quan hệ chính trị tương tác với Nga, nhà báo Mỹ Brian Whitmore bình luận.
Theo đó, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đang “bán đứng” Ukraine để đổi lấy sự ủng hộ của Moskva trong thỏa thuận hạt nhân Iran, giải quyết nhân tố Bashar al-Assad trong cuộc khủng hoảng ở Syria, Whitmore viết trên tạp chí The Atlantic.
Đi vào chi tiết, tác giả nhận định Mỹ và EU đã rất bận rộn trong vài tuần qua để đạt được một thỏa thuận chính trị với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Những đồn đoán về “Thỏa thuận bí mật” xuất hiện khi Tổng thống Barack Obama hôm 14/7 bất ngờ tán dương vai trò của Moskva trong hoàn tất quá trình đàm phán hạt nhân giữa Iran và các cường quốc, nói rằng nếu không có sự ủng hộ của ông Putin và Điện Kremlin, sẽ không có thỏa thuận.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) tiếp Ngoại trưởng Mỹ John Kery tại Sochi hôm 12/5.
Lời đồn tiếp tục tăng lên, khi hai ngày sau đó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Victoria Nuland tới Kiev, thuyết phục các nghị sĩ Quốc hội Ukraine thông qua hiến pháp sửa đổi trao quyền tự quản đặc biệt cho các khu vực ở Donetsk và Lugansk – điều mà Kiev bấy lâu luôn phản đối.
Và mọi nghi ngờ lên đến đỉnh điểm khi người ta bắt đầu kết nối sự kiện diễn ra trước đó nhiều tháng trời: Hôm 12/5, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tới Nga, đi cùng là các cuộc hội đàm với ông Putin về một loạt các vấn đề như hạt nhân Iran, tình hình Syria, khủng hoảng Ukraine tại khu nghỉ dưỡng Sochi (XEM “CUỘC HỘI KIẾN KERRY-PUTIN BÊN BỜ BIỂN ĐEN”). Liền sau đó là cuộc gặp giữa bà Nuland với đồng cấp Grigory Karasin, với kết quả là hai bên nhất trí thiết lập kênh tiếp xúc thứ trưởng chuyên trách về vấn đề Ukraine. Tiếp đến là cuộc đàm thoại giữa hai ông Putin và Obama trong các ngày 25/6 và 15/7, đề cập đến nhiều vấn đề, trong đó có tình hình Iran, Syria.
“Đã có thỏa thuận mà Ukraine không được mời, nhưng lại phải trả giá”, Andrei Illarionov, cựu cố vấn cho ông Putin hiện chuyển sang phe đối lập bình luận. Nhà phân tích chính trị người Nga Vladimir Socor thì nói rằng Nhà Trắng giờ đã chuyển hướng ưu tiên chính sách sang Trung Đông với sự hợp tác của Nga, đổi lại là việc ủng hộ quan điểm của Moskva về thực thi nghiêm chỉnh thỏa thuận Minsk trong vấn đề Ukraine.
Video đang HOT
Theo Whitmore, Nga sẽ được hai điều từ “thỏa thuận bí mật” (nếu có) với Mỹ. Thiết lập được kệnh tiếp xúc cấp thứ trưởng giữa bà Nuland với ông Karasin, Moskva giờ có được thể thức song phương để “quyết định” khủng hoảng Ukraine cùng với Washington trên một vị thế cân bằng mà không có sự tham dự của người Ukraine. Moskva cũng có thể sử dụng cơ chế song phương này để trung hòa với phương thức “bộ tứ Normandy” (gồm Nga, Đức, Pháp, Ukraine) với đánh giá rằng Pháp và Đức có thể không làm Kiev lay chuyển, nhưng Mỹ thì dư sức.
Cái được thứ hai chính là việc Quốc hội Ukraine thông qua hiến pháp sửa đổi theo hướng mà Nga từ lâu đã tuyên bố cần phải thực hiện: trao quyền tự quản cho miền Đông. Theo đó, “mô hình chính quyền đặc biệt ở một số quận tại Donetsk và Lugansk sẽ được quyết định bởi một đạo luật riêng biệt”.
Theo Hoài Thanh (Theo Sputnik, Jamestown)
baotintuc.vn
Thỏa thuận hạt nhân Iran gặp rào cản đầu tiên từ Quốc hội Mỹ
Các ông nghị Mỹ đã hiện thực hóa lời đe dọa của mình đối với chính quyền của Tổng thống Barack Obama khi yêu cầu Nhà Trắng phải cung cấp thêm hồ sơ về thỏa thuận hạt nhân với Iran.
Hạ nghị sỹ đảng Cộng hòa Mike Pompeo là một trong những người phản đối mạnh mẽ nhất thỏa thuận hạt nhân của Iran (Ảnh: Cspan)
Cụ thể, hai nghị sĩ có ảnh hưởng của đảng Cộng hòa là Hạ nghị sỹ Mike Pompeo và Thượng nghị sỹ Tom Cotton đã gửi thư riêng cho Ngoại trưởng John Kerry, yêu cầu cung cấp thêm văn bản về hai thỏa thuận mật vừa được Iran ký với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA).
"Việc cung cấp tất cả các văn bản liên quan tới thỏa thuận hạt nhân với Iran nằm trong Đạo luật Rà soát hiệp định hạt nhân với Iran mà Quốc hội đã thông qua và Tổng thống Barack Obama đã ký", bức thư của hai nhà lập pháp đảng Cộng hòa nêu rõ.
Theo lập luận của các nghị sỹ có thế lực này, Nhà Trắng sẽ vi phạm luật nếu yêu cầu Quốc hội thông qua một thỏa thuận không được cung cấp đầy đủ hồ sơ và dữ liệu.
Ngoài viết thư gửi trực tiếp Ngoại trưởng John Kerry, Hạ nghị sỹ Mike Pompeo và Thượng nghị sỹ Tom Cotton của đảng Cộng hòa hôm qua cũng đã ra thông cáo báo chí cho biết họ đã tới thủ đô Vienna của Áo hôm 17/7 và có cuộc gặp với các quan chức IAEA.
Tuy nhiên, do hai thỏa thuận vừa được ký giữa IAEA và Iran là văn bản mật, nên không được phép tiết lộ thông tin chi tiết.
Giới chức IAEA chỉ cho biết về cơ bản, nội dung hai thỏa thuận liên quan tới việc thanh sát cơ sở quân sự Parchin của Iran và cách thức IAEA cùng Tehran tiếp tục giải quyết các vấn đề còn tồn đọng liên quan tới quy mô quân sự của chương trình hạt nhân.
Trước đó, quyền thanh sát các cơ sở quân sự của Iran là trở ngại lớn nhất giữa Iran và nhóm P5 1 (gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức) để hai bên có thể ký kết thỏa thuận hạt nhân toàn diện mang tính lịch sử hôm 14/7 vừa qua.
Theo quy định, thỏa thuận hạt nhân sẽ phải được quốc hội các nước thông qua trước khi đưa vào thực hiện.
Các nghị sĩ đối lập ở Mỹ vốn chi phối lưỡng viện Quốc hội đang bám vào quy định này để gây khó cho chính quyền Tổng thống Obama trong việc thông qua thỏa thuận được mô tả là "mang tính lịch sử" này.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ John Boehner thậm chí còn quả quyết sẽ ngăn cản thỏa thuận hạt nhân Iran đến cùng.
"Các thành viên Quốc hội sẽ đặt ra những câu hỏi khó hơn nhiều khi gặp êkíp của Tổng thống trong chiều 22/7. Chúng tôi sẽ làm mọi điều có thể để ngăn cản thỏa thuận này bởi một thỏa thuận tồi sẽ đe dọa an ninh của người Mỹ", ông John Boehner nói.
Theo kế hoạch, trong ngày hôm nay 23/7, Ngoại trưởng John Kerry, Bộ trưởng Tài chính Jack Lew và Bộ trưởng Năng lượng Ernest Moniz sẽ cùng điều trần trước Quốc hội Mỹ về thỏa thuận với Iran.
Thượng nghị sỹ đảng Cộng hòa Mitch McConnell tuyên bố việc Quốc hội có ủng hộ thỏa thuận hạt nhân với Iran hay không phụ thuộc vào "thái độ và sự hợp tác" của chính quyền Tổng thống Obama.
Vũ Anh
Tổng hợp
Theo Dantri
Đàm phán TPP kết thúc bế tắc vì "2% bất đồng" Cuộc đàm phán của Bộ trưởng thương mại 12 quốc gia tham gia TPP tại Hawaii đã kết thúc sáng sớm 1/8, mà không đạt được thỏa thuận cuối cùng khi vẫn còn "2% bất đồng". Đàm phán TPP kết thúc mà chưa thể đạt được sự đồng thuận như kỳ vọng (Ảnh: AP) Dẫn lời Bộ trưởng thương mại Úc Andrew Robb,...