Mỹ, EU loay hoay giải câu đố Ukraine
Ngoại trưởng Mỹ, lãnh đạo Pháp, Đức đều có mặt tại Ukraine vào một ngày. Nhưng giải pháp cho cuộc khủng hoảng này vẫn chưa thể hé mở
Bế tắc của phương Tây
Trong ngày 5/2/2014, không hẹn mà gặp, cả Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp Francois Hollande và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cùng có mặt tại Kiev. Tuy nhiên so sánh những phát biểu của các vị này, dường như giữa EU và Mỹ đang có hiện tượng trống đánh xuôi, kèn thổi ngược.
Khi ông John Kerry hứa hẹn với chính quyền Kiev về việc Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ sớm quyết định về khả năng cung cấp vũ khí sát thương để hỗ trợ Kiev theo đuổi cuộc chiến với miền Đông.
Theo như lời Ngoại trưởng Kerry, thì các đồng minh của Mỹ là Pháp và Đức sẽ gửi đến Tổng thống Putin một kế hoạch hòa bình mang tính trái ngược với những gì mà ông Putin đề ra hồi tháng Một. Và các quyết định viện trợ sẽ được Mỹ đưa ra sau đó sau khi nhận được câu trả lời từ phía Nga.
“Mục đích cuối cùng của chúng tôi là thay đổi cách hành xử của Nga” – Ngoại trưởng Mỹ đã nói như vậy.
Tổng thống Ukraine và Ngoại trưởng Mỹ
Tuy nhiên, cái “đề xuất ngược” mà Mỹ để ngỏ đó vẫn rất khó hình dung khi người ta nhìn vào những gì mà Pháp và Đức nói ở Kiev.
Theo đó, cả ông Hollande và bà Merkel đề xuất với Tổng thống Poroshenko rằng phải ngừng bắn ngay lập tức, giữ nguyên hiện trạng, và sau đó trao quyền tự trị rộng hơn cho lực lượng đòi độc lập trên một vùng lãnh thổ rộng lớn hơn thỏa thuận Minsk trước đó.
Thực tế thì những gì mà Pháp, Đức đề nghị chẳng khác gì lộ trình hòa bình mà Nga đưa ra. Thậm chí, đề xuất của EU lúc này còn tạo cơ hội để Ukraine thành lập cơ chế liên bang ngay sau đó, bởi những người miền Đông gần như được quyền tự quyết về chính trị cho mình.
Nhìn lại những gì mà Nga theo đuổi ở cuộc khủng hoảng Ukraine từ sau khi cuộc nội chiến diễn ra vào tháng 6/2014, rồi đến thỏa thuận Minsk (tháng 9/2014) và hiện tại, thì EU thực tế đang đi cùng hướng với Nga, và đề xuất này ngược chiều với Mỹ.
Thậm chí, những gì mà Đức, Pháp đang đặt ra trước mặt Tổng thống Ukraine đã cho thấy họ đã sẵn sàng chấp nhận sự thật Kiev đang dưới cơ của Donbass, và châu Âu cũng đành xuống nước với Nga để có “cơ hội cuối cùng” tránh một thất bại quân sự và sụp đổ kinh tế.
Sự bất nhất giữa hai người bạn châu Âu và Mỹ đang khiến tình hình càng rối ren và khó có lời giải cho bài toán này.
Video đang HOT
Nhìn lại cục diện Ukraine, từ sau khí chính quyền Kiev được dựng lên, và cuộc bầu cử hồi tháng 5/2014 đưa ông Poroshenko lên làm Tổng thống, các quyết sách của Ukraine ra sao?
Ban đầu, Kiev thuê các chuyên gia, chính trị gia nước ngoài (EU, Mỹ) về làm bộ trưởng các lĩnh vực quan trọng như tài chính, kinh tế, năng lượng… Và sau đó, chính những vị bộ trưởng nhập khẩu này đã đề xuất bán đại đa số các doanh nghiệp, tập đoàn quốc doanh của Kiev cho các quỹ tiền tệ, tổ chức tài chính của phương Tây (đại đa số trong đó là Mỹ).
Tổng thống Pháp Hollande, Tổng thống Ukraine Poroshenko và Thủ tướng Đức Merkel
Phải nói rằng Mỹ và EU đã nhúng quá sâu vào nội bộ của Ukraine. Và khi quốc gia này không thể thống nhất, hoặc khả quan hơn là thay đổi thể chế quốc gia từ Cộng hòa thành Liên bang, thì quyền lợi của những nước cờ trên sẽ bị xâm phạm đáng kể.
Chiêu bài tự do dân chủ cho Ukraine đang được phương Tây lợi dụng triệt để đế đấu với Nga.
Nhưng với tình hình hiện tại thì gần một vạn quân bị vây khốn tại “lò lửa” Debaltsevo, quân đội Ukraine đánh đâu bại đó, và quan trọng hơn, các “nhà đầu tư” châu Âu bắt đầu thấy lỗ khi mâu thuẫn kinh tế với Nga. Họ buộc phải xuống nước sau khi mọi thứ đã bung bét.
Mỹ và Nga đấu năng lượng ra sao?
Một điều kiện để giải được bài toán Ukraine mang lại chiến thắng cho phương Tây là Nga phải chịu thua, ngừng hậu thuẫn cho ly khai. Để có được điều đó, sức ép mà phương Tây đặt ra cho Nga phải đủ mạnh để Điện Kremlin buộc phải chấp nhận.
Từ đầu cuộc khủng hoảng đến nay, nhìn những biến cố về kinh tế mà Nga liên tiếp nhận được: giá dầu giảm, đồng ruble mất giá, trừng phạt kinh tế, thoái vốn đầu tư… người ta đã nghĩ rằng tất cả những chiêu bài đó là do Mỹ tạo ra.
Nếu quả thực như vậy thì Washington phải là một gã phù thủy đại tài với bùa phép đủ để làm khuynh đảo thế giới. Nhưng thực tế đặt ra, Mỹ cũng là một nạn nhân trong những biến cố của khủng hoảng kinh tế thế giới. Và họ chỉ khéo léo dùng biến cố chung để tăng sức tàn phá Nga.
Lấy ví dụ về giá dầu. Cùng thời điểm châu Âu rục rịch chuẩn bị áp đặt trừng phạt với Nga, giá dầu thế giới bắt đầu giảm. Và nó tuột dốc không phanh. Các nước OPEC tuyên bố họ sẽ không giảm sản lượng dầu xuất ra, bởi Mỹ cũng không hề có ý định này khi họ ngày càng làm ra nhiều dầu mỏ từ đá phiến.
Mỹ đang cắt giảm nhiều mỏ khai thác dầu đá phiến
Nhưng thực tế, khi giá dầu giảm thấp, tất cả những người bán dầu đều thiệt hại. Mỹ càng làm ra nhiều dầu, thì họ càng thấm thía điều đó, tương tự như Nga. Ngoài ra, chi phí sản xuất dầu đá phiến của Mỹ cao đang khiến một loạt tập đoàn đóng cửa.
Ví dụ như BHP Billion Ltd, nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào ngành khai thác dầu đá phiến tại Mỹ, sẽ cắt giảm 40% số lượng giàn khoan do những lo ngại về việc giá dầu giảm. Bên cạnh đó, một số công ty khác trong ngành cũng quyết định cắt giảm nhân sự.
Số lượng giàn khoan đang hoạt động tại Mỹ đã giảm 209 giàn kể từ ngày 5/12/2014, chuỗi 6 tuần giảm mạnh nhất kể từ khi số liệu này được hãng Baker Hughes Inc thống kê tháng 7/1987. Trong tuần kết thúc ngày 16/1, số giàn khoan tại Mỹ đã giảm 55 giàn xuống 1.366 giàn.
Điều đó để thấy, giá dầu là một thứ nằm ngoài tầm kiểm soát của Mỹ, Nga. Chỉ có điều người ta thường chỉ chú ý đến Nga bởi Mỹ là bên đi tấn công, và Nga là người phòng thủ trong cuộc đấu kinh tế này.
Tuy nhiên, dù giá dầu giảm, nhưng giá khí đốt lại là một câu chuyện khác. Và EU đang phải nhập khẩu khí đốt của Nga là chủ yếu. Câu chuyện giá dầu ở đây chỉ phơi bày một thực tế duy nhất là bộ mặt ảm đạm của nền kinh tế thế giới.
Bài toán Ukraine không thể giải, trong khi người dân Ukraine vẫn đang chết từng ngày
Mỹ, Nga đều có thiệt hại. Còn người thiệt nhất là EU, khi kinh tế không có dấu hiệu tăng trưởng, còn kiếm chuyện gây sự với bạn hàng quan trọng là Nga. Đó là lý do vì sao Mỹ cùng đồng minh không thể tạo đủ sức ép để có thể triệt hạ Nga.
Một câu chuyện khác xung quanh giá dầu, có thông tin Arab Saudi đã đưa lời đề nghị Nga buông tay hậu thuẫn chính quyền Bashar al-Assad ở Syria để đổi lấy những biện pháp tích cực để thúc đẩy giá dầu trên thế giới tăng lên. Vẫn tương tự như mối quan hệ nói trên, Arab Saudi hay các nước OPEC cũng không đủ khả năng can dự vào giá dầu, họ cũng là người thiệt hại. Chỉ có điều, họ lợi dụng thiệt hại đó để mưu tính riêng. Và Syria là cái gai trong mắt của Arab Saudi, cái gai mà Mỹ không thể giúp họ trừ khử.
Bản thân một số quốc gia vùng Vịnh cũng đã rời khỏi liên minh chống Hồi giáo cực đoan IS để tự lập lực lượng đối phó của riêng mình. Có thể thấy rằng, lối chơi chủ động áp đặt đồng minh của Mỹ đang ngày càng khiến nhiều người bạn tỏ ra mệt mỏi và thiếu thắm thiết.
Đỗ Minh Tú
Theo_Báo Đất Việt
Tổng thống Ukraine trưng "hộ chiếu" của lính Nga tham chiến
Phát biểu tại hội nghị an ninh Munich đang diễn ra tại Đức ngày 7/2, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko một lần nữa kêu gọi phương Tây hỗ trợ vũ khí chống lại các phần tử ly khai, đồng thời trưng ra một loạt hộ chiếc được khẳng định của lính Nga tham chiến tại miền Đông.
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko trưng ra hộ chiếu được khẳng định của binh sỹ Nga tham chiến tại miền Đông (Ảnh: AFP)
Cho đến nay Mátxcơva vẫn phủ nhận mọi sự can dự trực tiếp vào tình hình Đông Ukraine.
Trong khi đó, quân đội Ukraine khẳng định các vụ pháo kích vẫn tiếp tục diễn ra, và cho biết phe ly khai dường như đang chuẩn bị cho những đợt tấn công mới.
Thông tin được đưa ra trong bối cảnh lãnh đạo Pháp và Đức đã hối thúc việc dự thảo một bản kế hoạch hòa bình để chấm dứt xung đột. Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống pháp Francois Hollande dự kiến sẽ có cuộc bàn thảo với Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko qua điện thoại trong hôm nay.
"Chúng tôi là một quốc gia độc lập và chúng tôi có quyền bảo vệ người dân của mình", ông Poroshenko phát biểu tại hội thảo Munich. Ukraine "đã chứng tỏ là người có trách nhiệm, sẽ không sử dụng khí tài phòng thủ để tấn công", vị Tổng thống noi. "Khả năng phòng thủ của chúng tôi càng mạnh, tiếng nói ngoại giao của chúng tôi sẽ càng thêm thuyết phục".
Dù vậy, bà Merkel lại cho rằng "không thể tưởng tượng ra bất kỳ tình huống nào mà việc quân đội Ukraine được tăng cường vũ khí có thể dẫn tới việc Tổng thống Putin bị ấn tượng tới mức ông ấy tin rằng Nga sẽ bị thua về mặt quân sự".
Tuyên bố này của lãnh đạo nước chủ nhà hội nghị trái ngược với quan điểm của tư lệnh tối cao NATO, tướng Philip Breedlove của không quân Mỹ. Ông Breedlove khẳng định với các phóng viên rằng các đồng minh phương Tây không nên "loại trừ khả năng sử dụng lựa chọn quân sự".
Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết Mỹ "sẽ tiếp tục cung cấp hỗ trợ an ninh cho Ukraine không phải để khuyến khích chiến tranh, mà để giúp Ukraine có thể tự bảo vệ mình".
"Tôi muốn nói rõ rằng - chúng tôi không tin rằng có giải pháp quân sự nào tại Ukraine", ông Biden nhấn mạnh. "Nhưng tôi cũng muốn làm rõ rằng chúng tôi không tin rằng Nga có quyền làm những gì họ đang làm".
Về phần mình, cũng phát biểu tại Munich, ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã lên án cái ông gọi là "sự hào hứng ngày càng lớn tại phương Tây với việc đổ vũ khí sát thương vào Ukraine và đưa nước này vào NATO".
Ông Lavrov nói ông tin rằng bản kế hoạch hòa bình mới nhất sẽ đem đến một giải pháp cho cuộc xung đột.
Thanh Tùng
Theo dantri/ BBC
Nga và các cường quốc dự thảo kế hoạch hòa bình cho Đông Ukraine Lãnh đạo Nga, Đức và Pháp ngày 6/2 đã đạt được thỏa thuận tại Mátxcơva về việc dự thảo một kế hoạch để chấm dứt các cuộc đụng độ giữa Ukraine và phe ly khai, vốn đang leo thang khiến nhiều dân thường thiệt mạng. Tổng thống Nga Putin (giữa) thảo luận cùng thủ tướng Đức Merkel và Tổng thống Pháp Hollande tại...