Mỹ, EU chuẩn bị vòng trừng phạt kinh tế mới nhằm vào Nga
Các quốc gia phương Tây hôm nay dự kiến sẽ công bố một gói các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine, giới chức Anh và Mỹ cho biết. Cùng ngày, cuộc đàm phán hòa bình cho Ukraine sẽ khởi động tại thủ đô Minsk của Belarus.
Giới chức Mỹ, châu Âu, Ukraine trong một cuộc thảo luận tại xứ Wales, Anh ngày 4/9.
Gói trừng phạt mới có thể nhắm vào ngày công nghiệp quốc phòng, các ngân hàng quốc doanh và các cố vấn của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Phó cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng Ben Rhodes xác nhận tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở xứ Wales rằng Mỹ đã hoàn tất các lệnh trừng phạt mới.
Một quan chức chính phủ Anh cho biết Liên minh châu Âu – cùng với Mỹ – sẽ công bố các biện pháp trừng phạt vào hôm nay, trong đó có các hạn chế đối với lĩnh vực ngân hàng, năng lượng và quốc phòng của Nga.
Theo quan chức trên, những nhân vật thân cận với ông Putin sẽ bị đưa vào danh sách cấm vận đi lại.
Tổng thống Pháp Francois Hollande và các lãnh đạo châu Âu sẽ công bố các lệnh trừng phạt, và “biến chúng thành hành động nếu không có sự tiến triển nào về Ukraine, nhưng tất cả sẽ phụ thuộc trong những giờ tới”.
Đàm phán hòa bình Ukraine khởi động tại Belarus
Cũng trong ngày hôm nay, các cuộc đàm phán hòa bình với sự tham gia của Ukraine, Nga, lực lượng ly khai thân Nga, Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu dự kiến sẽ bắt đầu tại Belarus.
Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko và các lãnh đạo ly khai cho hay một lệnh ngừng bắn có thể sẽ đạt được vào ngày 5/9.
Ông Poroshenko, người đang có mặt tại hội nghị thượng đỉnh NATO, nói rằng việc thực thi một kế hoạch hòa bình có thể bắt đầu hôm nay, một hi vọng mà Tổng thống Putin đã bày tỏ trước đó.
Theo nhà lãnh đạo Ukraine, lệnh ngừng bắn phụ thuộc vào các đàm phán hòa bình tại Minsk, Belarus.
Video đang HOT
Ông Poroshenko cho hay ông “lạc quan thận trọng” về kết quả cuộc đàm phán.
Còn các lãnh đạo ly khai ở miền đông Ukraine nói họ sẽ yêu cầu một lệnh ngừng bắn vào lúc 11 giờ giờ GMT ngày 5/9 nếu kế hoạch hòa bình được nhất trí.
Trước đó, vào ngày 3/9, Tổng thống Putin đã công bố một kế hoạch hòa bình gồm 7 điểm cho Ukraine.
Tại hội nghị thượng đỉnh ở xứ Wales, NATO tuyên bố khối này “sát cánh với Ukraine” trong khi nước này đối mặt với sự ảnh hưởng “gây mất ổn định” của Nga.
Phương Tây cáo buộc Nga điều vũ khí và binh sĩ để hỗ trợ lược lượng ly khai ở đông Ukraine nhưng Mátxcơva bác bỏ.
NATO đã kêu gọi Nga “rút các binh sĩ” khỏi Ukaine và chấm dứt “sáp nhập trái phép” Cremia.
Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen cho hay không ai muốn một cuộc xung đột với Nga và phương án tốt nhất là một giải pháp chính trị.
Khoảng 2.600 người đã thiệt mạng trong các cuộc giao tranh giữa binh sĩ chính phủ Ukraine và lực lượng ly khai. Quân đội Ukraine cho biết 837 binh sĩ đã thiệt mạng kể từ khi cuộc xung đột bùng phát hồi tháng 4.
An Bình
Theo Dantri/RT, BBC
Bộ trưởng quốc phòng Ukraine: "Cuộc chiến lớn với Nga đã cận kề"
Bộ trưởng quốc phòng Ukraine ngày 1/9 tuyên bố "một cuộc chiến tranh lớn" với Nga về tương lai của đất nước mình đã cận kề, và nó có thể cướp đi sinh mạng hàng chục nghìn người. Trong khi đó, quân chính phủ Ukraine đã để mất sân bay then chốt tại miền Đông.
Cùng lúc đó, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko ngày 1/9 đã cáo buộc Mátxcơva có "hành vi xâm lược công khai". Tuyên bố này được ông Poroshenko đưa ra trong một bài phát biểu khẳng định sẽ có thay đổi nhân sự cấp cao trong các lực lượng vũ trang Ukraine.
Binh sỹ Ukraine đang phải rút lui tại nhiều vị trí ở miền Đông
"Những sự xâm lược rõ ràng đã được triển khai chống lại Ukraine từ một quốc gia láng giềng. Điều này đã thay đổi tình hình trong khu vực có giao tranh một cách nhanh chóng", ông Poroshenko phát biểu tại một học viện quân sự tại Kiev.
Tuyên bố trên được đưa ra gần như cùng lúc với phát biểu của ông ông Valeriy Geletey, Bộ trưởng quốc phòng Ukraine rằng một cuộc chiến lớn với Nga đã cận kề.
"Một cuộc chiến tranh lớn đã cận kề - giống như những gì châu Âu chưa từng thấy kể từ Thế chiến II. Đáng buồn thay tổn thất của một cuộc chiến như vậy sẽ được tính không phải bằng hàng trăm, mà là hàng nghìn thậm chí hàng chục nghìn người", Bộ trưởng Geletey tuyên bố.
Nhận định đầy bất ngờ của ông Geletey được đưa ra trong bối cảnh các cuộc giao tranh tại miền Đông nước này, giữa quân chính phủ và phe ly khai thân Nga tiếp tục leo thang.
Ukraine và phương Tây cáo buộc Nga đang trực tiếp can dự vào cuộc chiến, khi cung cấp vũ khí và cả binh sỹ tham chiến tại Ukraine. Tuy nhiên Nga liên tục bác bỏ những cáo buộc này.
Tại thành phố Lugansk, một trong hai thành trì của phe ly khai ở miền Đông, các cuộc giao tranh suốt đêm 31/8 đã diễn ra quanh một sân bay quốc tế. Và cuối cùng các binh sỹ chính phủ Ukraine đã phải rút lui, quân đội nước này xác nhận.
Các quan chức an ninh nước này tuyên bố, binh sỹ của họ bị tấn công bởi một đoàn xe tăng Nga.
Trong khi đó, ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đang hối thúc các nhà trung gian hòa giải đang nhóm họp tại thủ đô Minsk của Belarus, cần ưu tiên cho một "thỏa thuận ngừng bắn ngay lập tức"
Kể từ khi cuộc chiến nổ ra hồi tháng 4, khoảng 2600 người đã thiệt mạng.
Những ngày gần đây, phe ly khai đã chiến thắng và chiếm được nhiều khu vực từ tay quân chính phủ, cả tại Lugansk và vùng Donetsk, cũng như khu vực phía Nam quanh cảng Mariupol.
15000 lính Nga đã tới Ukraine?
Trong khi đó, các nhóm hoạt động nhân quyền tại Nga khẳng định đã có tới 15.000 binh sỹ nước này đã được điều vào Ukraine trong vòng 2 tháng qua, và ít nhất vài trăm người đã tử nạn tại đây.
Valentina Melnikova, chủ tịch Ủy ban các bà mẹ quân nhân, tổ chức đại diện cho gia đình các binh sỹ, cho biết khoảng 7000 - 8000 binh sỹ Nga được tin là đang hiện diện tại Ukraine. Trích dẫn những con số ước tính của chính mình, bà Melnikova cho biết có khoảng 10.000 - 15.000 binh sỹ Nga đã được điều động vào Ukraine trong 2 tháng qua.
Phe ly khai tại Luhansk đã chiếm được sân bay quốc tế
"Thật không may là tôi tin rằng mình đã đúng", Melnikova khẳng định với AFP và cho biết ước tính của mình dựa trên thông tin từ các gia đình có chồng, con đã được điều đi huấn luyện nhưng sau đó mất liên lạc.
"Các chỉ huy quân đội đang tiến hành một chiến dịch bí mật", bà Melnikova, người cũng là một thành viên của hội đồng nhân dân của Bộ quốc phòng Nga cho biết.
Các nhóm hoạt động nhân quyền khẳng định giới chức Nga hầu như phong tỏa toàn diện thông tin về việc triển khai các binh sỹ. Ủy ban các bà mẹ quân nhân, công dân và quân đội, cùng các nhóm nhân quyền khác đại diện cho binh sỹ khẳng định họ không nhận được bất kỳ danh sách thương vong chính thức nào.
Tuy nhiên, các nhà vận động nhân quyền, dẫn nguồn tin từ người thân và các binh sỹ, cho biết ít nhất 200 binh sỹ có thể đã thiệt mạng tại Ukraine.
"Chính quyền cần giải thích vì sao các binh sỹ đang tử trận trên lãnh thổ một quốc gia khác, và tại sao họ lại im lặng", Ella Polyakova, chủ tịch Ủy ban các bà mẹ quân nhân tại Saint Petersburg nói, sau khi nhận định khoảng 100 binh sỹ thuộc lữ đoàn bộ binh số 18, đóng tại Chechnya, đã tử nạn tại Ukraine.
Lyudmila Bogatenkova, lãnh đạo nhóm Các bà mẹ quân nhân tại vùng Stavropol khẳng định: "Một lượng lớn binh sỹ đang thiệt mạng". Bà cho biết, một bệnh viện tại thị trấn Rostov, gần biên giới Ukraine, đang bị quá tải bởi số người bị thương.
Thanh Tùng
Tổng hợp
Theo Dantri
Putin "tố" EU phớt lờ chuyện quân đội Ukraine tấn công dân thường Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 1/9 đã cáo buộc EU phớt lờ việc quân đội Ukraine tấn công trực tiếp các dân thường ở miền đông Ukraine. Tổng thống Nga Putin. Quân đội Ukraine "đang chĩa hỏa hỏa lực trực tiếp vào các khu vực dân cư" và "không may là nhiều quốc gia, trong đó có các nước tại EU, không...