Mỹ e ngại tốc độ phát triển vũ khí siêu âm của Nga
Quan chức quân đội Mỹ lo ngại khí tài hiện giờ của Mỹ có thể không thể ngăn chặn được các vũ khí siêu âm mới của Nga khi chúng đi vào vận hành trong vài năm tới, Sputnik cho biết.
Một vụ phóng thử tên lửa liên lục địa RS-12M Topol của Nga (Ảnh minh họa: Bộ Quốc phòng Nga)
Theo Sputnik, tại phiên điều trần trước Ủy ban Quân vụ Hạ viện ngày 17/4, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ John Rood nói rằng Mỹ đặc biệt e ngại về năng lực nghiên cứu và phát triển vũ khí siêu âm của Nga và Trung Quốc. “Chúng tôi rất lo ngại về tốc độ phát triển (vũ khí siêu âm) ở Nga và Trung Quốc”, ông Rood nói.
Cùng ngày, Tướng Không quân John Hyten, chỉ huy Bộ Tư lệnh Chiến lược Mỹ (STRATCOM) nói trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện rằng ông lo ngại khí tài hiện nay của Mỹ không thể ngăn chặn được các vũ khí siêu âm mới của Nga.
Trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông hồi cuối tháng trước, ông Hyten cho rằng các vũ khí siêu âm mới của Nga và Trung Quốc có thể đi vào hoạt động trong vài năm tới. Do vậy, Mỹ hoặc phải nâng cấp hệ thống phòng thủ tên lửa hoặc sẽ không thể phát hiện các vũ khí này của Nga và Trung Quốc khi chúng đi vào hoạt động.
Video đang HOT
Ông Hyten và các quan chức quân đội khác của Mỹ cho rằng, thế hệ tên lửa phòng thủ hiện tại của Mỹ không đủ để phát hiện các vũ khí thế hệ mới, đặc biệt khi vũ khí siêu âm có tốc độ di chuyển khoảng 6.500km/h.
“Trung Quốc thử nghiệm năng lực vũ khí siêu âm. Nga cũng thử. Chúng ta cũng thử. Năng lực vũ khí siêu âm tạo ra sức thách thức đáng kể. Chúng ta cần một hệ thống mới để có thể phát hiện các mối đe dọa siêu âm”, ông Hyten nói.
Những bình luận của giới chức Mỹ đưa ra sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin trong Thông điệp liên bang hôm 1/3 cho biết Nga đang phát triển các vũ khí siêu âm đủ sức vượt qua mọi lá chắn tên lửa của Mỹ và đồng minh. Nhà lãnh đạo Nga cho biết, tên lửa này được cho là có khả năng tấn công mục tiêu với tốc độ di chuyển nhanh gấp 10 lần tốc độ âm thanh song không sử dụng quỹ đạo đường đạn như tên lửa đạn đạo.
“Loại tên lửa này bay với tốc độ siêu thanh và có khả năng thay đổi đường bay ở bất kỳ giai đoạn nào, do đó nó có thể vượt qua mọi hệ thống phòng thủ tên lửa”, Tổng thống Putin nói.
Minh Phương
Theo Dantri
Mỹ thay đổi chính sách hạt nhân để "dằn mặt" Nga
Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 2/2 đã công bố chiến lược mới về hạt nhân với nội dung kêu gọi tăng cường năng lực hạt nhân nhằm đối phó Nga.
Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2010 quân đội Mỹ đưa ra một bản đánh giá về kho vũ khí hạt nhân và các mối đe dọa hạt nhân trong tương lai. (Ảnh minh họa: Sputnik)
Theo Bản đánh giá tình trạng hạt nhân (NPR) do Bộ Quốc phòng Mỹ công bố, Mỹ quan ngại việc Nga coi vũ khí hạt nhân Mỹ "quá lớn" làm hạn chế khả năng răn đe. Do vậy, NPR đề xuất phát triển vũ khí hạt nhân theo hướng nhỏ gọn hơn, đương lượng nổ dưới 20 kiloton.
"Chiến lược của chúng ta là đảm bảo Nga hiểu rằng bất cứ việc sử dụng vũ khí hạt nhân nào dù là hạn chế đều không thể chấp nhận được", NPR nêu rõ.
Phát biểu với báo giới hôm qua, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan nói: "Chúng ta không thể để kho vũ khí hạt nhân trở nên lạc hậu". Đề xuất hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân được đánh giá không làm gia tăng kho vũ khí hạt nhân của Mỹ nhưng sẽ định hình lại mục đích sử dụng các đầu đạn hạt nhân.
Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2010 quân đội Mỹ đưa ra một bản đánh giá về kho vũ khí hạt nhân và các mối đe dọa hạt nhân trong tương lai.
Ngoài Nga, NPR cũng thể hiện lo ngại của chính quyền Mỹ về các mối đe dọa từ Triều Tiên, Iran và Trung Quốc.
Tổng thống Trump hôm qua cũng lên tiếng ủng hộ chính sách mới về hạt nhân. "Suốt một thập niên qua, trong khi Mỹ ra sức giảm vai trò và số lượng vũ khí hạt nhân, thì các quốc gia hạt nhân khác vẫn mở rộng kho vũ khí của họ, tăng cường vai trò của vũ khí hạt nhân trong các chiến lược an ninh, và một số trường hợp thậm chí theo đuổi việc phát triển năng lực hạt nhân mới để đe dọa các quốc gia khác", ông Trump nói.
Minh Phương
Theo Dantri
Mỹ tập trận toàn cầu "đáp trả" Nga thử nghiệm bộ ba hạt nhân Mỹ đang khởi động cuộc tập trận "sấm sét" có quy mô toàn cầu, huy động số lượng lớn các lực lượng tác chiến tham gia, động thái được cho là "đáp trả" quân đội Nga thử nghiệm bộ ba hạt nhân trong các cuộc diễn tập quy mô lớn diễn ra trước đó. Một vụ phóng tên lửa của Nga (Ảnh: NLMZ)...