Mỹ duyệt bán hệ thống thủy âm cho tàu ngầm Đài Loan
Đài Loan nói Mỹ cấp giấy xuất khẩu hệ thống định vị thủy âm đời mới, thiết bị quan trọng với dự án tàu ngầm nội địa của hòn đảo.
Washington đã thông báo cho Đài Bắc về quyết định cấp giấy phép xuất khẩu thiết bị định vị thủy âm (sonar) kỹ thuật số. Đây là một trong hai hệ thống tối quan trọng với dự án tàu ngầm do Đài Loan tự phát triển, bên cạnh tổ hợp chiến đấu tích hợp, Chang Che-ping, quan chức số hai của cơ quan phòng vệ Đài Loan, cho biết hôm 17/12.
Đài Loan cuối tháng trước khởi đóng tàu ngầm nội địa đầu tiên, dự kiến biên chế năm 2024 để thay thế dần lực lượng tàu ngầm lạc hậu. Washington hồi năm 2001 từng phê chuẩn đề xuất cung cấp 8 tàu ngầm diesel – điện cho Đài Bắc, nhưng thỏa thuận này không trở thành hiện thực.
Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phê duyệt hàng loạt hợp đồng bán vũ khí hiện đại cho Đài Loan, với tổng giá trị tới 18 tỷ USD. Bộ Ngoại giao Mỹ hồi năm 2018 cũng thông qua giấy phép cần thiết để các tập đoàn quốc phòng nước này bán công nghệ hỗ trợ dự án tàu ngầm của Đài Loan.
Video đang HOT
Đài Loan dự định chế tạo 8 tàu ngầm tự thiết kế, chiếc đầu tiên dự kiến được biên chế vào cuối năm 2024. Chương trình tàu ngầm nội địa khởi động dưới thời chính quyền Thái Anh Văn, được coi là yếu tố quan trọng nhằm bảo đảm khả năng phòng thủ của Đài Bắc và quảng bá nền công nghiệp quốc phòng của hòn đảo.
Lực lượng vũ trang Đài Loan hiện sở hữu 4 tàu ngầm, trong đó hai chiếc lớp Hai Shih được chế tạo tại Mỹ từ Thế chiến II và là những tàu ngầm cao tuổi nhất còn trong biên chế trên thế giới. Hai tàu ngầm còn lại thuộc lớp Chien Lung do Hà Lan chế tạo trong giai đoạn 1982-1986 và khó lòng so sánh được với lực lượng hải quân của Trung Quốc đại lục.
Trung Quốc coi Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ thống nhất và sẵn sàng dùng vũ lực nếu cần thiết. Bắc Kinh gần đây gia tăng áp lực quân sự với hòn đảo khi nhiều lần tổ chức diễn tập quy mô lớn quanh đảo Đài Loan với các khí tài hiện đại nhất trong biên chế.
Lãnh đạo cơ quan phòng vệ Đài Loan hồi đầu tháng 10 cho biết Bắc Kinh hơn 2.700 lần điều máy bay quân sự và tàu hải quân áp sát hòn đảo trong 9 tháng qua. Lực lượng phòng vệ Đài Loan chi khoảng 886,49 triệu USD cho 2.972 lần điều máy bay xuất kích ứng phó với các máy bay quân sự và 18,63 triệu USD điều tàu giám sát tàu chiến của Bắc Kinh gần hòn đảo.
Đài Loan hạ thủy hộ vệ hạm 'sát thủ tàu sân bay'
Phòng vệ Đài Loan hạ thủy tàu Tháp Giang thuộc lớp hộ vệ hạm hai thân Đà Giang, trang bị tên lửa Hùng Phong có thể diệt tàu sân bay.
Tàu hộ vệ Tháp Giang được hạ thủy trong buổi lễ hôm nay tại thị trấn Tô Áo, dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn. Bà Thái tuyên bố việc tăng cường khả năng phòng vệ là ưu tiên của Đài Loan trong bối cảnh hòn đảo đối mặt áp lực quân sự ngày càng lớn từ Trung Quốc đại lục.
Trung Quốc luôn coi Đài Loan là một tỉnh chờ thống nhất, tuyên bố sẽ sử dụng vũ lực nếu cần thiết. Quân đội Trung Quốc (PLA) gần đây tổ chức nhiều cuộc diễn tập với khí tài tối tân quanh khu vực eo biển Đài Loan.
Tháp Giang là tàu thứ hai trong lớp hộ vệ hạm hai thân Đà Giang, nguyên mẫu đầu tiên đang được vận hành trong lực lượng phòng vệ biển Đài Loan. Tàu hộ vệ lớp Đà Giang được truyền thông Đài Loan gọi là "sát thủ tàu sân bay" do được trang bị tên lửa diệt hạm Hùng Phong.
Các hộ vệ hạm này còn có thể mang tên lửa phòng không Thiên Kiếm, sở hữu một pháo hải quân 76 mm, một tổ hợp phòng thủ tầm cực gần Phalanx và hai cụm ống phóng ba ngư lôi Mk. 32.
Lực lượng trên không của Đài Loan sẽ được trang bị các khí tài giá trị lớn như các tiêm kích F-16 mới hoặc được nâng cấp, còn lực lượng trên biển nằm trong trọng tâm tiếp theo của bà Thái.
Đài Loan đang chế tạo các tàu ngầm mới và ra mắt con tàu dầu tiên thuộc lớp hộ vệ hạm tàng hình lớp Đà Giang, sở hữu thiết kế hai thân, khả năng cơ động cao và có thể đạt tốc độ tối đa 83 km/h.
Hộ vệ hạm Tháp Giang trong lễ hạ thủy ngày 15/12. Ảnh: CNA .
Bà Thái cho rằng hộ vệ hạm Tháp Giang, chiếc sản xuất loạt đầu tiên thuộc lớp Đà Giang, thể hiện năng lực nghiên cứu và phát triển khí tài của hòn đảo.
"Chúng tôi có quyết tâm và năng lực để hoàn thành nhiệm vụ tự đóng tàu, chứng minh cho thế giới thấy khả năng nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực quân sự của mình", bà Thái nói. "Trong tương lai, chúng tôi có thể trở thành nguồn cung cấp thiết bị là linh kiện liên quan cho các nước phương Tây, thúc đẩy việc nâng cấp ngành công nghiệp quân sự".
Mỹ hiện là nguồn cung vũ khí chính cho Đài Loan. Mỹ gần đây đồng ý bán cho Đài Loan số vũ khí trị giá nhiều tỷ USD, gồm lửa diệt hạm Harpoon, máy bay không người lái MQ-9, tên lửa hành trình tấn công mặt đất AGM-84H SLAM-ER và pháo phản lực HIMARS, bất chấp sự phản đối từ Trung Quốc.
Bắc Kinh gần đây tăng cường đáng kể hoạt động quân sự gần đảo Đài Loan trong lúc quan hệ Mỹ - Trung giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ.
Đài Loan nói bị đe dọa hàng ngày Đài Loan nói phải đối mặt các mối đe dọa quân sự hàng ngày trong bối cảnh Mỹ thông báo hợp đồng vũ khí mới trị giá 280 triệu USD. Phát biểu tại một diễn đàn an ninh ở Đài Bắc hôm nay, lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn cho rằng có những lực lượng "luôn cố vi phạm trật tự vốn...