Mỹ dùng tên lửa tầm trung phá lá chắn chống tiếp cận A2/AD của Trung Quốc?
Tướng Mỹ cho biết Washington sẽ dùng tên lửa tầm trung và tăng cường tác chiến với các nước trong “Chuỗi đảo thứ nhất” để phá chiến lược chống tiếp cận của Bắc Kinh.
Khi căng thẳng gia tăng ở Biển Đông, quan chức hàng đầu của Quân đội Mỹ hôm 31/7 nói trước công chúng về tầm quan trọng của việc phát triển và triển khai các hệ thống vũ khí mới, có khả năng phá vỡ hệ thống phòng thủ của Trung Quốc, đồng thời bảo vệ Ấn Độ-Thái Bình Dương, thông qua quan hệ đối tác mạnh mẽ trong khu vực.
Tham mưu trưởng Quân đội Hoa Kỳ, tướng James McConville phát biểu phát trực tuyến với CSIS hôm 31/7.
Mỹ phá chiến lược chống tiếp cận của Trung Quốc
“ Chúng tôi sẽ có những tên lửa tầm trung có thể đánh chìm tàu chiến“, Tham mưu trưởng của Quân đội Mỹ, tướng James McConville nói trong cuộc thảo luận do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Washington tổ chức.
“ Chúng tôi cho rằng điều đó rất quan trọng đối với khả năng chống tiếp cận tại khu vực mà chúng ta có thể phải đối mặt”, ông McConville nói thêm, và đề cập đến chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập A2/AD của Bắc Kinh.
Ông McConville cũng đề cập đến việc sử dụng “hỏa lực chính xác tầm xa”, như các tên lửa siêu thanh mới của Mỹ, và “hỏa lực chiến thuật có tầm bắn mở rộng” cũng sẽ được ưu tiên.
“ Chúng tôi chắc chắn muốn đưa ra nhiều lựa chọn đến lãnh các đạo quốc gia về khả năng sử dụng, nếu có yêu cầu thực hiện chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập trong khu vực“, tướng Mỹ nói.
Video đang HOT
Các chuyên gia trước đó cho biết, việc triển khai tất cả các tên lửa chiến thuật này là nhằm chống lại chiến lược A2/AD của Bắc Kinh ở Biển Đông. Theo đó Trung Quốc kết hợp các tàu chiến, tên lửa và hệ thống radar cảm biến để ngăn chặn đối thủ tiếp cận bờ biển nước này.
Trong trường hợp quân đội Trung Quốc thực hiện các hoạt động vũ lực đối với Đài, thì “Chuỗi đảo thứ nhất”, bao gồm các đảo chính của Nhật Bản, Okinawa, Đài Loan, miền Bắc Philippines và Bán đảo Malay sẽ có vai trò là tuyến phòng thủ chiến lược .
Tom Karako, thành viên cao cấp của CSIS cho biết: “ Cái gọi là A2/AD của Trung Quốc được thiết kế để làm phức tạp dự báo của Mỹ và các hoạt động kết hợp của Washington và các đồng minh thân cận nhất như Nhật Bản“.
Về tuyên bố của tướng McConville, ông Karako cho biết “ điều quan trọng là ông ấy tái khẳng định rằng Hoa Kỳ đang bám sát chiến lược của mình” trong việc triển khai vũ khí quan trọng, tăng cường tác chiến để chống lại chiến lược của Bắc Kinh.
Xung đột được báo trước?
Trong một bài viết năm 2016 đăng trên tạp chí International Security, nhà nghiên cứu Stephen Biddle và Ivan Olerich đã “thấy trước” các tình huống về chiến lược A2/AD.
“ Những cải tiến về tên lửa cảm biến, dẫn đường và các công nghệ khác của Trung Quốc sẽ cho phép Bắc Kinh chống lại khả năng tiếp cận của quân đội Hoa Kỳ đến các khu vực thuộc Tây Thái Bình Dương, nơi mà Mỹ kiểm soát từ lâu“, chuyên gia nhận định.
“ Trong kỷ nguyên mới này, Mỹ sẽ sở hữu phạm vi ảnh hưởng xung quanh các vùng đất của đồng minh. Còn Trung Quốc sẽ duy trì một phạm vi ảnh hưởng trên đại lục. Khi đó một không gian chiến tranh sẽ bao trùm phần lớn Biển Đông và Biển Hoa Đông“, hai chuyên gia lập luận.
Mỹ muốn sử dụng tên lửa chiến thuật xuyên thủng lá chắn chống tiếp cận A2/AD của Trung Quốc. (Ảnh minh họa)
Các sự kiện gần đây và lời tuyên bố của tướng McConville dần xác nhận những dự đoán trước đó của Stephen Biddle và Ivan Olerich.
McConville cho biết việc đảm bảo khu vực này sẽ phụ thuộc vào mối quan hệ đối tác mạnh mẽ của Hoa Kỳ với các quốc gia trong Chuỗi đảo thứ nhất và lưu ý tầm quan trọng của các thỏa thuận quốc phòng thường trực với Australia, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc, Philippines và Thái Lan.
Tướng Mỹ cũng cho biết sẽ xây dựng mối quan hệ đối tác quốc phòng với Ấn Độ.
“ Ấn Độ là một quốc gia rất quan trọng trong khu vực” và việc thêm nó vào quan hệ đối tác quốc phòng sẽ là rất hữu ích cho sự ổn định và an ninh khu vực”, ông McConville nói.
Mặc dù căng thẳng khu vực tăng cao gần đây khi cả Hoa Kỳ và Trung Quốc liên tiếp thực hiện các cuộc tập trận trên biển, tướng Mỹ vẫn lên tiếng kêu gọi thận trọng.
“ Cạnh tranh quyền lực lớn không có nghĩa là có xung đột quyền lực lớn”, McConville nói. “Tất cả chúng ta cần phải làm việc để tránh điều đó. Nhưng đồng thời, nhiều quốc gia muốn có một Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và mở rộng vì ..họ cần được tiếp cận khu vực vì lý do kinh tế“.
“ Và điều đặc biệt được quan tâm hàng đầu là an ninh và ổn định trong khu vực“, ông McConville nói.
Quốc hội Mỹ cảnh báo uy lực tên lửa Triều Tiên
Cơ quan Khảo cứu Quốc hội Mỹ cho rằng các mẫu tên lửa đạn đạo mới của Triều Tiên có thể xuyên thủng nhiều lá chắn phòng thủ.
"Các bước tiến gần đây trong chương trình thử nghiệm tên lửa đạn đạo Triều Tiên dường như nhằm phát triển năng lực đánh bại hoặc giảm hiệu quả của những lá chắn phòng thủ triển khai trong khu vực như Patriot, Aegis và Hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối (THAAD)", Cơ quan Khảo cứu Quốc hội Mỹ (CRS) cho biết trong báo cáo công bố hồi tuần trước.
CRS, cơ quan chuyên tiến hành các nghiên cứu chính sách công cho quốc hội Mỹ, cho rằng loạt vụ thử tên lửa của Bình Nhưỡng gần đây không chỉ đưa ra các thông điệp chính trị đơn thuần, mà có thể là nỗ lực cải thiện độ tin cậy, hiệu quả và khả năng sống sót của lực lượng tên lửa đạn đạo.
Tên lửa đạn đạo Triều Tiên phóng thử hồi tháng 11/2019. Ảnh: KCNA.
"Triều Tiên cũng đạt bước tiến trong dự án tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm, dường như để đối phó hệ thống THAAD trên đất liền bằng cách tung đòn tấn công từ ngoài tầm theo dõi của nó. Tuy nhiên, hệ thống chiến đấu Aegis nhiều khả năng vẫn bám bắt được các đầu đạn này", báo cáo có đoạn viết.
CRS tập trung vào ba hệ thống tên lửa chiến thuật với tên mã KN-23, KN-24 và KN-25 được Triều Tiên thử nghiệm trong giai đoạn 2019-2020. Cả ba mẫu tên lửa đều có nhiều đặc điểm tương đồng, từng gây nhầm lẫn rằng chúng là một loại vũ khí.
Các tên lửa này đều đặt trên khung gầm di động, tăng khả năng ẩn mình trước và sau khi phóng, hạn chế thiệt hại bởi đòn tập kích của đối phương. Chúng có đường bay phức tạp, gây khó khăn cho những hệ thống phòng không, nhưng tầm bắn khá hạn chế. Phiên bản KN-23 có tầm bắn lớn nhất là gần 700 km.
"KN-23 cho thấy bước tiến đáng kể nhất của Triều Tiên trong vũ khí chiến thuật. Một quả đạn từng thể hiện động tác kéo cao, thay đổi đường bay để đánh lừa tên lửa phòng không. Mẫu KN-24 sở hữu khả năng cơ động trong khi bay và trang bị hệ thống dẫn đường cho phép tung đòn đánh với độ chính xác cao, cùng khả năng mang đầu đạn thông thường hoặc hạt nhân", CRS cho hay.
Trong khi đó, KN-25 là "sự kết hợp giữa tên lửa và pháo phản lực" với hệ thống điện tử tiên tiến, dẫn đường bằng định vị vệ tinh và có cấu trúc khí động học, tương tự hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật HIMARS của lục quân Mỹ. "Quân đội Triều Tiên có thể phóng đạn theo loạt lớn để gây quá tải lưới phòng không đối phương", báo cáo có đoạn.
Triều Tiên nối lại hoạt động phóng thử tên lửa từ tháng 5/2019, chấm dứt 18 tháng không thử vũ khí và cho thấy sự mất kiên nhẫn của Bình Nhưỡng khi đàm phán với Washington rơi vào bế tắc.
Nước này đã thử 5 loại vũ khí mới trong năm 2019 gồm pháo phản lực siêu lớn, rocket dẫn đường thế hệ mới, tên lửa đạn đạo tầm ngắn tương tự dòng Iskander Nga, tên lửa đạn đạo chiến thuật giống mẫu ATACMS của lục quân Mỹ và tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm Pukguksong-3.
Điểm mặt vũ khí Nga ở Syria khiến thế giới kinh ngạc Syria được cho là chiến trường hoàn hảo để Nga thử nghiệm các loại siêu vũ khí gây kinh ngạc thế giới. Hệ thống tên lửa chiến thuật tác chiến "Iskander-M". Sức công phá mạnh, độ chính xác cao, tầm bắn xa vượt trội - đó là nhận xét tóm tắt về hệ thống tên lửa chiến thuật tác chiến "Iskander-M" mà nhóm...