Mỹ dùng “sát thủ săn ngầm” trêu ngươi Trung Quốc?
Trung Quốc đang vô cùng tức giận trước tin Vùng lãnh thổ Đài Loan vừa được Mỹ cung cấp một loại vũ khí tối tân được mệnh danh là “sát thủ săn ngầm”. Một lần nữa, Washington lại dùng vũ khí “ trêu ngươi” cường quốc Châu Á cũng là đối thủ hàng đầu của họ.
Ảnh minh họa.
Theo nguồn tin từ báo chí cho biết, Vùng lãnh thổ Đài Loan hôm 25/9 đã tiếp nhận chiếc máy bay chống tàu ngầm đầu tiên trong lô hàng 12 chiếc mà họ đặt mua từ Mỹ. Bản tin trên truyền hình Đài Loan ghi lại hình ảnh chiếc máy bay tuần tra P- 3C Orion hạ cánh tại căn cứ không quân của vùng lãnh thổ này ở quận phía nam Pingtung. Người ta đã tiến hành thủ tục vẩy nước trong lễ đón chiếc máy bay P-3C Orion.
Quân đội Vùng lãnh thổ Đài Loan cho biết, họ sẽ đón nhận 11 chiếc máy bay còn lại từ Mỹ vào năm 2015.
Washington hồi năm 2007 đã nhất trí bán cho Đài Loan những chiếc máy bay tuần tra P-3C Orion – loại máy bay có thể giúp vùng lãnh thổ này mở rộng tầm giám sát của phi đội chống tàu ngầm lên gấp 10 lần. Phi đội P-3C với trị giá khoảng 1,96 tỉ USD sẽ thay thế cho những chiếc máy bay chống tàu ngầm già cỗi S-2T của Đài Loan trong nhiệm vụ tuần tra và giám sát hàng hải.
P3C Orion được liệt vào danh sách các “sát thủ săn tàu ngầm”. P3C Orion do Tập đoàn Lockheed của Mỹ nghiên cứu phát triển. Nó được thiết kế để dùng cho nhiệm vụ tuần tra biển, trinh sát, tác chiến chống tàu mặt nước và tác chiến chống ngầm. P-3C lắp 4 động cơ tuốc bin cánh quạt Allison T56-A-14 (công suất 4.600 mã lực/chiếc) cho phép đạt tốc độ tối đa 750km/h, bán kính chiến đấu 2.490km, trần bay 10.400m, hoạt động liên tục trên không 16 tiếng. Máy bay được trang bị hệ thống điện tử hàng không tiên tiến và những “bộ máy” giúp P-3C săn lùng tàu ngầm
Về hệ thống vũ khí săn tàu ngầm, P-3C Orion thiết kế với khoang chứa trong thân và 10 giá treo trên cánh mang được 9,1 tấn vũ khí gồm: tên lửa không đối hạm tầm ngắn AGM-84, bom thông thường, bom hạt nhân, ngư lôi chống ngầm. Với số lượng vũ khí khổng lồ này, nó hoàn toàn có thể đánh chìm không chỉ một tàu ngầm mà nhiều chiếc, hơn nữa nó có khả năng đánh chìm chiến hạm mặt nước.
Phản ứng của Trung Quốc
Phản ứng trước thông tin Vùng lãnh thổ Đài Loan nhận vũ khí hiện đại từ Mỹ, Trung Quốc đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ, đòi Washington phải tôn trọng cam kết chính sách “một Trung Quốc” đồng thời ngừng ngay việc bán vũ khí cho Taipei.
“Trung Quốc kiên quyết phản đối hành động bán vũ khí cho Vùng lãnh thổ Đài Loan của bất kỳ nước nào. Lập trường của chúng tôi là rõ ràng và kiên định”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã phát biểu như vậy trong cuộc họp báo ngày hôm qua (26/9).
“Chúng tôi kêu gọi Mỹ tôn trọng chính sách một Trung Quốc và các nguyên tắc đã được đề ra trong Tuyên bố Chung, chấm dứt ngay bất kỳ hình thức bán vũ khí nào cho Đài Loan đồng thời ngừng làm những việc gây tổn hại đến mối quan hệ Mỹ-Trung cũng như sự phát triển hòa bình của mối quan hệ song phương giữa hai bờ Eo biển Đài Loan”, ông Hồng Lỗi nhấn mạnh.
Video đang HOT
Việc Mỹ bán vũ khí cho Vùng lãnh thổ Đài Loan từ lâu đã là một trong những cái dằm gây khó chịu nhất trong mối quan hệ giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới. Bắc Kinh coi Đài Loan là một vùng lãnh thổ của họ. Mặc dù Washington công nhận điều này nhưng vẫn tiếp tục cung cấp vũ khí cho Đài Loan.
Lần nào, Mỹ cung cấp vũ khí cho Vùng lãnh thổ Đài Loan thì lần đó họ đều vấp phải những phản ứng hết sức mạnh mẽ từ phía Trung Quốc. Năm 2010, Trung Quốc từng tạm ngưng các quan hệ quân sự với Mỹ và đe dọa dùng đòn trừng phạt kinh tế để đáp trả việc Quốc hội Mỹ thông qua hợp đồng bán vũ khí trị giá 6,4 tỉ USD cho Vùng lãnh thổ Đài Loan.
Chính quyền của Tổng thống Obama năm 2011 từng phải từ chối bán 66 chiếc chiến đấu cơ F-16 cho Vùng lãnh thổ Đài Loan để tránh làm Trung Quốc tức giận. Tuy nhiên, Mỹ lại thông qua một hợp đồng trị giá 5,3 tỉ USD để nâng cấp phi đội máy bay chiến đấu 20 năm tuổi đời của Đài Loan.
Theo_VnMedia
Tham vọng đường 10 đoạn trên Biển Đông của Trung Quốc
Thay vì đường 9 đoạn như trước đây, Trung Quốc vừa đưa ra yêu sách đường 10 đoạn ở Biển Đông. Mưu đồ bá quyền của Trung Quốc vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của các nước trong khu vực.
Âm mưu Trung Quôc khi mở rông đường lưỡi bò
Báo TS dẫn nguồn GMA cho biết, hồi tháng 1 năm ngoái, cơ quan bản đồ Trung Quốc - Sinomap Press lần đầu tiên công bố bản đồ "10 đoạn". Trong bản đồ này, Trung Quốc đã đưa ra yêu sách đường 10 đoạn thay vì 9 đoạn như trước đây. Theo bản đồ "đường 10 đoạn", Trung Quốc đòi chủ quyền đối với phần lớn Biển Đông theo hình lưỡi bò.
Trung Quốc đang có tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải ở Biển Đông với một loạt quốc gia Đông Nam Á gồm Brunei, Malaysia, Philippines, Việt Nam và đảo Đài Loan (Trung Quốc).
9 đoạn trong bản đồ mới của Trung Quốc là ở Biển Đông và đoạn thứ 10 được đặt gần đảo Đài Loan. Hiên Đài Loan chưa có phản ứng vê đoạn thứ 10 này. Trung Quốc rõ ràng đang tìm cách lấn tới mạnh mẽ hơn nữa trong tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải.
Giáo sư Carl Thayer nổi tiếng của trường Đại học New South Wales thuộc Học viện Quốc phòng Australian nhận định: "Ý nghĩa của tấm bản đồ mới nhất được công bố của Trung Quốc về Biển Đông không nằm ở đoạn thứ 10 mà ở việc họ đưa thêm rất nhiều vị trí, vùng lãnh thổ ở Biển Đông mà các bản đồ trước đây không hề có vào bản đồ mới".
"Trung Quốc dường như đang đặt ra một nền móng cho việc đòi chủ quyền đối với tất cả các vị trí như bãi đá ngầm, bãi cạn, san hô cũng như bãi đá, đảo lớn, đảo nhỏ" ở Biển Đông, ông Thayer đã nói như vậy với tờ GMA News online.
Cũng theo nhà phân tích nổi tiếng của Australia, "các nước Châu Á có tranh chấp nên đưa ra tuyên bố chính thức, trong đó tái khẳng định chủ quyền của họ đối với những vùng lãnh thổ ở Biển Đông. Họ cũng nên nói rõ ràng với Trung Quốc rằng, việc đưa tên của một vị trí vào bản đồ trong thời gian gần đây sẽ không được coi là bằng chứng chủ quyền bởi bất kỳ tòa án quốc tế nào".
"Theo luật quốc tế, bản đồ chỉ là một hình thức cung cấp thông tin. Chìa khóa để khẳng định chủ quyền ở Biển Đông là chứng minh được vị trí đó, vùng lãnh thổ đó đã được một chính quyền chiếm đóng liên tục và lâu dài", ông Thayer nói thêm.
Phản đối tham vọng độc chiếm Biển Đông
Philippines, quốc gia đang theo đuổi vụ kiện đường lưỡi bò Trung Quốc ở tòa án quốc tế, đã nhanh chóng lên tiếng phản đối vụ Trung Quốc công bố bản đồ 10 đoạn. Theo VnMedia, trong một công văn mật gửi đến Đại sứ quán Trung Quốc ở thủ đô Manila ngày 7/6/2013, Bộ Ngoại giao Philippines cho biết, họ đã "phản đối việc Trung Quốc đưa ra đường 10 đoạn ở Biển Đông, gọi đó là biên giới quốc gia của nước này".
Vào thời điểm này, Philippines đang nỗ lực tranh thủ sự hợp tác với Mỹ, Nhật Bản để tăng cường khả năng phòng vệ trên biển trong bối cảnh Trung Quốc có nhiều hành động gây quan ngại trên Biển Đông.
Ngày 27/7, trong cuộc đối thoại với Tổng thống Benigno Aquino III ở Manila, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tuyên bố nước ông sẽ hỗ trợ Philippines cải thiện khả năng tuần tra biển. Đài NHK dẫn lời ông Abe nói rõ rằng Tokyo sẽ cung cấp 10 tàu tuần tra cho Lực lượng tuần duyên Philippines theo hình thức vay hỗ trợ, đồng thời ngỏ lời giúp xây dựng hệ thống thông tin liên lạc hiện đại cho lực lượng này.
Ông cũng kêu gọi các bên liên quan tại Biển Đông tuân theo luật pháp quốc tế và kiềm chế hành động đơn phương. Đáp lại, Tổng thống Aquino III tuyên bố hai bên nhất trí tăng cường hợp tác an ninh biển, một cốt lõi trong quan hệ đối tác chiến lược Philippines - Nhật. Ông nhấn mạnh hai bên cam kết ủng hộ những hành động có trách nhiệm trên biển "theo tinh thần thượng tôn luật pháp".
Philippines tăng cường hợp tác với Nhật Bản và Mỹ
Trong khi đó, dường như Philippines cũng đang muốn quân đội Mỹ trở lại để đối phó với Trung quốc. Giữa tháng 7 vừa qua, Đại sứ Philippines tại Mỹ Jose Cuisia cho biết, 2 nước đã mở rộng các cuộc đàm phán về hợp tác quân sự, trong đó có việc Mỹ có thể tài trợ Philippines xây dựng các cơ sở quân sự và việc cất giữ các mặt hàng cứu trợ nhân đạo của Mỹ tại nước này.
Đại sứ Jose Cuisia cho biết, Philippines đã bác bỏ khả năng cho phép quân đội Mỹ thường trú tại nước này, nhưng nước này sẽ cho phép máy bay chiến đấu và tàu chiến của Mỹ được phép tiếp cận thường xuyên hơn các căn cứ quân sự của mình, trên cơ sở tạm thời và luân phiên, giúp Philippines nâng cao khả năng phòng thủ tối thiểu.
Philippines cũng có kế hoạch tái bố trí các đơn vị chính của Không quân và Hải quân tới căn cứ Subic ở phía Bắc Manila, nơi Hải quân Mỹ trước đây từng đóng quân, để có thể nhanh chóng tiếp cận vùng biển đang tranh chấp với Trung Quốc trên Biển Đông.
An ninh Thủ đô dẫn thông tin từ tài liệu mật của Bộ Quốc phòng Philippines do AP tiết lộ cho biết, từ căn cứ ở vịnh Subic, thời gian di chuyển của máy bay chiến đấu tới vùng biển tranh chấp trên biển Đông sẽ rút ngắn được hơn 3 phút so với việc di chuyển từ phi trường Clark, cũng ở phía bắc Manila. "Địa điểm chiến lược này sẽ giúp các lực lượng quân đội Philippines tiếp cận trực tiếp và nhanh chóng hơn để hỗ trợ các nhiệm vụ trên Biển Đông", tài liệu trên nhận định.
Trung Quốc đang đơn độc
Không chỉ vâp phải khó khăn từ các nước có tranh châp, đôi với các nước không có lợi ích trực tiếp trên Biển Đông cũng lên tiếng không thỏa hiệp cùng Trung Quốc.
Trong cuộc gặp trực tiếp với ông Phạm Trường Long - Phó Chủ tịch Quân uỷ Trung ương Trung Quốc, Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra đã nhấn mạnh quan điểm của Bangkok là ủng hộ giải pháp hòa bình cho vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông.
Biên Đông không còn dê ăn như Trung Quôc từng nghĩ
Bà Yingluck đã nói về vấn đề Biển Đông với Tướng Phạm với tư cách là Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan. Đáp lại lời nhắc nhở khéo léo của nữ Thủ tướng Thái Lan, Tướng Trung Quốc cho biết, ông hy vọng sẽ thúc đẩy và làm sâu sắc thêm mối quan hệ quốc phòng và hợp tác giữa lực lượng vũ trang Trung Quốc và Thái Lan.
Trước đó, hồi tháng 9 năm ngoái, nữ Thủ tướng Yingluck Shinawatra từng bày tỏ mong muốn được đứng ra giải quyết các cuộc tranh chấp biển đảo giữa các nước thành viên ASEAN với Trung Quốc.
Bà Yingluck cho biết, với tư cách là một nước không có tranh chấp ở Biển Đông và có quan hệ tốt đẹp với tất cả các bên liên quan, Thái Lan muốn giúp giải quyết những cuộc tranh chấp này. Trong khi nhấn mạnh bà không đánh giá thấp thách thức trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông, nữ Thủ tướng xinh đẹp Yingluck tự tin cho biết: "Có thể, tôi sẽ mang được một chút kỹ năng đặc biệt của phái nữ vào việc giải quyết cuộc tranh chấp này".
Luôn coi Trung Quôc là người "anh" nhưng Singapore cũng thực lòng không muôn Trung Quôc đánh đôi tât cả đê giành lây vùng biên tranh châp. Vào tháng 5/2013 trong bài phát biểu tại diễn đàn quốc tế mang tên "Tương lai châu Á" do Nhật báo Sankei tổ chức, Thủ tướng Singapore Lý Hiên Long cũng cho biêt viêc xử lý tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Nhật Bản ở biển Hoa Đông và tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á ở biển Đông sẽ ảnh hưởng tới cách nhìn của thế giới bên ngoài đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Ông kêu gọi Trung Quôc nên kiêm chê trong các tranh châp lãnh thô.
Ngay cả Indonesia vôn không có tranh châp với Trung Quôc cũng lên tiêng không ủng hô nước này làm bá chủ trên biên Đông. Trong môt bài phỏng vân trên Reuters hôi tháng 4/2013, Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa đã thẳng thắn chỉ trích Trung Quốc "coi thường" các cam kết "kiềm chế tối đa" đã thỏa thuận trong Tuyên bố chung của các bên về ứng xử trên Biển Đông (DOC).
Cho đên thời điêm này, môt mặt Trung Quôc đang đôi mặt với nguy cơ thua kiên với Philippines, mặt khác con đường cho Trung Quôc vào biên Đông đang hẹp dân. Đây là hê quả tât yêu cho những hành đông hung hăng của Trung Quôc thời gian qua.
Theo Phunutoday
Đối phó với Trung Quốc, Philippines dùng "vũ khí" gì? Trong bối cảnh cuộc đối đầu với Trung Quốc vì tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải ở Biển Đông mỗi lúc một trở nên căng thẳng và quyết liệt, Philippines đã hối hả tìm cách tập hợp lực lượng để đối phó với nước láng giềng khổng lồ có sức mạnh vượt trội của họ. Cái bắt tay thật chặt giữa Thủ tướng...