Mỹ dựng radar ở Nhật, Triều Tiên phản pháo
Triều Tiên hôm qua chỉ trích kế hoạch xây dựng căn cứ radar mới của Mỹ tại Nhật Bản, cho rằng động thái này buộc Bình Nhưỡng không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tăng cường vũ khí hạt nhân.
Radar băng X của Mỹ. Ảnh: AFP
“Kế hoạch này sẽ chỉ làm căng thẳng tình hình khu vực và leo thang chạy đua vũ trang”, thông báo của Bộ Ngoại giao Triều Tiên được đăng tải trên hãng thông tấn trung ương KCNA tuyên bố.
“Điều không thể bỏ qua là ông Leon Panetta đã công khai tuyên bố radar nhằm mục đích chống lại Triều Tiên”, thông báo cho biết.
Trước đó, trong chuyến thăm đến Tokyo hồi đầu tuần, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta cho biết hai nước đồng minh đã đạt được thỏa thuận về triển khai thêm một radar chống tên lửa ở Nhật Bản. Radar này sẽ tăng cường khả năng bảo vệ Nhật Bản và bảo vệ Mỹ trước mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo của Triều Tiên.
Theo giới chức Mỹ, radar sắp được triển khai sẽ “giải phóng” cho các tàu hải quân lớp Aegis của nước này đang hoạt động gần Nhật Bản trong việc phát hiện các nguy cơ tên lửa.
Triều Tiên cho rằng vì động thái này, họ phải tăng khả năng răn đe hạt nhân.
“Thực tế cho thấy rằng Mỹ, nhà sở hữu tên lửa và hạt nhân lớn nhất thế giới, đang đẩy mạnh vũ trang chống lại Triều Tiên. Do đó, việc Triều Tiên tăng cường khả năng hạt nhân của mình là lẽ dĩ nhiên”, Bộ Ngoại giao Triều Tiên nhấn mạnh. “Thái độ của Mỹ buộc Triều Tiên phải trở thành một cường quốc hạt nhân để tương thích với đối thủ Mỹ”.
Video đang HOT
Triều Tiên thất bại trong vụ phóng tên lửa được tuyên bố là mang vệ tinh hồi tháng 4. Tuy nhiên, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc vẫn lên án hành động này vì vi phạm lệnh cấm thử nghiệm công nghệ tên lửa đạn đạo và thắt chặt các biện pháp trừng phạt với Bình Nhưỡng.
Mỹ hiện có khoảng 47.000 binh sĩ đang đóng quân ở Nhật Bản, phần lớn là tại chuỗi đảo cực nam Okinawa. Tokyo đã có một radar băng X tại căn cứ Shariki ở thành phố Tsugaru, cực bắc đảo lớn Honshu. Một nhóm chuyên gia Mỹ đã tiến hành khảo sát thực địa để tìm kiếm địa điểm lắp đặt radar mới, nhiều khả năng là ở phía nam của nước Nhật.
Theo VNE
Kịch bản phản pháo của Iran dưới con mắt Mỹ
Giới chức Mỹ nhận định nếu các cơ sở hạt nhân của Iran bị Israel tấn công, nhiều khả năng nhà nước Hồi giáo sẽ phóng tên lửa nhắm vào Israel hoặc tiến hành các cuộc tấn công tự sát nhằm vào dân thường cũng như binh sỹ Mỹ ở nước ngoài.
Dội mưa tên lửa
Theo đánh giá của giới chức Mỹ, nếu bị tấn công, một mặt Iran chắc chắn sẽ báo thù Israel, mặt khác cũng sẽ nhắm tới các mục tiêu của Mỹ, để không cho Mỹ lý do thực hiện hành động quân sự có thể làm đổ bể vĩnh viễn chương trình hạt nhân của nước này. "Người Iran là bậc thầy trong kiểm soát leo thang", tướng về hưu James E. Cartwright, sỹ quan cấp cao trong Bộ chỉ huy chiến lược và là phó chủ tịch Hội đồng tham mưu liên quân Mỹ, cho biết.
Theo tướng Cartwright và các nhà phân tích Mỹ khác, mục tiêu tấn công của Iran sẽ bao gồm cơ sở hạ tầng dầu lửa trong Vịnh Péc-xích, lính Mỹ ở Afghanistan. Afghanistan chính là nơi Iran bị Mỹ cáo buộc đã cung cấp chất nổ cho lực lượng nổi dậy địa phương.
Cả giới chức Mỹ và Israel, những người đã thảo luận về khả năng đáp trả của Iran khi bị Israel tấn công, đều tin rằng một cuộc chiến toàn diện trên lãnh thổ Iran là điều cuối cùng Iran muốn. Tuy nhiên, các phân tích của họ cũng cho rằng rất khó đoán được các nhà lãnh đạo cấp cao của Tehran đang tính toán những gì. Song bất kỳ kết luận nào về phản ứng của người Iran cũng sẽ giúp người Israel có quyết định có nên tiến hành tấn công hay không và Mỹ sẽ có thái độ như thế nào.
Trong khi có bằng chứng chứng tỏ Iran tiếp tục đạt được tiến bộ trong chương trình hạt nhân, các quan chức tình báo Mỹ vẫn tin chưa có dấu hiệu cụ thể Iran đã quyết định phát triển bom. Nhưng khả năng Israel sẽ tiến hành tấn công phủ đầu đã là mối quan tâm chính của các nhà kiến tạo chính sách Mỹ và dự kiến sẽ là chủ đề chính khi Thủ tướng Israel Netanyahu gặp Tổng thống Mỹ Obama tại Nhà Trắng vào thứ hai tới.
Hồi tháng 11, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Ehud Barak cho biết bất kỳ trả thù nào của Iran đối với cuộc tấn công của Israel cũng sẽ "không thể tha thứ". Và chính vì cho rằng Iran đang "lừa" thế giới về chương trình hạt nhân của mình nên khả năng Israel xem xét tấn công ngày càng cao.
Tấn công tự sát
Tuy nhiên các nhà phân tích Mỹ tỏ ra thận trọng, bởi các cơ quan an ninh được xé nhỏ của Iran có thể hoạt động theo kiểu "bán tín bán nghi", theo đuổi các mục tiêu dường như là vô lý đối với các nhà phân tích tại Mỹ. Ví dụ các chuyên gia Mỹ vẫn thấy khó hiểu về âm mưu bị nghi là do Iran thực hiện vào năm ngoái nhằm ám sát đại sứ Ảrập tại Washington.
"Một khi các cuộc tấn công quân sự và tấn công đáp trả bắt đầu, thì bạn đã ở trên lưng hổ", Ray Takeyh, cựu quan chức an ninh quốc gia dưới chính quyền Obama và hiện làm việc cho Ủy ban Đối ngoại cho biết. "Và khi đã ở trên lưng hổ, bạn không thể chọn được nơi xuống".
Theo các quan chức Mỹ, nếu Israel tấn công, Iran sẽ có thể liều lĩnh, thậm chí là liều mạng, trả đũa dồn dập, bằng cách tấn công vào các mục tiêu quân sự của Mỹ, phóng hàng loạt tên lửa vào các căn cứ Mỹ trên lãnh thổ của các đồng minh trên Vịnh Péc-xich.
Một cựu quan chức Israel cho biết cách tốt nhất để tính toán trả đũa của Iran là qua công thức ông gọi là "1991 cộng 2006 cộng Buenos Aires nhân 3 hoặc 5". Công thức này ám chỉ đến 3 lần Israel bị tấn công trong vòng 2 thập niên qua: vụ tấn công bằng tên lửa Scud của Saddam Hussein vào lãnh thổ Israel vào năm 1991 trong cuộc chiến vùng Vịnh đầu tiên; 3.000 quả tên lửa được Hezbollah bắn vào Israel trong cuộc chiến năm 2006; các vụ tấn công vào sứ quán Israel và một trung tâm Do Thái ở Argentina vào đầu những năm 1990. Những vụ tấn công này, mỗi vụ khiến 100-200 người thiệt mạng, và làm rất nhiều người bị thương, gây thiệt hại về tài sản trị giá nhiều tỷ đô la. Hàng trăm ngàn người Israel ở miền bắc đã phải sơ tán khỏi nhà để xuống hầm trú ẩn bom trong cuộc chiến năm 2006.
Song phía Israel lại đánh giá rằng đáp trả của Israel sẽ rất hạn chế.
"Khi Iran bị tấn công, chắc chắn họ sẽ phản ứng", cựu quan chức Israel nhận định, phản ánh quan điểm của Bộ trưởng Quốc phòng Israel Barak vào năm ngoái. "Nhưng phản ứng đó sẽ phải được tính toán kỹ và phù hợp với khả năng của họ. Iran sẽ không phóng hỏa cả Trung Đông."
Tấn công nặc danh
Ngược lại, giới chức chính quyền Obama, giới chức quân sự và tình báo Mỹ đều cho rằng Iran nhiều khả năng sẽ chọn cách ẩn danh, nghĩa là tiến hành những vụ tấn công gián tiếp nhằm vào các nước Iran xem là đang ủng hộ chính sách của Israel, với hi vọng ít nhất Tehran không bị công chúng lên án. Iran cũng có thể cố gắng phong tỏa, thậm chí chỉ là tạm thời, Eo biển Hormuz để làm bất ổn thêm thị trường dầu mỏ.
Giới chức Mỹ cũng nhận định, có khả năng nước này tăng cường các vụ đánh bom xe nhằm vào các mục tiêu dân sự trên khắp thế giới. Và Iran có thể gần như chắc chắn tuồn được chất nổ tinh vi qua đường biên giới vào Afghanistan để cài bom dọc các tuyến đường hoặc cho các nhóm đại diện kích nổ để giết hại binh lính NATO, trong đó phần lớn là lính Mỹ. Các vụ nổ như thế đã được thực hiện tại Iraq trong thời kỳ cao điểm của bạo lực. Nhưng mục tiêu chính của Iran sẽ là nhanh chóng tái xây dựng và có thể là gia tăng chương trình hạt nhân của mình, vì vậy mà theo những đánh giá của quan chức Mỹ, nhiều khả năng nước này sẽ cố gắng tránh kích động một làn sóng trừng phạt thứ hai của người Mỹ.
Vali Nasr, giáo sư chính trị quốc tế tại Trường luật và ngoại giao Fletcher tại Đại học Tufts, cho rằng Iran "sẽ phải trả thù công khai Israel để bảo vệ hình ảnh của mình ở trong nước cũng như trong khu vực". Dọc con đường trả thù thứ hai, Iran cũng sẽ "cố gắng và giữ cho Mỹ "bận rộn" bằng cách làm leo thang căng thẳng ở Li-băng, Syria, Ai Cập, Iraq, cũng như Afghansitan", ông phán đoán.
Năm 2009, Viện Brookings đã tổ chức một buổi mô phỏng để đánh giáNgày thứ 2 trong cuộc tấn công của Israel vào Iran. Buổi mô phỏng gồm các cựu quan chức chính phủ, các nhà ngoại giao, các chuyên gia trong khu vực đóng vai các quan chức Mỹ, Israel và Iran. Karim Sadjadpour, thuộc Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Carnegie Endowment, đã đóng vai lãnh tụ tối cao của Iran Ayatollah Ali Khamenei. Nhà lãnh đạo Iran này phải "xác định phản ứng của họ với độ chính xác cao", ông cho biết. "Nếu họ phản ứng quá yếu, họ có thể sẽ bị mất mặt, và nếu họ phản ứng quá mạnh, họ có thể mất đầu."
Trong cuộc mô phỏng, Iran cũng bắn tên lửa vào các mục tiêu quân sự và hạt nhân của Israel và điều lực lượng Hezbollah, chiến binh Hamas, Thánh chiến Hồi giáo bắn rocket vào các trung tâm dân cư ở Israel, với mục đích tạo ra bầu không khí hoảng loạn trong dân Israel. Trong buổi mô phỏng, Iran cũng kích hoạt các mạng lưới khủng bố ở châu Âu, đánh bom nhằm vào hệ thống giao thông công cộng và giết hại dân thường.
Ông Sadjadpour cho biết, qua buổi mô phỏng có thể thấymọi việc trở nên tồi tệ nhanh tới mức nào, và "xét về hậu quả lâu dài, rất khó nói ngoài một câu: Sẽ rất tồi tệ."
Theo Dân Trí
Trung Quốc phản pháo sách trắng quốc phòng Nhật Bản Bắc Kinh hôm qua bày tỏ sự không hài lòng đối với sách trắng quốc phòng Nhật Bản 2011, chỉ một ngày sau khi văn bản này được Tokyo công bố. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Mã Triều Húc. Ảnh: Gov.cn "Sách trắng quốc phòng thường niên của Nhật Bản đã đưa ra những bình luận không hay về việc...