Mỹ đứng ngoài mọi tranh chấp chính trị tại Thái Lan
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, ông Daniel Russel, ngày 27/1 khẳng định Mỹ không ủng hộ bất cứ bên nào tại Thái Lan.
Phát biểu trước các sinh viên tại Đại học Chulalongkorn ở thủ đô Bangkok, ông Russel kêu gọi thúc đẩy một tiến trình chính trị “sâu rộng và có tính toàn bộ” ở Thái Lan.
Ông Daniel Russel và Ngoại trưởng Tanasak Patimapragorn (Ảnh: AP)
“Mỹ không ủng hộ bất cứ bên nào tại Thái Lan. Chúng tôi tin rằng người dân Thái Lan sẽ quyết định vận mệnh chính trị cho đất nước của họ. Chúng tôi cho rằng tiến trình chính trị tại Thái Lan cần có sự tham dự của tất cả các bên trong thời gian tới”, ông Russel khẳng định.
Trong một tuyên bố được đưa ra trước đó, ông Russel còn cho rằng Thái Lan cần sớm dỡ bỏ tình trạng thiết quân luật, khôi phục lại các quyền dân sự và thực hiện các biện pháp bảo đảm quá trình xây dựng hiến pháp mới cũng như tổ chức bầu cử sớm, qua đó có thể giúp nước này lấy lại được tín nhiệm với các đối tác và cộng động quốc tế sau những cuộc khủng hoảng chính trị thời gian qua.
“Mối quan hệ giữa Mỹ và Thái Lan đã bị thử thách sau những gì diễn ra hồi năm ngoái. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn rất quan tâm tới mối quan hệ này và mong muốn tăng cường hợp tác với Thái Lan trong thời gian tới. Sự lớn mạnh của Thái Lan sẽ mang tới lợi ích cho Mỹ”, ông Russel nhấn mạnh.
Ngoài ra, ông Russel cũng kêu gọi Thái Lan cần công bằng hơn trong hệ thống tư pháp ở nước này. Tuyên bố này được đưa ra chỉ vài ngày sau khi tòa án Thái Lan buộc tội cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra.
Video đang HOT
Cũng tại thủ đô Bangkok, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đã có cuộc hội đàm với bà Yingluck. Tuy nhiên, nội dung chi tiết không được thông báo.
Hiện trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đang có chuyến công du tới Thái Lan để thảo luận về tiến trình chính trị tại quốc gia này, cũng như các vấn đề mà hai nước cùng quan tâm.
Ông Daniel Russel là quan chức cấp cao nhất của Mỹ tới thăm Thái Lan kể từ sau khi quân đội nước này tiếm quyền hồi tháng 5/2014.
Ngọc Anh
Tổng hợp
Theo Dantri
Cái giá phải trả khi chơi với láng giềng khổng lồ
Mặc dù gần đây khá "nhiệt tình" kết thân với Bắc Kinh, nhưng Moscow cũng hiểu rõ cái giá phải trả và rủi ro khi chơi với người láng giềng khổng lồ. Đặc quyền tiếp cận của Trung Quốc với RFE có thể giúp họ chiếm ưu thế về kinh tế.
Kịch bản TQ tiến tới sáp nhập RFE
Trong giao thương với Vùng viễn đông Nga (RFE), Bắc Kinh có thể triển khai các tập đoàn nhà nước khổng lồ, với chiếc túi vốn to phồng và chiến lược do chính phủ dẫn dắt. So với các công ty phương Tây nặng gánh trách nhiệm trước cổ đông, công ty Trung Quốc có thể mạnh dạn đầu tư với các tầm nhìn dài hạn mà không trông mong thu lợi trước mắt. Điều đó giúp Trung Quốc có lợi thế hơn hẳn phương Tây tại RFE - nơi các dự án kinh doanh thường đòi hỏi nguồn tài chính lớn, rủi ro đáng kể và không hứa hẹn mang lại lợi nhuận nhanh chóng.
RFE còn là một phần trong cuộc chơi địa chính trị lâu dài của Trung Quốc với mục tiêu tạo lập các vùng ảnh hưởng dọc theo dọc theo biên giới của họ tại lục địa Á Âu. Hai khu vực trọng yếu khác, nơi Bắc Kinh cũng theo đuổi những mục đích tương tự nhằm đảm bảo an ninh biên giới, khả năng tiếp cận nguồn tài nguyên tự nhiên giàu có và thậm chí là một mức độ nhất định trong kiểm soát chính trị ở tương lai đó là Đông Nam Á và Trung Á.
Khá ngẫu nhiên, phần lớn các khu vực này, như RFE trong quá khứ thường nằm dưới quyền bá chủ của Trung Quốc. Một đặc điểm khá phổ biến trong chính sách của Bắc Kinh với "các khu vực sân sau" là ràng buộc chúng với vùng lân cận của Trung Quốc. Ví dụ, phía tây nam Trung Quốc (nhất là tỉnh Vân Nam gắn với Đông Nam Á, phía tây (Tân Cương) với Trung Á và phía đông bắc (Hắc Long Giang) cho RFE.
Một nhân công làm việc cho công ty Trung Quốc đầu tư vào vùng Viễn Đông của Nga
Mặc dù gần đây khá "nhiệt tình" kết thân với Bắc Kinh, nhưng Moscow cũng hiểu rõ cái giá phải trả và rủi ro khi chơi với người láng giềng khổng lồ. Đặc quyền tiếp cận của Trung Quốc với RFE có thể giúp họ chiếm ưu thế về kinh tế không chỉ so với các đối thủ cạnh tranh nước ngoài, mà còn là với chính các công ty Nga hoạt động ngoài RFE. Mất ưu thế về kinh tế, dù sớm hay muộn, cũng sẽ tạo ra sự suy yếu trong kiểm soát chủ quyền.
Một khả năng xảy ra khiến nhiều người lo ngại là sự độc quyền kinh tế của Trung Quốc ở RFE cuối cùng sẽ góp phần gia tăng sự kiểm soát địa chính trị, làm suy giảm quyền chủ quyền của Nga và có nguy cơ biến RFE không chỉ là sân sau cung cấp nguyên liệu thô mà còn là căn cứ quân sự chiến lược cho Trung Quốc ở Bắc Thái Bình Dương, nhất là nếu Moscow thiết lập liên minh đầy đủ với Bắc Kinh. RFE chính xác sẽ trở thành những gì mà Trung Quốc thích gọi - "Vòng ngoài Mãn Châu" - vùng lãnh thổ mà chủ quyền Nga ngày càng trở nên mong manh, nơi mà các vấn đề được quyết định tại Bắc Kinh hay Cáp Nhĩ Tân hơn là Moscow hoặc Vladivostok.
Một số chuyên gia an ninh tại Nga thậm chí còn đề cập tới kịch bản Trung Quốc tiến tới sáp nhập RFE trong cuộc tấn công bất ngờ và chớp nhoáng. Dĩ nhiên đây không phải là cách để nói rằng, một cuộc xâm nhập là có khả năng hay sắp xảy ra. Tuy nhiên, cũng không thể loại trừ, nếu Nga trở nên quá yếu - nhất là nếu họ rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị hay kinh tế. Nếu Trung Quốc cố gắng chiếm lấy RFE, thì những người chơi khác có thể cũng chiếm giữ nhiều vùng khác trước khi người Trung Quốc đặt chân ở đó...
Mỹ và vùng Viễn Đông
Một nhà phân tích Mỹ dường như không quá cường điệu sự thực khi nói rằng, bà có thể nhìn thấy nước Nga ở sân sau. Trong thực tế, Đảo Little Diomede của Alaska chỉ cách đảo Big Diomede của Nga hai dặm ở giữa Eo biển Bering.
Hiện tại, RFE có lẽ không có vai trò quan trọng về kinh tế với Mỹ - một nước có nguồn cung tài nguyên tự nhiên dồi dào giống như ở vùng Viễn Đông. Tuy nhiên, ở góc độ địa chính trị, ý nghĩa của RFE với Mỹ ngày càng gia tăng giữa lúc cạnh tranh Trung Quốc với Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương không hề có dấu hiệu giảm nhiệt.
Như đã đề cập, Trung Quốc tìm cách giữ vững "vùng sân sau" dọc theo biên giới của mình. Kiểm soát toàn bộ các khu vực này sẽ góp phần mở rộng đáng kể ảnh hưởng của Bắc Kinh ở lục địa Á Âu và khiến cho họ thấy tự tin hơn trong cán cân quyền lực với Washington. Trong số ba khu vực đã nói, RFE thậm chí có sức nặng hơn vì khá gần Bắc Mỹ. Mức độ thâm nhập ngày một lớn của Trung Quốc tại RFE càng đặt ra nhiều nguy cơ hơn với Mỹ.
Mối quan tâm của Mỹ với số phận vùng Viễn Đông không phải chưa từng có trong tiền lệ lịch sử: đầu những năm 1920, Washington đã thành công trong việc ép Nhật Bản - khi đó là đối thủ địa chính trị lớn của Mỹ - rút quân khỏi vùng Viễn Đông Nga.
Mục tiêu chính của Mỹ không hẳn là hất cẳng Trung Quốc khỏi RFE. Thay vào đó, họ hướng tới việc tích hợp RFE với các nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương. Và vì thế, Trung Quốc không thể trở thành người chơi chiếm ưu thế. Nga rõ ràng mong chờ một chiến lược như vậy. Hơn thế nữa, người Nga nhận thức rằng, Trung Quốc sẽ không cung cấp cho RFE những gì vùng này cần như công nghệ hiện đại, kỹ thuật chuyên môn. Theo khía cạnh nhận thức này, Mỹ và các nền kinh tế phát triển khác có ưu thế hơn với Trung Quốc.
Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng Ukraine đã dẫn tới việc Nga bị cấm vận, bị cô lập từ phương Tây và tạo ra lực cản khi Mỹ muốn đầu tư vào RFE. Tuy nhiên, Washington có thể "tham vấn" các nước châu Á hợp tác với RFE hơn là gây sức ép để họ tham gia chuyện cấm vận Nga. Sự tham gia lớn hơn của các nền kinh tế phát triển ở châu Á như Nhật, Hàn và Singapore sẽ tạo ra đối trọng với ảnh hưởng kinh tế trỗi dậy của Trung Quốc tại RFE, đóng góp vào sự ổn định hơn ở châu Á - Thái Bình Dương.
Tác giả bài viết là Artyom Lukin, Phó Giám đốc nghiên cứu trường Nghiên cứu quốc tế và khu vực thuộc Đại học Viễn Đông liên bang, Vladivostok, Nga.
Theo Minh Anh (theo Huffingtonpost)
Vietnamnet
Thái Lan ấn định thời gian bỏ phiếu luận tội ba chính trị gia Hội đồng Lập pháp Quốc gia Thái Lan (NLA) cho biết, ngày 23/1 sẽ là ngày bỏ phiếu luận tội đối với cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra và hai thành viên khác trong chính phủ của bà. Cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra Theo đó, 3 cuộc bỏ phiếu riêng biệt sẽ được thực hiện để quyết định về việc luận tội...