Mỹ, Đức khẳng định thiện chí tiếp tục đàm phán an ninh với Nga
Phát biểu sau cuộc hội đàm với Thủ tướng Đức Olaf Scholz tại Nhà Trắng ngày 7/2, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết Washington và Berlin sẵn sàng tiếp tục đàm phán an ninh với Nga.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) và Thủ tướng Đức Olaf Scholz (trái) tại cuộc hội đàm ở Nhà Trắng, Washington, DC, Mỹ, ngày 7/2/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Tổng thống Biden nêu rõ ngoại giao là cách tốt nhất để giải quyết tình hình ở biên giới Nga-Ukraine và “chúng tôi (Mỹ cùng Đức) tiếp tục thiện chí đàm phán an ninh với Nga”.
Về phần mình, Thủ tướng Đức nói thêm rằng cần phải “sử dụng mọi cơ hội ngoại giao” để giảm leo thang căng thẳng.
Cùng ngày, Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho biết Mỹ đang tiếp xúc với các đối tác châu Âu trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) để thảo luận về nhiều chủ đề, kể cả kế hoạch điều thêm quân đến châu Âu.
Video đang HOT
Tổng thống Joe Biden đã tránh trả lời trực tiếp câu hỏi về khả năng điều động thêm các đơn vị vũ trang tới châu Âu. Phản ứng duy nhất của ông là giơ nắm tay hàm ý ủng hộ đưa quân đội Mỹ đến Ba Lan trước đó để củng cố sườn phía Đông của NATO.
Lầu Năm Góc không nhận thấy mối đe dọa trực tiếp đối với sườn phía Đông của NATO, song ghi nhận động thái di chuyển và tập trung của quân đội Nga ở gần biên giới với Ukraine. Bình luận về thông tin này, ngày 7/2, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova khẳng định quân đội Nga “ở nơi đâu họ cần, chúng tôi ở nhà của mình”.
Trong một diễn biến liên quan, phóng viên TTXVN tại Washington dẫn tờ The Hill cho biết ngày 6/2, Tổng thống Biden đã điện đàm với người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron về tình hình căng thẳng giữa Nga và Ukraine. Hai nhà lãnh đạo đã nhất trí sẽ tiếp tục duy trì liên hệ và tăng cường tham vấn với các đồng minh và đối tác, bao gồm Ukraine.
Cuộc điện đàm trên được thực hiện ngay trước thềm chuyến công du ngày 7/2 tới Nga của ông Macron để gặp Tổng thống Vladimir Putin và sau đó tới Ukraine.
Trong những năm qua, Tổng thống Macron luôn duy trì quan điểm rằng các nước châu Âu nên tiếp tục các kênh đối thoại mở với Nga và khẳng định “đối thoại có điều kiện” sẽ chỉ dẫn tới một cuộc đối đầu với Moskva trong một thế giới thay đổi nhanh chóng như hiện nay.
Căng thẳng trong quan hệ Nga và phương Tây đã leo thang trong những ngày gần đây khi Mỹ và NATO cho rằng có khả năng Moskva triển khai hành động quân sự đối với Ukraine. Tuy nhiên, Nga luôn bác bỏ và cho rằng đây là động thái làm leo thang căng thẳng vô căn cứ, đồng thời nhấn mạnh Nga không gây đe dọa với bất cứ quốc gia nào. Moskva cũng cảnh báo mưu toan dùng giải pháp quân sự cho cuộc khủng hoảng miền Đông Ukraine sẽ gây hậu quả nghiêm trọng.
Mỹ và Đức nhấn mạnh mối quan hệ đồng minh
Đêm qua theo giờ Hà Nội, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Đức Olaf Scholz tại Nhà Trắng.
Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh mối quan hệ đồng minh Mỹ-Đức trong bối cảnh căng thẳng gia tăng xung quanh vấn đề Ukraine.
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng ngày 19/1/2022. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Phát biểu trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Đức sau cuộc hội đàm, Tổng thống Mỹ Biden khẳng định Đức là một đồng minh đáng tin cậy và ông không có bất kỳ "nghi ngờ" nào đối với Berlin. Trả lời câu hỏi của phóng viên về tuyến đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 (Dòng chảy phương Bắc 2) từ Nga sang châu Âu đi qua Đức, nhà lãnh đạo Mỹ cảnh báo Washington "sẽ chấm dứt" dự án này nếu xảy ra hành động quân sự đối với Ukraine.
Về phần mình, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cũng khẳng định Berlin và Washington đang "hành động cùng nhau" và "hoàn toàn đoàn kết" trong các bước đi đối với Nga. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Đức đã tránh đề cập trực tiếp tới tuyến đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 khi được phóng viên đặt câu hỏi trong cuộc họp báo, song đưa ra cảnh báo về những bước đi "rất cứng rắn".
Thủ tướng Đức Olaf Scholz phát biểu tại Berlin ngày 21/1/2022. Ảnh tư liệu: AFP/ TTXVN
Đây là chuyến thăm Mỹ đầu tiên của Thủ tướng Đức Olaf Scholz kể từ khi nhậm chức. Trước chuyến công du, Thủ tướng Olaf Scholz bác bỏ một số chỉ trích gần đây về chính sách của chính phủ Đức trong vấn đề Ukraine. Ông nhấn mạnh Đức là quốc gia cung cấp hỗ trợ tài chính lớn cho Ukraine trong nhiều năm qua. Về việc Kiev đề nghị chính phủ Đức cung cấp vũ khí quân sự, nhà lãnh đạo Đức cho biết chính phủ nước này "đã có một lộ trình rõ ràng trong nhiều năm về việc không chuyển giao vũ khí tới các khu vực khủng hoảng". Về quan hệ với Nga, Thủ tướng Đức khẳng định: "Một mặt, Nga cần biết rằng sẽ phải trả giá nếu tiến hành hành động quân sự; mặt khác, chúng tôi đang mở đường cho việc nối lại các cuộc đàm phán".
Ngoài ra, Thủ tướng Scholz cũng bác bỏ những lời chỉ trích rằng chuyến thăm đầu tiên của ông đến Washington là quá muộn. Theo ông, chuyến thăm lần này là "vào đúng thời điểm" và đã được chuẩn bị kỹ lưỡng. Sau Washington, Thủ tướng Đức sẽ có các cuộc công du tiếp theo tới Ukraine và Nga trong nỗ lực hạ nhiệt căng thẳng ỏ khu vực Đông Âu.
Thủ tướng Đức lên kế hoạch công du Nga Ngày 2/2, Thủ tướng Đức Olaf Scholz thông báo ông sẽ sớm gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại thủ đô Moskva. Thủ tướng Đức Olaf Scholz (ảnh) thông báo sẽ sớm gặp Tổng thống Nga tại thủ đô Moskva. Ảnh: AFP/TTXVN Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình ZDF của Đức, Thủ tướng Scholz xác nhận: "Tôi sẽ sớm trao đổi (với...