Mỹ đưa vũ khí hạng nặng tới các nước Baltic
Mỹ hôm nay triển khai hơn 100 thiết bị quân sự, trong đó có xe tăng, xe chiến đấu, tới các nước Baltic, nhằm “ngăn chặn sự gây hấn của Nga”.
Lính Mỹ hôm nay vẫy chào giới truyền thông khi các nhân viên hải quan xem xét một chiếc xe tăng Abrams ở cảng Riga. Ảnh: Reuters
Việc triển khai nhằm “thể hiện sự quyết tâm đối với Tổng thống Putin và Nga rằng với tư cách là một tập thể, chúng tôi có thể đến với nhau”, Thiếu tướng John R. O’Connor hôm nay cho biết khi ông giám sát việc vận chuyển thiết bị tại cảng Riga, Latvia.
Các vũ khí bao gồm xe tăng Abrams, xe chiến đấu Bradley, xe Scout Humvee cũng như thiết bị hỗ trợ. Ông O’Connor cho biết vũ khí sẽ ở lại “chừng nào còn cần thiết nhằm ngăn chặn sự gây hấn của Nga”.
Ba nước Liên Xô cũ ở vùng Baltic gồm Estonia, Latvia và Litva đều thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và là thành viên Liên minh châu Âu (EU) từ năm 2004. Các nước này sở hữu rất ít thiết bị quân sự.
Bán đảo Crimea ở phía nam Ukraine chính thức được sáp nhập vào lãnh thổ Nga vào ngày 18/3 và bị phương Tây lên án gay gắt. Kiev và phương Tây còn cho rằng Nga hỗ trợ quân và vũ khí cho phe ly khai ở miền đông Ukraine, điều Moscow luôn bác bỏ.
Video đang HOT
NATO đang đối phó với những động thái của Nga bằng cách tăng cường phòng vệ vùng phía đông châu Âu, với lực lượng 5.000 quân mũi nhọn và 6 trung tâm chỉ huy tại ba nước Baltic trên và Bulgaria, Ba Lan, Romania. “Điều chúng tôi đang thể hiện là một mặt trận thống nhất từ bắc xuống nam”, ông O’Connor nói.
Trọng Giáp
Theo AFP
Thế bí" của Tổng thống Ukraine Poroshenko
"Cố gắng tìm kiếm một thỏa thuận hòa bình cho người dân khi một phần lãnh thổ (Crimea) bị sáp nhập và các cuộc giao tranh thường xuyên nổ ra trong vài tháng qua; phải nhượng bộ hơn trên bàn đàm phán như là cái giá phải trả để chấm dứt cuộc xung đột - là những thách thức mà Tổng thống Petro Poroshenko, Tổng chỉ huy Các lực lượng vũ trang Ukraine đang phải đối mặt...
...sau các cuộc thảo luận kéo dài của ông với Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande vào ngày 5/2 vừa qua tại Kiev.
Thỏa thuận hòa bình mới bao gồm một khu vực phi quân sự rộng lớn cộng với quyền tự trị lớn hơn cho các phần thuộc khu vực miền đông mà lực lượng ly khai đang kiểm soát. Nếu như lực lượng ly khai đồng ý về kế hoạch gần đây nhất này, ông Poroshenko có thể sẽ rơi vào tình thế vô cùng khó khăn để thuyết phục người dân của mình về sự "tương xứng" của thỏa thuận.
Tổng thống Ukraine Poroshenko phải đối mặt với nhiều thách thức để có thể đạt được một thỏa thuận hòa bình mới
"Trên bàn là một thỏa thuận ngừng bắn ở Ukraine mà người Đức hy vọng sẽ đạt được. Nhưng không ai biết lực lượng ly khai thực sự sẽ làm gì. Ông Poroshenko đang ở trong tình huống cực kỳ khó khăn. Ông phải cho người dân của mình thấy rằng ông đã giành được một thắng lợi nào đó từ thỏa thuận này và từ tất cả những tháng giao tranh", một nhà ngoại giao châu Âu cho biết.
Thủ tướng Đức Merkel từng thừa nhận công khai rằng ông Poroshenko là vị tổng thống "dễ bị tổn thương" của Ukraine. Tại Hội nghị An ninh Munich 2015, phát biểu với những người tham dự, bà Merkel nói: "Ông Poroshenko đã phải đối mặt với một sự mạo hiểm chính trị lớn trong việc chấp nhận thỏa thuận Minsk (để chấm dứt xung đột) và trong việc chấp nhận vị thế của Donetsk, Luhansk".
Trong suốt 2 ngày cuối tuần (ngày 7-8/2/2015), các nhà lãnh đạo của Pháp, Đức, Nga và Ukraine đã có cuộc đàm phán 4 bên về các vấn đề chi tiết của kế hoạch ngừng bắn mới. Bà Merkel hy vọng có được một số câu trả lời chính thức từ phía Tổng thống Nga Putin trước khi bay sang Washington để hội đàm với Tổng thống Mỹ Obama.
Các điều khoản mới dựa trên thỏa thuận Minsk, một hiệp định ngừng bắn được ký kết tháng 9/2014 giữa các nhà lãnh đạo của Nga, Ukraine, lực lượng ly khai và Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE). Tuy nhiên, lệnh ngừng bắn này đã thường xuyên bị phá vỡ và trong vài tuần trở lại đây, giao tranh có xu hướng lan rộng ra toàn miền đông với thế trận có dấu hiệu nghiêng về phe ly khai. So với thời điểm thỏa thuận Minsk được ký kết cách đây 5 tháng, lực lượng đối lập hiện nay đã kiểm soát thêm vài trăm kilômét vuông, đường giới tuyến cũ đã không còn nguyên trạng. Hơn nữa, OSCE đã không có khả năng giám sát một cách có hệ thống việc rút các loại vũ khí hạng nặng ra khỏi những khu vực đặc biệt theo thỏa thuận Minsk.
Thỏa thuận mới cũng có thể bao gồm một vùng đệm rộng lớn hơn, được thiết kế để chia tách hai bên (quân chính phủ và lực lượng ly khai). Các nhà ngoại giao cho rằng một khu vực rộng lớn hơn có thể sẽ giúp các chuyên gia giám sát của OSCE an toàn hơn và nhiều cơ hội hơn trong việc giám sát lệnh ngừng bắn mới. Nhưng một kế hoạch như vậy cũng nghĩa rằng lực lượng ly khai có thể củng cố quyền kiểm soát vùng lãnh thổ mà họ vừa chiếm được trong thời gian gần đây.
Thủ tướng Đức Merkel (trái) kiên quyết phản đối sử dụng giải pháp quân sự cho vấn đề Ukraine và cảnh báo giải pháp cung cấp vũ khí sẽ chỉ làm leo thang căng thẳng tại miền Đông nước này
Phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich lần thứ 51 mới đây, ông Poroshenko đã bác bỏ bất kỳ một sự nhượng bộ nào về vấn đề lãnh thổ để đạt được một thỏa thuận ngừng bắn. Sau đó, khi được hỏi về chi tiết kế hoạch hòa bình mà ông đã thảo luận với Thủ tướng Đức và Tổng thống Pháp, nhà lãnh đạo của Ukraine đã lảng tránh câu hỏi này. Thay vào đó, ông Poroshenko nhắc lại lời kêu gọi viện trợ quân sự và khẳng định ngoại giao phải được hỗ trợ bởi một lực lượng quốc phòng mạnh mẽ. "Nền quốc phòng mạnh mẽ hơn của chúng tôi sẽ giúp cho những tuyên bố ngoại giao thuyết phục hơn", ông Poroshenko phát biểu.
Tại châu Âu, nếu các nước Baltic, Ba Lan cực lực đòi phải giúp Ukraine về quân sự thì ngược lại Pháp và Đức là đại diện của phe từ chối giải pháp cấp vũ khí cho Ukraine với lý do lo ngại chiến tranh toàn diện. Thủ tướng Đức Merkel tiếp tục thể hiện rõ quan điểm kiên quyết phản đối sử dụng giải pháp quân sự cho vấn đề Ukraine và cảnh báo giải pháp cung cấp vũ khí sẽ chỉ làm leo thang căng thẳng tại miền đông Ukirane. Bà Merkel nêu rõ: "Kể cả khi vấp phải nhiều thử thách" song "chúng tôi" vẫn tiếp tục "theo đuổi giải pháp ngoại giao" và rằng "một hành động đơn phương của Mỹ" cung cấp vũ khí cho Ukraine không phải là điều mà "châu Âu mong đợi". Bà tuyên bố nếu "chúng tôi từ bỏ nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ, chúng tôi không thể duy trì trật tự hòa bình tại châu Âu".
Cuôc khủng hoảng Ukraine từng được ví như một "ván cờ lớn" mang tính chiến lược của Mỹ, EU và Nga. "Ván cờ" này càng kéo dài, thì thiệt hại với Ukraine càng gia tăng. Theo con số thống kê mới nhất, trong chín tháng qua, xung đột tại miền đông Ukraine đã cướp đi sinh mạng của 5.350 người, trong đó có nhiều dân thường và hơn 1,5 triệu người phải rời bỏ nhà cửa.
Trong khi đó, những chỉ số về kinh tế của đất nước này đang ngày càng bi đát. Hơn một năm bất ổn đã khiến Ukraine rơi vào tình trạng kiệt quệ. Nền kinh tế tăng trưởng âm trong khi đồng nội tệ hryvnia đã mất giá tới 30% so với đồng USD. Nguồn dự trữ ngoại tệ của Ukraine cũng đang rớt xuống mức thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây, chỉ còn 6,4 tỷ USD.
Theo Công Thuận (tổng hợp)
baotintuc.vn
Quân đội Ukraine mất hơn 200 xe tăng, xe thiết giáp ở Donetsk Trong 16 ngày qua, quân đội Ukraine mất 136 xe tăng, 110 xe chiến đấu và xe bọc thép cùng hơn 1500 binh sỹ. Theo người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng, ông Eduard Basurin, trong 16 ngày qua, quân đội Ukraine bị mất 136 xe tăng, 110 xe chiến đấu bộ binh và xe bọc...