Mỹ đưa tướng Myanamar vào danh sách đen
Mỹ đã vừa đưa một vị tướng của quân đội Myanmar vào “ danh sách đen” sau khi cáo buộc người này đã có những giao dịch mua bán vũ khí với Triều Tiên, vi phạm các nghị quyết của Liên Hợp Quốc.
(Ảnh minh họa)
Thông báo của Bộ tài chính Mỹ khẳng định trung ướng Thein Htay đã tiếp tục mua các thiết bị và vật liệu quân sự từ Triều Tiên. Hành động này được xem là góp phần vào doanh thu cho các chương trình tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên.
Dù vậy, thông báo cũng khẳng định chính phủ Myanmar không phải đối tượng bị nhắm tới của quyết định này.
Bộ tài chính Mỹ cho biết chính phủ Myanmar đã có nhiều bước đi tích cực để chấm dứt quan hệ quân sự với Triều Tiên.
Hồi tháng 5 vừa qua, Mỹ đã gia hạn một số lệnh cấm vận với Myanmar thêm một năm, nhưng đã dỡ bỏ lệnh cấm cấp visa cho các quan chức.
Tại thời điểm đó, Bộ ngoại giao Mỹ khẳng định bước đi này nhằm ghi nhận những tiến bộ tại nước này và tránh những bước lùi cho công cuộc cải cách tại Myanmar.
Trong thông báo được đưa ra hôm qua, Bộ tài chính Mỹ cũng không đề cập cụ thể loại hàng hóa quân sự đã được giao dịch. “Thein Htay đã phớt lờ các yêu cầu quốc tế trong việc ngừng mua hàng hóa quân sự từ Triều Tiên. Doanh thu từ hoạt động này là nguồn hỗ trợ trực tiếp cho các hành động phạm pháp của Triều Tiên”, thứ trưởng phụ trách tình báo tài chính và khủng bố, David S Cohen khẳng định.
Video đang HOT
“Chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực cùng với các đối tác quốc tế, để chấm dứt hoạt động phổ biến vũ khí nguy hiểm và gây bất ổn của Triều Tiên”, ông Cohen nhấn mạnh.
Theo Dantri
Lịch sử nhân loại và những dấu mốc thảm khốc qua tranh
Trước khi máy ảnh ra đời, con người chỉ có thể ghi lại các sự kiện lịch sử bằng tranh vẽ. Những bức tranh dưới đây đã ghi lại một cách chân thực sự thảm khốc của lịch sử nhân loại.
Thảm sát ngày lễ Thánh Bartholomew của họa sĩ Franois Dubois
Bức "Thảm sát ngày lễ thánh Barthelemy" của Franois Dubois (thế kỷ 19).
Bức tranh tái hiện cuộc chiến giữa đám đông Công giáo chống lại người Kháng Cách Pháp (Huguenot). Những hình ảnh trong tranh miêu tả một cuộc tàn sát người Kháng Cách Pháp do những người Công Giáo tiến hành ở Paris, và vùng ngoại ô vào ngày Thánh Bartholomew năm 1572. Có từ 5000 tới 30 nghìn người đã bị sát hại trong cuộc tàn sát này, và nó là cuộc thảm sát khét tiếng nhất trong cuộc chiến tôn giáo ở Pháp xảy ra ở thế kỷ 16.
Buổi hành hình vua Charles I (1649) của họa sĩ John Weesop
Bức tranh vẽ buổi hành hình của vua Charles I (năm 1649)của họa sĩ John Weesop
Chỉ một năm sau khi cuộc chiến tranh Châu Âu kết thúc vào năm 1648, một vị vua nước Anh đã bị hành hình vì nhiều lí do, trong đó có cả việc thực hiện các nghi lễ Công Giáo. Cảnh chặt đầu vua Charles I khiến cô gái ở trung tâm bức tranh ngất xỉu. Điều làm khung cảnh này đặc biệt đáng sợ là ẩn ý của bức tranh dành cho các vị vua châu Âu thời đó. Nó cho họ biết rằng họ cũng có thể bị hành hình nếu không thuận theo người dân của mình. Bức tranh này cho thấy hậu quả của việc đó sẽ kinh khủng như thế nào. Nó cũng cho thấy một tương lai đen tối của giới quân chủ châu Âu, khi Charles I không phải là vị vua cuối cùng phải chịu cảnh này.
"Cái chết của Marat" (1793) của họa sĩ Jacques-Louis David
Bức tranh cái chết của Marat do họa sĩ Jacques-Louis David vẽ năm 1793
Bạn có thể đã thấy bức tranh này trong các cuốn sánh về cuộc Cách mạng Pháp. Marat, con người được gọi mỉa mai là "bạn của người dân", thực chất là một kẻ khát máu. Để ngăn chặn việc Marat thảm sát các tù nhân không qua xét xử, cô gái Charlotte Corday đã quyết định sát hại ông. Marat có một căn bệnh về da khiến ông ta phải dành phần lớn thời gian ngâm mình trong bồn tắm. Do đó, Corday thông báo việc cô có thông tin về một kế hoạch chống chính phủ cách mạng cần cho Marat biết. Marat đồng ý gặp cô trong khi đang tắm. Đó là một quyết định "chết người", khi ông đang chăm chú ghi chép những cái tên để đưa lên đoạn đầu đài, Corday rút con dao găm giấu dưới khăn quàng và đâm vào ngực Marat.
"Ngày 3 tháng 5 năm 1808 của họa sĩ Francisco Goya
Bức tranh tựa đề Ngày 3 tháng 5 năm 1808 (1814) của họa sĩ Francisco Goya
Cuộc cách mạng Pháp đã tạo ra rất nhiều thay đổi trong chính quyền Pháp. Cuối cùng, Napoleon đã giành được quyền lực và trở thành hoàng đế của Pháp. Ông cũng đưa người em của mình lên ngôi vua ở Tây Ban Nha. Tất nhiên, người Tây Ban Nha không hề muốn mình bị nước ngoài chiếm đóng, vì vậy họ bắt đầu chống lại quân Pháp xâm lược. Bức tranh này vẽ cảnh những tín đồ Thiên Chúa Tây Ban Nha không có vũ khí bị lính Pháp bắn chết cùng với những người dân thường.
"Ký ức nội chiến" (1848) của họa sĩ Ernest Meissonier
Bức tranh ký ức nội chiến vẻ một cảnh chiến đấu ở con phố Mortellerie, tháng 6 năm 1848 của họa sĩ Ernest Meissonier
Bức tranh này miêu tả những gì đã xảy ra trong cuộc đời của họa sĩ Meissonier (1815-1891). Ông từng là một lính cận vệ quốc gia trong cuộc cách mạng Pháp, người đã trực tiếp chiến đấu chống lại quân phiến loạn. Thông qua việc mô tả chân thực lại cảnh chiến đấu mà ông đã trải qua, tác phẩm mang một ý nghĩa nhân văn rất lớn, là lời cảnh tỉnh về việc trả giá bằng nhân mạng trong các cuộc nội chiến.
"Guernica" (1937) của danh họa Pablo Picasso
Kiệt tác Guernica (1937) của Pablo Picasso
Thời điểm bức tranh ra đời gắn với sự kiện lịch sử vô cùng khủng khiếp của Tây Ban Nha. Đó là cuộc ném bom khủng khiếp xuống Gernica, thành phố cổ nhất và được coi là biểu tượng của tự do và dân chủ của đất nước này. Gần nửa triệu người dân vô tội đã thiệt mạng bởi sự tàn bạo của chủ nghĩa phát xít trước khi diễn ra Chiến tranh thế giới lần II. Bức tranh với tựa đề Guernica đã thực sự trở thành kiệt tác của danh họa Pablo Picasso bởi ý nghĩa nhân văn ẩn sâu trong bức tranh.
Theo Dantri
Lộ thêm thông tin Việt Nam có thể mua P-3 Orion Quan chức Tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ) đã hé lộ thêm một số thông tin về quy trình cung cấp máy bay P-3 Orion nếu Việt Nam quyết định mua. Tạp chí Jane's Defence dẫn lời quan chức cấp cao Tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ) cho hay, Việt Nam có thể sẽ yêu cầu chính phủ Mỹ bán máy bay tuần tra chống...