Mỹ đưa thêm quân tới sát vách Nga
Lầu Năm Góc thông báo Mỹ sẽ đưa thêm quân tới châu Âu để củng cố lực lượng NATO giữa lúc chiến sự Nga – Ukraine đang diễn ra.
Binh sĩ Ukraine bốc dỡ tên lửa do Mỹ viện trợ tại sân bay ở Kiev (Ảnh: AP).
Thư ký báo chí Lầu Năm Góc John Kirby ngày 7/3 thông báo, 500 binh sĩ Mỹ sẽ được triển khai tới châu Âu để củng cố khu vực sườn NATO, bao gồm Ba Lan, Romania, Đức và Hy Lạp.
Ông Kirby cho biết động thái này nhằm hỗ trợ các lực lượng Mỹ đã đồn trú ở châu Âu để đối phó với chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine.
“Đây đều là lực lượng phòng vệ”, người phát ngôn Lầu Năm Góc nhấn mạnh.
Lầu Năm Góc cho biết lực lượng quân sự Nga tiếp tục đạt được nhiều tiến triển hơn ở miền nam Ukraine. Ông Kirby nói rằng Nga đã giành quyền kiểm soát Kherson, một thành phố trên bờ Biển Azov, và Berdyansk, một thành phố ven biển khác. Ông Kirby cho biết Mỹ cũng tin rằng Nga đang kiểm soát nhà máy điện hạt nhân gần sông Dnepr.
Video đang HOT
“Chúng tôi tin rằng họ đang nhắm đến việc kiểm soát Mariupol, Mariupol bây giờ là một khu vực giao tranh dữ dội với các vụ bắn phá và khai hỏa tầm xa”, ông Kirby nói thêm.
Thư ký báo chí Lầu Năm Góc cho biết, lực lượng Nga tiếp tục phụ thuộc ngày càng nhiều vào “hỏa lực tầm xa”, bao gồm “tấn công tên lửa và pháo tầm xa vào các trung tâm thành phố”.
Mỹ cho rằng lực lượng Nga hiện chưa kiểm soát thủ đô Kiev của Ukraine. Ông Kirby nói thêm rằng “đang có giao tranh dữ dội bên ngoài” thành phố Kharkov và “Nga vẫn đang cố gắng bao vây” thành phố Chernihiv ở phía bắc.
Lầu Năm Góc cho biết đoàn xe quân sự dài hơn 60 km của Nga bên ngoài Kiev “vẫn đang bị mắc kẹt và không dịch chuyển”.
Cùng ngày, Đại sứ Mỹ tại NATO Julianne Smith tuyên bố liên minh quân sự này sẽ không lập vùng cấm bay tại Ukraine như đề xuất của Kiev.
“Mục tiêu của chúng tôi lúc này là thực sự ngừng xung đột. Chúng tôi không muốn mở rộng cuộc xung đột này ra ngoài lãnh thổ Ukraine, vì vậy ngay bây giờ, tín hiệu từ NATO nói chung là NATO chưa sẵn sàng để lập vùng cấm bay”, Đại sứ Smith nói.
Tuy nhiên, Đại sứ Mỹ nói rằng các thành viên của NATO đang thực hiện các bước để “hỗ trợ vũ khí sát thương cho Ukraine và đánh giá nhu cầu an ninh của nước này”.
Bà Smith cũng cho biết NATO đang thực hiện các bước để bảo vệ các thành viên liên minh. “Chúng tôi sẽ bảo vệ từng tấc đất của NATO. NATO đã chuẩn bị để làm điều đó và đang thực hiện các bước để củng cố sườn phía đông của mình”, Đại sứ Mỹ nói.
Đại sứ Smith cho biết giới chức Mỹ đang thảo luận với chính phủ Ba Lan về khả năng Ba Lan gửi máy bay chiến đấu MiG-29 để hỗ trợ Ukraine.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nhiều lần kêu gọi NATO và phương Tây cung cấp thêm vũ khí cho nước này để đối phó với chiến dịch quân sự của Nga. Ông Zelensky cũng kêu gọi thiết lập vùng cấm bay trên không phận Ukraine, đồng thời cho biết nếu “Mỹ không thể làm như vậy, ít nhất hãy chuyển máy bay cho Ukraine”.
Trong cuộc phỏng vấn với CBS News hôm 6/3, khi được hỏi liệu các nước thành viên NATO có thể bắt đầu đưa máy bay đến Ukraine hay không, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết “điều đó đã được bật đèn xanh”. Nhà ngoại giao Mỹ nói rằng Washington đã làm việc với các quan chức Ba Lan để xem xét kế hoạch “bù đắp” bất kỳ máy bay nào do nước này gửi đến Ukraine – có nghĩa là Mỹ sẽ thay thế mỗi máy bay Ba Lan chuyển cho Ukraine bằng một máy bay của Mỹ.
Mỹ điều 'pháo đài bay' B-52 vờn gần Ukraine, thị uy với Nga
Phi đội máy bay ném bom B-52H Stratofortress của Mỹ được lệnh bay qua lãnh thổ NATO gần Ukraine, nơi các lực lượng Nga đang tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt hôm 4/3.
Mỹ đã điều các máy bay ném bom B-52H bay gần Ukraine để phô trương sức mạnh trước Nga. Ảnh IT
Theo Washington Examiner, các "pháo đài bay" của Mỹ đã bay qua Romania, một thành viên NATO giáp biên giới với Ukraine, nhưng không tham gia vào các hoạt động chiến đấu.
Sự hiện hiện của phi đội B-52H Stratofortress chỉ nhằm mục đích phô trương lực lượng với Nga. Trong khi đó, Lực lượng Không quân Mỹ đóng tại châu Âu cho biết các máy bay ném bom đang tham gia khóa huấn luyện nhiệm vụ hỗ trợ và tích hợp trên không .
Sau khi cất cánh từ RAF Fairford, một căn cứ của Lực lượng Không quân Hoàng gia ở Anh, các máy bay ném bom B-52H hướng đến Đức, nơi chúng tập trận cùng với các lực lượng tấn công chung của Mỹ và Đức. Sau đó các "pháo đài bay" Mỹ hoàn thành hoạt động huấn luyện cùng với Romania.
Tài khoản Twitter CivMilAir cho biết họ đã theo dõi một cặp máy bay ném bom B-52H trên không phận Romania trước khi chúng quay trở lại Hungary.
B-52H Stratofortress là "máy bay ném bom hạng nặng, tầm xa có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau. Máy bay ném bom có khả năng bay ở tốc độ cận âm cao ở độ cao lên đến 15.240m. Nó có thể mang theo vũ khí hạt nhân hoặc vũ khí thông thường có khả năng dẫn đường chính xác.
Khi chiến dịch quân sự của Nga vào Ukraine bước sang tuần thứ 2, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã nổi giận chỉ trích NATO vì từ chối thiết lập vùng cấm bay trên bầu trời Ukraine, nơi các lực lượng Nga vẫn chưa giành được ưu thế trên không. Lý do được cho là các lực lượng Nga đã phải đối mặt với sự kháng cự quyết liệt của quân đội Ukraine.
Trong khi đó, việc NATO từ chối thiết lập vùng cấm bay trên bầu trời Ukraine xuất phát từ lo ngại phải đối đầu trực diện với Nga khi họ buộc phải bắn hạ máy bay Nga vi phạm lệnh cấm. Ukraine không phải là thành viên của NATO để liên minh phải mạo hiểm như vậy.
"Bằng cách từ chối thiết lập vùng cấm bay, các nhà lãnh đạo NATO đã bật đèn xanh cho việc ném bom thêm vào các thành phố và làng mạc của Ukraine. Tất cả những người chết kể từ ngày hôm nay, là chết do các vị, sự yếu đuối của các vị và sự mất đoàn kết của các vị", Tổng thống Zelensky tuyên bố hôm 4/3.
Hầu hết máy bay chiến đấu bị phá hủy, Ukraine kêu gọi phương Tây hỗ trợ Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky kêu gọi các nhà lãnh đạo phương Tây cung cấp máy bay quân sự nhằm đối phó với chiến dịch quân sự của Nga. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (Ảnh: Reuters). "Thế giới đủ mạnh để đóng cửa bầu trời của chúng ta đối với tên lửa, máy bay chiến đấu và trực thăng Nga. Ukraine cần máy...