Mỹ đưa tàu quân sự đến Qatar, đồng ý bán vũ khí cho Ả rập
Ngày 14.6, hai tau quân sư My đên Qatar va tham gia cuôc tâp trân chung với nhưng tàu hải quân Qatar, mặc dù Tổng thống Mỹ Donald Trump đa cao buôc Doha ung hô chủ nghĩa khủng bố.
Tuyên bô của Bộ Quốc phòng Qatar nói răng các tàu Mỹ đến cảng Hamad ở phía nam của Doha để “tham gia vào cuộc tập trận chung với lực lượng hải quân tiểu vương của Qatar, hãng Sputniknews dẫn lại báo Qatar cho hay.
Cuôc tâp trân quân sư nay diên ra trong bối cảnh khủng hoảng ngoại giao Qatar đang chưa có dấu hiệu dịu xuống sau khi một số nước Ả Rập. Hôm thứ Hai, Ả Rập Saudi, Bahrain, UAE và Ai Cập đã cắt quan hệ ngoại giao với Qatar, cáo buộc nước này hỗ trợ các tổ chức khủng bố làm bất ổn tình hình ở Trung Đông.
Video đang HOT
Trong khi đó, Đại sứ Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) tại Mỹ Yousef al-Otaiba cũng cho rằng Mỹ nên xem xét lại việc duy trì căn cứ không quân lớn tại Qatar vì lo ngại nước này ủng hộ chủ nghĩa khủng bố. Ông al-Otaiba cho biết Mỹ và UAE đều đã cho phép Qatar liên tục tiến hành “những hành vi xấu” trong thời gian dài, tuy nhiên chưa có bên nào hành động vì sự hiện diện của căn cứ không quân al-Udeid, trung tâm điều phối các chiến dịch quân sự của Mỹ tại Trung Đông.
Theo ông al-Otaiba, đây như là “một chính sách bảo hộ chống lại bất kỳ hành động gây sức ép nào”. Ông Otaiba cho hay UAE tới nay vẫn chưa kêu gọi Mỹ di dời căn cứ ra khỏi Qatar, nhưng “mong muốn có cuộc thảo luận về vấn đề này”. Ông hướng tới thỏa thuận hợp tác quốc phòng giữa Mỹ và UAE được ký kết hồi tháng 5.2017 và đề xuất binh lính Mỹ có thể chuyển sang đồn trú tại UAE.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu đã tới Qatar ngày 14.6 để bắt đầu các nỗ lực nhằm tìm kiếm giải pháp cho cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa Doha với các nước láng giềng vùng Vịnh. Phát biểu với hãng thông tấn QNA ngay khi tới Doha, ông Cavusoglu nói : “Chúng tôi không muốn bất cứ bất đồng nào nảy sinh giữa các nước anh em trong Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC) và phải thừa nhận rằng đây là vấn đề không dễ để giải quyết. Thổ Nhĩ Kỳ đang tìm cách giải quyết cuộc khủng hoảng chưa từng có giữa các nước anh em trong GCC”.
Trong diễn biến khác, ngày 14.6, Quốc hội Mỹ đã bỏ phiếu tán thành việc bán vũ khí cho Ả Rập Saudi trong lúc chảo lửa vùng Vịnh đang nóng bỏng vì khủng hoảng ngoại giao Qatar.
Thượng nghị sĩ bang Kentucky Rand Paul thuộc đảng Cộng hòa và Thượng nghị sĩ Chris Murphy bang Connecticut thuộc đảng Dân chủ đã đề nghị dừng việc bán 500 triệu USD bom dẫn đường cho Ả Rập Saudi. Tuy nhiên, kết quả cuối cùng là tỷ số 53-47 nghiêng về phe chấp thuận bán vũ khí cho Ả rập Saudi.
Theo Danviet
Khủng hoảng vùng Vịnh: Qatar chi tiền khủng mua F-15 của Mỹ làm gì?
Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng vùng Vịnh không ngừng gia tăng, ngày 14.6, Bộ trưởng Quốc Phòng Qatar thông báo ký hợp đồng mua chiến đấu cơ Boeing F-15 của Mỹ với tổng giá trị lên tới 12 tỉ USD.
F-35 của Mỹ.
Theo Bloomberg, Qatar mua của Mỹ 36 chiến đâu cơ. Mặc dù tổng thống Mỹ mới đây cáo buộc Qatar "hậu thuẫn mạnh mẽ khủng bố", nhưng trong một thông cáo, Lầu Năm Góc cho biết thương vụ trên cho phép Mỹ và Qatar củng cố hợp tác an ninh và tăng cường khả năng phối hợp hành động.
Trong cuộc gặp giữa bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ James Mattis và đồng nhiệm Qatar Khalid al Attiyah ngày hôm qua, hai bên đã thảo luận về các chiến dịch chống tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo, nhấn mạnh cần sớm giải quyết khủng hoảng vùng Vịnh để các đối tác trong khu vực có thể tập trung thực hiện mục tiêu chung.
Hồi tháng 11.2016 được biết rằng Bộ Ngoại Giao Mỹ đã chấp thuận việc bán cho Qatar 72 máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư F-15QA tổng chi phí 21,1 tỷ USD.
Theo Danviet
Qatar không trục xuất công dân của các nước cắt quan hệ Công dân của các nước cắt quan hệ với Qatar được tự do ở lại nước này theo quy định hiện hành. Một khu chợ ở Doha, Qatar. Ảnh: Reuters Bộ Nội vụ Qatar cho biết họ không thay đổi chính sách đối với người dân "các nước anh em và hữu nghị đã cắt hoặc giảm quan hệ ngoại giao sau các...