Mỹ đưa tàu ngầm tàng hình hiện đại nhất tới Hàn Quốc
Tàu ngầm tấn công có khả năng tàng hình tốt nhất của Mỹ hôm qua tới Hàn Quốc trong một sứ mệnh triển khai tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Tàu ngầm USS Tucson hồi năm 2014 neo tại cảng Pearl Harbor-Hickam, Hawaii, sau khi trở về từ một nhiệm vụ triển khai ở Tây Thái Bình Dương. Ảnh: US Navy
Tàu ngầm tấn công lớp Los Angeles USS Tucson đang tới thăm thành phố biển Chinhae, Hàn Quốc, trong một nhiệm vụ nhằm phô diễn sức mạnh quân sự của Mỹ tại khu vực, Sputnik dẫn thông cáo báo chí từ hải quân Mỹ cho biết.
“Với chiều dài gần 110 m, Tucson là một trong những tàu ngầm có khả năng tàng hình tốt nhất và hiện đại nhất thế giới”, thông cáo cho hay. “Tàu có thể hỗ trợ vô số nhiệm vụ, bao gồm tác chiến chống ngầm, chống tàu mặt nước, tấn công, tình báo, giám sát và trinh sát”.
Tàu Tucson còn được trang bị 12 ống phóng thẳng đứng cho tên lửa hành trình Tomahawk và 4 ống phóng ngư lôi, mang đến cho nó “năng lực tấn công tuyệt vời cùng giá trị chiến lược”.
Đợt triển khai lần này của hải quân Mỹ ở Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Washington với Bắc Kinh đang gia tăng bởi các động thái quân sự hóa mà Trung Quốc ráo riết tiến hành ở Biển Đông.
Tuy nhiên, Mỹ khẳng định hoạt động triển khai quân sự trong khu vực chỉ nhằm mục đích thực hiện cam kết đảm bảo các tuyến giao thông hàng hải quốc tế luôn thông suốt.
Video đang HOT
Vũ Hoàng
Theo VNE
Tàu ngầm Mỹ đã giám sát Biển Đông từ lâu
Sau khi điều 2 máy máy bay B-52, Mỹ tiếp tục gây bất ngờ khi cho tàu ngầm USS Chicago cập cảng Vịnh Subic khi tình hình Biển Đông đang nóng.
Thông tin này được Đại sứ quán Mỹ tại Philippines cho biết, tàu ngầm tấn công nhanh USS Chicago đã cập cảng Vịnh Subic, Philippines trong ngày 3/8.
Sự kiện tàu ngầm USS Chicago cập cảng Vịnh Subic diễn ra khi xuất hiện những lo ngại về việc Trung Quốc mưu toan biến bãi cạn Scarborough thành căn cứ quân sự. Trước đó, các quan chức Philippines nói với tờ Wall Street Journal rằng họ sợ Trung Quốc sẽ lại bồi đắp, biến bãi cạn Scarborugh thành "đảo nhân tạo" và sau đó quân sự hóa.
Trước khi đưa tàu ngầm USS Chicago đến Philippines, hai trong số 4 tàu ngầm hạt nhân tên lửa hành trình lớp Ohio đã được Mỹ triển khai đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương nhằm do thám tình hình biển Hoa Đông và Biển Đông, trong đó bao gồm cả vùng biển Philippines.
Một trong hai chiếc tàu ngầm này là USS Michigan đã neo đậu tại căn cứ hải quân Changi của Singapore. Được trang bị tên lửa hành trình Tomahawk và nhiều nhân viên đặc biệt, tàu ngầm USS Michigan được đánh giá là một sứ giả hòa bình "đáng gờm" trong khu vực.
Đại úy Benjamin Pearson - người chỉ huy tàu USS Michigan - cho biết chiếc tàu ngầm này được triển khai đến Thái Bình Dương từ tháng 12/2013 nhằm tiến hành giám sát, đào tạo và thực hiện các nhiệm vụ bí mật khác.
"Chúng tôi hoạt động ở khu vực biển Hoa Đông, Biển Đông và biển Philippines. Khu vực này giống như sân nhà của chúng tôi" - ông Pearson tiết lộ. Chỉ trong vòng 6 phút, tàu ngầm lớp Ohio có khả năng tung ra tất cả các tên lửa hành trình tấn công mặt đất 154 Tomahawk.
Đồng thời, trung úy chỉ huy Aaron Kakiel - phát ngôn viên Tư lệnh nhóm tàu ngầm Hải quân Mỹ - cho biết USS Michigan là thứ vũ khí quan trọng nhất giúp hạm đội trong khu vực hoạt động. Nó cho phép Hải quân Mỹ ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương có khả năng tấn công mục tiêu ở phạm vi 1.000 hải lý.
Ngoài các loại tàu ngầm như USS Michigan, USS North Carolina, một tàu ngầm tấn công lớp Virginia cũng được triển khai đến khu vực này hồi cuối năm 2013.
Xem ra lời tuyên bố sẽ giám sát Biển Đông của Mỹ hồi tháng 8/2014 vừa qua chỉ để "hợp thức hóa" việc các tàu chiến của Mỹ có mặt tại Biển Đông mà thôi.
Khi đó, ngay sau khi Trung Quốc cự tuyệt những áp lực từ phía Washington nhằm kiềm chế các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông, Bộ Ngoại giao Mỹ đã đưa ra tuyên bố trên. Trên thực tế, Mỹ đã thực hiện giám sát Biển Đông từ lâu. (Ảnh trong bài: Tàu ngầm USS Chicago).
Theo Đất Việt
Tàu ngầm Mỹ đầu tiên phóng thiết bị không người lái dưới nước USS North Dakota trở thành tàu ngầm đầu tiên trong lịch sử hải quân Mỹ phóng đi và thu về một thiết bị không người lái dưới nước. REMUS 600 trong một cuộc thử nghiệm năm 2008. Ảnh: USNavy Tàu ngầm tấn công USS North Dakota hôm qua trở về căn cứ ở Groton, bang Connecticut, sau chuyến triển khai kéo dài gần...