Mỹ đưa tàu khu trục tên lửa đến Nhật Bản
Tàu khu trục tên lửa USS Benfold của Hải quân Mỹ đã rời San Diego hôm 2/10 để tới căn cứ Hải quân Yokosuka tại Nhật Bản, trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng mở rộng tầm với của hải quân.
Tàu khu trục tên lửa USS Benfold (Ảnh: Wikipedia)
Việc triển khai tàu USS Benfold nằm trong kế hoạch chiến lược của hải quân Mỹ nhằm chuyển các vũ khí hiện đại và có khả năng nhất tới châu Á, giữa lúc Trung Quốc gia tăng vị thế quân sự.
Căn cứ Yokosuka là cảng nhà của Hạm đội 7 thuộc Hải quân Mỹ.
“Sau một chu trình huấn luyện, các thủy thủ của chúng tôi nóng lòng có cơ hội chứng minh khả năng cùng một số tàu hiện đại nhất của Hải quân Mỹ”, bà Michele Day, chỉ huy tàu USS Benfold, cho biết trong một tuyên bố.
“Chúng tôi tự hào tham gia lực lượng triển khai tiên phong tại Nhật Bản”, bà Michele Day nhấn mạnh.
Video đang HOT
Tàu USS Benfold, được đưa vào sử dụng năm 1996, đóng tại cảng San Diego.
Trong vài năm gần đây, Hải quân Mỹ đã đưa các tàu chiến hiện đại nhất tới Nhật Bản, nơi chúng có thể sẵn sàng cho các sứ mệnh cần thiết tại các vùng biển châu Á.
Tàu sân bay hạt nhân USS Ronald Reagan tới Nhật Bản hôm 1/10 (Ảnh: Wikipedia)
Trước khi Benfold khởi hành chỉ một ngày, tàu sân bay hạt nhân USS Ronald Reagan đã tới căn cứ căn cứ hải quân Yokosuka để bắt đầu đợt triển khai mới, thay chế cho tàu sân USS George Washington về nước hồi tháng 5. USS Ronald Reagan sẽ trở thành hạt nhân của các lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương.
Trước đó, USS Ronald Reagan đóng tại San Diego trong 11 năm.
An Bình
Theo Dantri/US Navy
Mỹ đưa tàu sân bay mới đến đồn trú tại Nhật Bản
Tàu sân bay USS Ronald Reagan của Mỹ đã cập cảng Yokosuka của Nhật Bản ngày 1.10 để làm nhiệm vụ đồn trú tại đây, thay cho tàu USS George Washington.
Tàu sân bay hạt nhân USS Ronald Reagan cập cảng Yokosuka, Nhật Bản ngày 1.10, bắt đầu nhiệm vụ đồn trú thay cho tàu USS George Washington - Ảnh: Reuters
Tàu sân bay USS Ronald Reagan lớp Nimitz cập cảng trong sự chào đón của các quan chức Nhật Bản vì đã từng tham gia hoạt động cứu trợ sau thảm họa động đất - sóng thần hồi tháng 3.2011, theo ABC News ngày 1.10. Tàu sân bay này đến Nhật giữa thời điểm Tokyo đang cố thắt chặt mối quan hệ quốc phòng với Mỹ sau khi quốc hội Nhật Bản thông qua luật an ninh mới, cho phép quân đội nước này đưa quân ra nước ngoài.
Thủ tướng Shinzo Abe nói rằng Nhật Bản cần luật này để tăng cường khả năng răn đe trong lúc Trung Quốc đang có những hành động bành trướng, cùng với đó là tham vọng tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên và những nguy cơ an ninh khác.
Tại buổi đón tiếp, Bộ trưởng Hải quân Mỹ Ray Mabus nói rằng việc tàu Reagan được đón tiếp nồng nhiệt là biểu tượng cho những cam kết chung Mỹ-Nhật và sự ổn định trong khu vực. Tuy nhiên, nhiều người Nhật cũng lo ngại bộ luật mới này sẽ khiến Tokyo càng có nguy cơ sa lầy vào các cuộc chiến của Mỹ.
Bộ trưởng Hải quân Mỹ, ông Ray Mabus phát biểu tại buổi lễ trên tàu sân bay Ronald Reagan đậu tại quân cảng Yokosuka, căn cứ chính của Hạm đội 7 Mỹ ở Nhật Bản, ngày 1.10 - Ảnh: Reuters
Bên ngoài bến cảng cũng có một nhóm người dân phản đối việc triển khai tàu sân bay này tại Nhật Bản, phản đối hành động thúc đẩy hợp tác quân sự giữa Nhật Bản và Mỹ.
Tàu USS Ronald Reagan có khoảng 5.000 thành viên thủy thủ đoàn, sẽ thay thế tàu USS George Washington. Tàu USS George Washington là tàu sân bay hạt nhân đầu tiên của Mỹ được triển khai tại Nhật Bản vào năm 2008 và vừa trở về Mỹ hồi tháng 5.2015 để bảo dưỡng.
Ba tàu khu trục Mỹ dự kiến cũng đến cảng Yokosuka, gần Tokyo vào cuối năm 2015, nâng tổng số tàu chiến Mỹ tại cảng này lên 14 tàu, số lượng kỷ lục kể từ sau tThế chiến thứ 2.
Trong nhiệm vụ cứu trợ 4 năm trước, tàu USS Ronald Reagan đã tiếp tế nước và lương thực cho thành phố Sendai, miền bắc Nhật Bản. Khoảng 80 thủy thủ trong nhiệm vụ đó đã kiện nhà điều hành nhà máy điện hạt nhân Fukushima Dai-ichi vì đã bưng bít mức độ nhiễm xạ trong khu vực.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Trung Quốc không có khả năng điều tàu sân bay Liêu Ninh đến Syria Phân tích một số dấu hiệu bề ngoài cho thấy, việc Trung Quốc triển khai tàu sân bay Liêu Ninh đến tham chiến ở Syria là điều rất khó xảy ra. Tàu sân bay Liêu Ninh đến Syria : Thực hư khó lường Theo tin của trang mạng Debkafile của Israel ngày 26-9, tàu sân bay Liêu Ninh (CV-16) của Trung Quốc (không...