Mỹ đưa ra kế hoạch tấn công Syria
Thượng nghị sỹ Mỹ John McCain đã đề xuất một kế hoạch tấn công vào Syria, theo đó, Mỹ có thể ngăn chặn đà chiến thắng của lực lượng Chính phủ của Tổng thống Al-Assad trước phe đối lập bằng việc bắn các tên lửa hành trình vào quân đội chính phủ và xây dựng một khu vực an toàn cho quân nổi dậy.
“Đừng nghĩ rằng, chúng ta phải tiêu diệt tất cả các phương tiện quốc phòng của Syrai và gửi hàng ngàn binh sỹ để thay đổi tình hình ở đây. Chúng tôi có một lựa chọn hạn chế. Chúng ta có thể sử dụng vũ khí tầm xa, như tên lửa hành trình và mục tiêu là lực lượng không quân và các bệ phóng tên lửa của Assad”, ông John McCain phát biểu tại Học viện Brookings.
Ngoài ra, ông cũng cho rằng, cần phải thiết lập một khu vực an toàn cho chính phủ chuyển tiếp tại Syria.
“Khu vực này sẽ được chúng ta bảo vệ bằng hệ thống thống tên lửa phòng không Patriot, chúng ta có thể tổ chức các hoạt động đầy đủ về đào tạo và trang bị cho các lực lượng đối lập tại Syria”, Thượng nghị sỹ này cho biết.
Video đang HOT
Chiếc trực thăng của Chính phủ Syria bị phe đối lập bắn hạ
McCain cũng nhắc lại việc tán thành khả năng cung cấp vũ khí cho phe đối lập tại Syria, “tất cả điều này sẽ làm chấm dứt ngay lập tức cuộc xung đột? có lẽ là không. Nó sẽ giúp cứu sự sống tại Syria? Phe đối lập có nhiều khả năng thành công hơn? Xoay chuyển cuộc xung đột thành một thất bại chiến lược của Iran và phong trào Hezbollah?, theo tôi câu trả lời cho những câu hỏi này là có”, ông nói.
Trước đó, vị Thượng nghị sỹ McCain đã đưa ra chủ trương về việc can thiệp quân sự vào cuộc nội chiến tại Syria. Ngày 30/5, ông cho rằng, phe đối lập đang mong chờ Mỹ cung cấp vũ khí cho họ và “họ không hiểu tại sao chúng ta không giúp đỡ họ”, McCain nói.
Ông cũng bày tỏ tin tưởng rằng, Hoa Kỳ sẽ có thể đảm bảo cung cấp vũ khí cho các lực lượng đối lập và không để rơi vào tay của những kẻ cực đoan, “chúng ta có thể phân biệt được ai là ai và sẽ hỗ trợ đúng người”, chính trị gia này cho hay.
Trước đó, 27/5, McCain đã có chuyến “công du” chớp nhoáng đến “điểm nóng” này và có cuộc gặp với chỉ huy lực lượng “quân đội Syria tự do” và một số thủ lĩnh của các phiến quân hàng đầu tại khu vực gần biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ và chắc chắn ông đã đưa ra lập trường và một số kịch bản cho phe đối lập với sự hậu thuẫn của Mỹ.
Với những động thái và lời nói hiếu chiến kiểu McCain sẽ không làm cho cuộc xung đột tại Syria bớt đẫm máu mà cơ hội thành công của Hội nghị Quốc tế Geneve 2 ngày càng mong manh hơn.
Theo vietbao
Triều Tiên lại "ngoảnh mặt" đàm phán với Hàn Quốc về Kaesong
Triều Tiên tiếp tục cự tuyệt lời đề nghị mở các cuộc đàm phán của Hàn Quốcnhằm lấy lại số hàng hóa và vật liệu từ khu công nghiệp chung Kaesong, vốn bị đóng cửa do căng thẳng quân sự leo thang.
Một lượng hàng hóa lớn của Hàn Quốc vẫn còn nằm lại tại Kaesong
Tuyên bố trên của Bình Nhưỡng được đưa ra hôm 15/5 - sau đúng 1 ngày Seoul chính thức đề nghị mở một cuộc đàm phán tại làng đình chiến Panmunjom thuộc khu phi quân sự (DMZ) nằm giữa hai miền Triều Tiên.
Trước đó, Bộ Thống nhất Hàn Quốc từng hối thúc Triều Tiên nhanh chóng đưa ra câu trả lời cho lời đề nghị trên, đồng thời khẳng định việc đóng cửa tổ hợp công nghiệp chung Kaesong đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới "sự tồn vong" của 120 công ty Hàn Quốc hoạt động tại đây.
Tuy nhiên, phía Triều Tiên khẳng định trước hết Hàn Quốc phải ngừng ngay hành động "thiếu suy nghĩ" dẫn tới sự đối đầu và khiêu chiến nếu muốn bình thường hóa hoạt động tại khu công nghiệp Kaesong. Ngoài ra, Bình Nhưỡng phản đối mạnh mẽ cuộc tập trận chung giữa quân đội Mỹ - Hàn trong tuần này và cáo buộc tổng thống Park Geun-Hye đã đưa ra những lời tuyên bố "phi lý" về Kaesong.
"Nếu Hàn Quốc muốn thực hiện các cuộc đàm phán, họ nên tỏ thái độ đúng mực. Triều Tiên hiện đang suy xét nghiêm túc về việc liệu có thể đàm phán hay giải quyết vấn đề với Hàn Quốc", Cơ quan giám sát khu công nghiệp chung Kaesong của Triều Tiên phát biểu trên hãng thông tấn trung ương KCNA.
"Nếu Hàn Quốc 'thực lòng' muốn bình thường hóa hoạt động tại Kaesong, họ không nên nhắc tới 'những vấn đề không cần thiết' thay vào đó đưa ra 'những vấn đề cơ bản và ngừng ngay các hành động khiêu chiến và mưu đồ đối đầu' chống lại Triều Tiên. Chúng tôi xin nhắc lại một lần nữa với chính phủ Hàn Quốc rằng tương lai của Kaesong và mối quan hệ giữa 2 nước hoàn toàn phụ thuộc vào thái độ của họ", KCNA thông báo.
Được thành lập vào năm 2004, khu công nghiệp chung Kaesong từng là biểu tượng về tinh thần hợp tác giữa 2 miền Triều Tiên. Tổ hợp công nghiệp này nằm sâu trong lãnh thổ Triều tiên khoảng 10 km.
Việc Kaesong bị đóng cửa hoạt động xuất phát từ những căng thẳng quân sự leo thang giữa 2 nước trong 2 tháng qua kể từ sau cuộc thử nghiệm hạt nhân lần thứ 3 hồi tháng 2 của quốc gia cô lập.
Ngay đầu tháng 4, Triều Tiên đã chặn đường di chuyển của Hàn Quốc vào Kaesong, đồng thời rút toàn bộ 53.000 công nhân nước này về nước. Trong khi đó, những công dân cuối cùng của Hàn Quốc dời khỏi Kaesong mới chỉ cách đây hơn 10 ngày.
Mặc dù, các công ty Hàn Quốc đã dùng ô tô vận chuyển hàng hóa về nước song một lượng hàng trong kho vẫn còn ở lại Kaesong. Nhóm nhân viên Hàn Quốc cuối cùng dời khỏi Kaesong hôm 3/5 sau khi Seoul thanh toán 13 triệu USD cho các khoản tiền công và thuế chưa trả cho Bình Nhưỡng.
Cả 2 nước chưa đưa ra thông báo chính thức về việc đóng cửa vĩnh viễn khu công nghiệp chung Kaesong song Hàn Quốc vẫn tiếp tục cung cấp điện thắp sáng cho khu vực này. Bình Nhưỡng khẳng định việc tái khởi động khu công nghiệp Kaesong đòi hỏi Seoul ngừng tất cả "hành động thù địch và khiêu chiến quân sự" bao gồm tham gia các cuộc tập trận chung với Washington.
Theo 24h
Các tướng Trung Quốc phải trở về làm lính! Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa mới ra lệnh cho các tướng lĩnh hàng đầu của ông phải trở về làm binh lính cấp dưới trong hai tuần và việc này sẽ được triển khai định kỳ vài năm một lần. Mục đích mà ông Tập Cận Bình muốn có được khi đưa ra lệnh này là để củng cố tinh...