Mỹ đưa ra cách giám sát 24/7 việc sử dụng F-16 của Pakistan
Mỹ cùng lúc phê duyệt các hợp đồng quân sự với Pakistan và Ấn Độ.
Bộ Quốc phòng Mỹ thông báo Mỹ đã phê duyệt hợp đồng trị giá 125 triệu USD để cung cấp những chiếc tiêm kích F-16 cho Pakistan. Cùng lúc, Mỹ cũng thông báo phê duyệt hợp đồng cung cấp máy bay vận tải C-17 cho Ấn Độ trị giá 670 triệu USD, theo hãng tin RT.
Quốc hội Mỹ thông báo hợp đồng với Pakistan sẽ cho phép Lầu Năm Góc giám sát chặt chẽ 24/7 việc Pakistan sử dụng tiêm kích F-16. Động thái này được coi là sẽ hỗ trợ chính sách đối ngoại và an ninh của Mỹ, theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ.
Trong một thông báo riêng biệt, Cơ quan Hợp tác An ninh quốc phòng (DSCA) của Lầu Năm Góc nói rằng Ấn Độ đã yêu cầu mua phụ tùng và thiết bị thử nghiệm cho các máy bay vận tải Boeing C-17 của họ, và đang yêu cầu được đào tạo nhân sự cùng các chương trình hỗ trợ khác, với tổng giá trị ước tính là 670 triệu USD.
“Ấn Độ cần sự hỗ trợ bổ sung để duy trì khả năng sẵn sàng hoạt động, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa (HA/DR) trong khu vực”, DSCA cho biết.
Video đang HOT
Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ lưu ý kế hoạch này của Lầu Năm Góc không đem lại bất kỳ thay đổi nào trong quyết định hồi tháng 1-2018 của Tổng thống Donald Trump đóng băng hỗ trợ an ninh cho Pakistan.
DSCA giải thích các hợp đồng vũ khí ký với Pakistan và Ấn Độ sẽ không làm thay đổi cán cân quân sự cơ bản trong khu vực.
Tiêm kích F-16 của Pakistan (trái) và một máy bay vận tải C-17 và hai tiêm kích Su-30MKI của Ấn Độ. Ảnh: AFP
Việc phê duyệt các hợp đồng vũ khí này diễn ra sau khi Thủ tướng Pakistan Imran Khan đến thăm Mỹ và một tháng sau khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo thực hiện chuyến thăm cấp cao tới Ấn Độ.
Kế hoạch giám sát việc sử dụng F-16 của Lầu Năm Góc đưa ra sau khi Ấn Độ cáo buộc Pakistan sử dụng F-16 sai mục đích. F-16 được cung cấp cho Pakistan để sử dụng cho mục đích chống khủng bố, nhưng theo cáo buộc của Ấn Độ, Pakistan đã sử dụng một chiếc F-16 trong vụ đụng độ trên không giữa hai nước hồi tháng 2-2019.
Islamabad đã phủ nhận cáo buộc, nói rằng nước này sử dụng máy bay chiến đấu khác trong trận không chiến đó. Mỹ đã mở cuộc điều tra theo yêu cầu của Ấn Độ nhưng không thể chứng minh Pakistan sử dụng F-16 trong vụ việc.
THIÊN THANH
Theo PLO
Pakistan: Cựu Tổng thống Zardari bị cấm ra nước ngoài do cáo buộc rửa tiền
Ngày 27/12, Pakistan thông báo sẽ ban hành lệnh cấm cựu Tổng thống Asif Ali Zardari ra nước ngoài sau khi ông này bị cáo buộc phạm tội rửa tiền.
Cựu Tổng thống Pakistan Asif Ali Zardari tới dự một phiên họp Quốc hội ở Islamabad ngày 13/8. Ảnh: AFP/TTXVN
Sự việc xảy ra đúng 11 năm kể từ khi phu nhân của ông Asif Ali Zardari, Thủ tướng Benazir Bhutto bị ám sát.
Phát biểu trước báo giới tại Islamabad, Bộ trưởng Thông tin Fawad Chaudhry cho biết ông Zardari và chị gái của ông là Faryal Talpur là hai trong số 172 người bị đưa vào danh sách cấm xuất cảnh do liên quan đến các vụ rửa tiền thông qua các tài khoản "ma".
Đầu tuần này, Bộ trưởng Thông tin Fawad Chaudhry cho biết lực lượng điều tra chung (JIT) đã tìm ra bằng chứng hoạt động rửa tiền của ông Zardari thông qua một số công ty và các tài khoản ma. Ông Zardari, từng là đồng Chủ tịch đảng Nhân dân đối lập của Pakistan, đồng thời là Tổng thống từ năm 2008 - 2013.
Kể từ khi nhậm chức tháng 7/2018, Thủ tướng Pakistan Imran Khan đã cam kết mạnh tay với nạn tham nhũng tràn lan, cũng như sẽ thu hồi hàng tỷ USD bị bòn rút từ ngân sách nhà nước.
Quyết định cấm ra nước ngoài đối với ông Ali Zardari được đưa ra chỉ vài ngày sau khi một tòa án chống tham nhũng tại Pakistan kết án cựu Thủ tướng Nawaz Sharif 7 năm tù giam với các tội danh tham nhũng.
Theo Phương Hoa (TTXVN)
Ấn Độ tuyên bố không nhờ ông Trump là trung gian hòa giải với Pakistan Ấn Độ đã phủ nhận rằng thủ tướng của họ đã yêu cầu Tổng thống Mỹ Donald Trump đóng vai trò trung gian hòa giải cuộc xung đột Kashmir với Pakistan. Ông Trump và ông Khan - Ảnh: Internet Hôm 22.7, khi gặp Imran Khan, Thủ tướng Pakistan, tại Nhà Trắng, ông Trump đã nói rằng ông muốn làm trung gian hòa giải...