Mỹ đưa Patriot đến Litva và điều cấm với Nga
Hãng Reuters dẫn nguồn tin quân sự Litva, hệ thống phòng không Patriot đầu tiên đã được Mỹ đưa đến Litva – quốc gia Baltic áp sát Nga.
Âm thầm triển khai
Thông tin về sự hiện diện của hệ thống Patriot được cơ quan báo chí thuộc Bộ Quốc phòng Litva xác nhận và cho biết, khẩu đội PAC 3 đầu tiên đã được đưa đến căn cứ Siauliai tại Litva hôm 10/7.
Nguyên nhân của việc triển khai này được Mỹ đưa ra nhằm phục vụ cho cuộc diễn tập bắn đạn thật Tobruk Legacy, và sẽ được rút khỏi đây khi cuộc diễn tập kết thúc vào ngày 22/7 tới đây.
Ngay trước khi Patriot chính thức đến Litva, hồi đầu năm 2017, Mỹ đã lần đầu úp mở kế hoạch đưa hệ thống Patriot đến quốc gia Baltic này nhằm phục vụ các cuộc tập trận của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vào mùa Hè này, mặc dù động thái này sẽ chỉ là tạm thời.
Phát biểu với các phóng viên tại Vilnius, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis từ chối bình luận về việc triển khai này nhưng ông tuyên bố mọi quyết định liên quan sẽ được thực hiện trên cơ sở tham vấn với Chính phủ Lítva, đồng thời nhấn mạnh sự triển khai quân sự của NATO trong khu vực chỉ mang mục đích phòng thủ.
Hệ thống phòng không Patriot PAC 3.
Về phần mình, Tổng thống Litva Grybauskaite cho hay Vilnius cần “tất cả các phương tiện phòng thủ và đánh chặn cần thiết” và Lítva cần thảo luận cụ thể hơn để quyết định các phương tiện cụ thể đó là gì.
Video đang HOT
Động thái trên diễn ra trong bối cảnh căng thẳng không ngừng leo thang với Nga, nước sẽ tổ chức các cuộc tập trận quy mô lớn tại Belarus và tỉnh Kaliningrad của Nga vào tháng Chín tới.
Moskva chưa công bố số lượng binh sĩ sẽ tham gia vào cuộc tập trận, song truyền thông phương Tây đồn đoán con số có thể lên tới 100.000 quân và chương trình diễn tập sẽ bao gồm cả huấn luyên vũ khí hạt nhân.
NATO cho rằng các cuộc tập trận của Nga là mối đe dọa đối với khối này trong khi Moskva bác bỏ mọi cáo buộc và tuyên bố chính sự hiện diện của liên minh do Mỹ dẫn đầu tại khu vực mới đang đe dọa ổn định ở Đông Âu.
Cấm kỵ với Nga
Trong khi Mỹ âm thầm đưa tên lửa áp sát Nga thì nước này lại liên tục phản đối việc Nga triển khai tên lửa Iskander tại Kaliningrad – vùng lãnh thổ hải ngoại của mình.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis cho rằng việc Nga triển khai các tên lửa đạn đạo Iskander-M ở gần biên giới các nước Baltic là “việc làm mất ổn định” khu vực. Phát biểu trước truyền thông khi đang có mặt tại Lithuania, Bộ trưởng Mattis cáo buộc: “Bất kỳ hoạt động tăng cường nào như vậy đều gây mất ổn định.”
Ngay trước đó, NATO cũng đã có phản ứng đầu tiên của mình sau khi Nga úp mở việc triển khai cố định hệ thống tên lửa đạn đạo Iskander-M tại Kaliningrad.
Tuyên bố với hãng thông tấn Sputnik của Nga, Phó Tổng Thư ký của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), bà Rose Gottemoeller cho biết, phương Tây coi việc Nga triển khai tên lửa đạn đạo tại Kaliningrad là mối đe dọa thực sự đối với an ninh của mình.
“Không ai tranh luận với thực tế vùng Kaliningrad là lãnh thổ của Nga, nhưng việc triển khai các hệ thống tên lửa Iskander là một bằng chứng về xu hướng quân sự hóa và tăng cường kiểm soát… vùng không phận. Nhiều thành viên trong Liên minh là láng giềng của Nga coi đó là một mối đe dọa đối với an ninh của nước mình”, bà Gottemoeller nói.
Không chỉ phản đối Iskander-M, phương Tây còn yêu cầu Nga rút ngay lập tức vũ khí này khỏi vùng lãnh thổ hải ngoại này.
Đáp lại những chỉ trích của phương Tây, Thư ký báo chí Tổng thống Putin, ông Dmitry Peskov tuyên bố, Nga không thể đưa các tên lửa Iskander-M ra khỏi tỉnh Kaliningrad trong khi các tên lửa của NATO vẫn còn hiện diện tại Đông Âu.
“Không thể đơn giản thu dọn những tên lửa này ra khỏi Kaliningrad, tôi không biết liệu những kế hoạch xây dựng tổ hợp phòng thủ tên lửa chống Nga ở lục địa châu Âu có được hủy bỏ hay không”, ông Peskov nhấn mạnh.
Theo nhận định của một số chuyên gia, tuyên bố của ông Peskov được coi là lời khẳng định rằng sẽ không có chuyện Nga rút tên lửa đạn đạo Iskander-M.
Theo Đan Nguyên
Báo Đất việt
Litva hướng dẫn người dân chống trả nếu bị Nga tấn công
Bộ Quốc phòng Litva vừa phát hành tài liệu dài 75 trang, hướng dẫn cư dân trở thành lực lượng du kích trong trường hợp bị Nga tấn công vũ trang.
Tài liệu hướng dẫn sinh tồn và nhận dạng lực lượng Nga. Ảnh: Bộ quốc phòng Litva.
Bộ Quốc phòng Litva phát hành hơn 30.000 bộ tài liệu huấn luyện dài 75 trang, hướng dẫn cách sinh tồn và chiến đấu cho người dân để biến họ thành lính du kích trong trường hợp bị Nga tấn công vũ trang, RT ngày 29/10 đưa tin.
Bộ tài liệu chỉ ra dấu hiệu về hoạt động can thiệp vũ trang của Nga, mở đầu bằng chiến dịch xâm nhập truyền thông, kích động người ủng hộ, chiến tranh tâm lý và cuối cùng là một cuộc tấn công toàn diện. Tài liệu còn hướng dẫn cách phân biệt những trang bị khí tài đang có trong biên chế của Nga, đặc biệt là các loại xe tăng, xe thiết giáp, quân phục và các loại súng, mìn mà quân đội Nga thường sử dụng.
Bộ Quốc phòng Litva giả định rằng nếu chiến sự nổ ra, quân đội chính quy có thể bị tiêu diệt trong thời gian ngắn, buộc người dân phải đứng lên phát động chiến tranh du kích.
Trong trường hợp đó, người dân được hướng dẫn cách chọn trang phục ngụy trang ấm áp, cùng các kỹ thuật sinh tồn trong thiên nhiên, hay chế tạo các thiết bị đơn giản từ những vật dụng gia đình. Những món đồ được ưu tiên khi tản cư là thực phẩm giàu năng lượng, giấy ướt và bao cao su.
Litva nằm giáp vùng lãnh thổ Kaliningrad của Nga. Đồ họa: WP
Đây là lần thứ ba Litva phát hành bộ tài liệu hướng dẫn này, kể từ khi xung đột nổ ra ở miền đông Ukraine vào năm 2014. Bộ trưởng Quốc phòng Juozaz Olekas khẳng định tài liệu không chỉ có ích cho ba triệu cư dân của Litva, nó còn cho thấy bất kỳ ai xâm lược nước này sẽ gặp sự kháng cự quyết liệt.
Theo tổ chức nghiên cứu Rand Corporation (Mỹ), nếu xung đột thực sự nổ ra, quân đội Nga chỉ cần 60 giờ đồng hồ để chiếm toàn bộ ba nước thành viên NATO ở vùng Baltic, gồm Litva, Latvia và Estonia.
Tử Quỳnh
Theo VNE
Đường bay "lạ" của chuyên cơ chở Tổng thống Putin tới hội nghị G20 Chuyên cơ chở Tổng thống Nga Vladimir Putin tới hội nghị G20 ở Đức đã đi quãng đường vòng dài khoảng 500km để tránh bay qua Ba Lan hay các quốc gia vùng Baltic, Reuters cho biết. Chuyên cơ chở Tổng thống Putin đáp xuống sân bay Hamburg đêm 6//7. (Ảnh: RT) Reuters dẫn dữ liệu từ trang mạng FlightRadar24, cho biết hôm...