Mỹ đưa máy bay tấn công F-18 dò la không phận Iraq
Từ tàu sân bay trên Vịnh Ba Tư, Mỹ đã đưa các máy bay F-18 thực hiện nhiệm vụ giám sát không phận Iraq. Hành động này nằm trong kế hoạch “tăng cường hỗ trợ an ninh” tại Iraq của Tổng thống Barack Obama.
Theo hãng tin Fox News, các máy bay F-18 đã được phóng từ tàu sân bay USS George HW Bush trên Vịnh Ba Tư (Persian – Phiên âm: Péc-Xích). Trước đó, chính quyền của Tổng thống Obama đã cho phép triển khai “các chuyến bay giám sát bằng máy bay có người lái và không người lái” tới Iraq. Tuy nhiên, F-18 lại không phải là một máy bay giám sát thông thường mà nó là loại máy bay tấn công.
Tình hình an ninh tại Iraq đang hết sức căng thẳng khi quân đội chính phủ phải chiến đấu chống lại lực lượng nổi dậy đông đảo và hung hãn mang tên “Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận Đông” (ISIS). Nhiều khả năng Tổng thống Obama vẫn sẽ quyết tâm không tiến hành các cuộc không kích tại Iraq. Song, trong phiên họp với các nhà lãnh đạo quốc hội hàng đầu tại Phòng Bầu dục vào chiều hôm 18/6, Nhà Trắng xác nhận Tổng thống Obama đang cân nhắc việc triển khai các hành động quân sự.
Máy bay F-18 của Mỹ đã được triển khai giám sát không phận Iraq.
Nhà Trắng nhấn mạnh ông Obama phát biểu trước các nhà lập pháp rằng: “Nỗ lực của chúng ta là cải thiện khả năng chiến đấu cho các lực lượng an ninh tại Iraq để chống lại mối đe dọa từ ISIS bao gồm giải pháp Mỹ tăng cường hỗ trợ an ninh cho Iraq”.
Video đang HOT
Hiện nay, lực lượng ISIS – một nhánh của mạng lưới khủng bố al-Qaeda, đã giành quyền kiểm soát thành phố Mosul, Tikrit và nhiều thị trấn khác tại Iraq trong khi lực lượng quân đội chính phủ do không được chuẩn bị sẵn tâm lý chiến đấu đã nhanh chóng đầu hàng hoặc tháo chạy khỏi các chốt chặn. Do đó, chính phủ Iraq đã kêu gọi Tổng thống Obama tổ chức các cuộc không kích để trấn áp phe nổi dậy ISIS.
Dù chưa có quyết định chính thức, một quan chức cấp cao Mỹ trả lời hãng tin Fox News cho biết Tổng thống Obama có khả năng sẽ cử 100 đặc nhiệm tới hỗ trợ đào tạo cho các binh sĩ và mở rộng mạng lưới tình báo cho quân nhân Iraq.
Những thông tin chi tiết về cuộc họp bàn gần 30 phút giữa ông Obama với 4 nhà lãnh đạo hàng đầu trong quốc hội Mỹ đã không được tiết lộ.
Tuy nhiên, một sĩ quan phụ tá cho lãnh đạo phe thiểu số của đảng Cộng hòa ở Thượng viện, Mitch McConnell khẳng định rằng lực lượng ISIS là “mối đe dọa nghiêm trọng tới lợi ích của nước Mỹ” và hối thúc Tổng thống có kế hoạch can thiệp quân sự.
“Thật không may, năng lực hiện nay của các lực lượng an ninh Iraq còn kém xa so với thời điểm Tổng thống quyết định rút toàn bộ binh sĩ khỏi đất nước này do hai bên không thể đàm phán thành công về việc quân đội Mỹ ở lại để bảo vệ những thành quả đã đạt được. Tình hình hiện nay rất nguy cấp, chúng ta cần bảo vệ công dân Mỹ, đồng minh và lợi ích của nước Mỹ”, sĩ quan trên nói.
Hồi tuần trước, ông Obama cũng tuyên bố rằng việc Mỹ triển khai các hành động quân sự ngắn hạn tại Iraq sẽ không thể thành công nếu chính quyền Baghdad không thay đổi thể chế chính trị.
Hiện trường một cuộc giao tranh tại Iraq.
Ngay cả hoạt động của mạng lưới tình báo Mỹ tại Iraq cũng đã bị thu hẹp sau khi các binh sĩ Mỹ rút quân khỏi Iraq hồi năm 2011 và ảnh hưởng từ cuộc nội chiến tại Syria.
Hôm 18/6, hãng tin AP cho hay giới phân tích tình báo Mỹ đang nghiên cứu theo dõi mọi dịch chuyển của các nhân vật lãnh đạo chủ chốt thuộc phe nổi dậy ISIS. Theo các quan chức tình báo Mỹ, họ đang sàng lọc những nguồn dữ liệu cung cấp từ Jordan, Ả Rập Xê-út, Thổ Nhĩ Kỳ và các nguồn tình báo khác từ hệ thống vệ tinh, máy bay không người lái và truyền thông từ Cơ quan An ninh quốc gia (NSA).
Theo Infonet
Mỹ điều máy bay tàng hình F-22 tới Malaysia tập trận
Mỹ đang triển khai các máy bay chiến đấu tàng hình F-22 và máy bay tấn công F-15C/D tới Malaysia để tập trận Cope Taufan.
F-22 và F-15 của Không quân Mỹ sẽ tham gia tập trận cùng với MiG-29 và Su-30MKM của Không quân Malaysia.
Tại căn cứ không quân Barnes của Malaysia, Không quân Mỹ đang bắt đầu triển khai các phi đội máy bay chiến đấu tàng hình F-22 Raptor đến đây để tham gia cuộc tập trận đa quốc gia mang tên Cope Taufan kéo dài trong 3 tuần.
Theo tờ WGBB cho biết hôm 3/6 thì một số máy bay chiến đấu F-15C/D cùng với hơn 100 thành viên của Phi đội tiêm kích số 104, thuộc lực lượng Phòng không quốc gia Massachusetts của Không quân Mỹ đang bắt đầu triển khai đến Malaysia từ hôm 1/6.
Trong khuôn khổ tập trận Cope Taufan sẽ các hoạt động chiến đấu liên hợp giữa các máy bay chiến đấu tàng hình F-22 Raptor của Phi đội tiêm kích 104 và các máy bay chiến đấu MiG-29, Su-30MKM của Không quân Malaysia.
Mục đích Không quân Mỹ điều các máy bay chiến đấu F-15C/D và F-22 Raptor tới Malaysia tập trận nhằm thắt chặt mối quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước, đồng thời thực hiện các bài tậptrên không với các máy bay chiến đấu không đồng dạng MiG-29 và Su-30 của Không quân Malaysia nhằm phát triển chiến thuật cho các phi công lái F-15 và F-22 trong các hoạt động trên khu vực Thái Bình Dương.
F-15 và F-22 là hai loại máy bay chiến đấu tối tân và đang hoạt động trong vai trò chiến đấu chủ lực của Không quân Mỹ hiện nay. Trong khi đó, MiG-29 và Su-30MKM là hai loại máy bay chiến đấu hạng trung và hạng nặng do Liên Xô/Nga phát triển, vốn vẫn được coi là đối thủ số 1 của các máy bay chiến đấu Mỹ và NATO từ thời Chiến Tranh Lạnh tới nay. Do vậy, cuộc tập trận Cope Taufan cũng sẽ là cơ hội tốt để Không quân Mỹ kiểm tra khả năng chiến đấu của các máy bay của họ so với máy bay do Nga sản xuất.
Theo Báo Đất Việt
Iran tập trận tấn công "gót chân Achilles" của Mỹ Người đứng đầu lực lượng vệ binh cách mạng Iran tuyên bố, đội quân của ông đang tiến hành một cuộc diễn tập hải quân, có sử dụng một mô hình tàu chiến của Mỹ trong khi tàu chiến thật đang tiếp tục lượn quanh vùng biển của Vịnh Ba Tư, RT đưa tin. Trong khi Tổng thống Iran Hassan Rouhani tiếp tục...