Mỹ đưa các công ty nghi liên quan tới quân đội Trung Quốc vào danh sách đen
Chính phủ Mỹ thêm 12 công ty Trung Quốc vào “ danh sách đen” xuất khẩu, trong đó có những thực thể bị nghi hỗ trợ cho công nghệ chống ngầm, chống tàng hình của quân đội Trung Quốc.
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo (Ảnh: Reuters).
Mỹ ngày 24/11 đã đưa 12 công ty Trung Quốc vào “danh sách đen”, động thái mới nhất từ Washington nhằm vào mối quan hệ giữa doanh nghiệp Mỹ và lĩnh vực quốc phòng công nghệ cao của Trung Quốc.
“Thương mại toàn cầu nên hướng tới ủng hộ hòa bình, thịnh vượng và các công việc được trả lương cao, chứ không phải là các mối đe dọa an ninh quốc gia”, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho biết.
Video đang HOT
Các công ty ngày 24/11 bị thêm vào “danh sách đen”, hay có tên gọi chính thức là danh sách thực thể, hoạt động trong các lĩnh vực như máy tính lượng tử, bán dẫn, cũng như nhằm vào các doanh nghiệp Trung Quốc đã đóng góp “cho các hoạt động hạt nhân không được đảm bảo an toàn của Pakistan”.
Lệnh cấm này sẽ ngăn các doanh nghiệp Trung Quốc bán vật liệu và thiết bị cho các thực thể Trung Quốc.
Theo Bộ Thương mại Mỹ, một số công ty trong lệnh cấm mới nhất bị nghi đã hỗ trợ quân đội Trung Quốc trong việc ứng dụng công nghệ chống tàu ngầm, chống tàng hình và khả năng phá vỡ mã hóa hoặc phát triển mã hóa không thể phá vỡ.
“Bộ Thương mại cam kết sẽ sử dụng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu để bảo vệ an ninh quốc gia của Mỹ”, bà Raimondo cho biết.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã bày tỏ sự lo ngại về sự phát triển của quân đội Trung Quốc trong thời gian qua.
Giống người tiền nhiệm Donald Trump, chính quyền Biden đang nỗ lực trong việc ngăn chặn dòng chảy công nghệ quan trọng từ nước này có nguy cơ hướng đến quân đội Trung Quốc thông qua các kênh thương mại.
Trước động thái ngày 24/11, Mỹ từng chặn các nhà đầu tư nước này mua cổ phần từ các công ty có liên quan tới ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc và cũng đưa nhiều công ty vào danh sách thực thể vì nghi ngờ thách thức an ninh quốc gia của Mỹ.
CSIS: Trung Quốc duy trì 300 tàu dân quân biển ở Biển Đông
Trung Quốc bị cho là đã liên tục mở rộng đội tàu dân quân biển, một phần trong chiến lược đòi yêu sách chủ quyền phi lý ở Biển Đông, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) cho biết.
Trung Quốc bị cáo buộc dùng đội tàu dân quân biển để củng cố chiến lược đòi yêu sách chủ quyền phi lý ở Biển Đông (Ảnh: CSIS).
Straits Times dẫn một báo cáo công bố hôm 18/11 của CSIS nói rằng, lực lượng dân quân biển của Trung Quốc, trong đó phần lớn là các tàu đánh cá, đã mở rộng phạm vi hoạt động và tham gia vào các chiến dịch hung hăng ở Biển Đông kể từ những năm 2000 đến nay.
"Lực lượng dân quân này, hiện ở Biển Đông, đến từ khoảng 10 cảng ở tỉnh Quảng Đông và Hải Nam của Trung Quốc. Dữ liệu viễn thám cho thấy có khoảng 300 tàu dân quân duy trì hoạt động gần quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam)", báo cáo của CSIS cho hay.
Báo cáo cho biết, các tàu dân quân biển của Trung Quốc ngày càng hung hăng hơn trong việc "quấy rối các hoạt động quân sự của nước ngoài". Báo cáo trích dẫn sự việc hồi tháng 3/2009 khi 5 tàu Trung Quốc, trong đó có 2 tàu cá, áp sát tàu khảo sát USNS Impeccable của Mỹ đang hoạt động trong vùng biển quốc tế ở Biển Đông.
Giới phân tích cho rằng Trung Quốc đang dùng lực lượng mà họ gọi là dân quân biển (hay "đội quân xanh") với hàng nghìn thành viên và hàng trăm tàu sơn màu xanh để thực hiện mưu đồ bành trướng chủ quyền ở Biển Đông.
Theo các chuyên gia phương Tây, lực lượng dân quân biển do Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc tài trợ và kiểm soát, và có thể nhanh chóng giúp Trung Quốc hiện diện quy mô lớn quanh các đảo và rạn san hô mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền phi pháp ở Biển Đông.
Carl Schuster, cựu giám đốc điều hành Trung tâm tình báo chung của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương (Mỹ), nhận định: "Vai trò của lực lượng dân quân biển của quân đội Trung Quốc không phải là đánh bắt. Họ có các vũ khí tự động, thân tàu được gia cố, khiến lực lượng này vô cùng nguy hiểm khi tiếp cận. Các tàu này có tốc độ khoảng 18-22 hải lý/giờ, khiến chúng di chuyển nhanh hơn 90% tàu cá trên thế giới".
Trung Quốc hiện chưa bình luận về báo cáo của CSIS, nhưng từ lâu đã bác bỏ cáo buộc sử dụng các tàu dân quân biển để thúc đẩy các yêu sách chủ quyền phi lý ở Biển Đông. Bắc Kinh nói, đó chỉ là các tàu đánh cá thương mại.
Rào cản "ngáng đường" các dự án của Trung Quốc tại lục địa đen Các dự án đầu tư của Trung Quốc bị đe dọa bởi các cuộc nội chiến và đảo chính ở các quốc gia châu Phi, ngay cả khi Bắc Kinh theo đuổi lập trường trung lập. Những người biểu tình ủng hộ dân chủ ở Sudan kêu gọi khôi phục chính phủ bị lật đổ (Ảnh: AP). Trong khi các công ty phương...