Mỹ đưa 55 tàu chiến đến Vịnh Ba Tư nhằm kiểm soát Iran?
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang lên kế hoạch thành lập một liên minh hàng hải quốc tế với 55 tàu chiến tuần tra ở Vịnh Ba Tư vào tháng 11/2019 nhằm giám sát Iran, Kyodo ngày 19/9 dẫn lời một nguồn thạo tin cho biết.
Tàu sân bay USS Abraham Lincoln của Mỹ với tàu hỗ trợ chiến đấu nhanh USNS Bắc Cực. Ảnh: AFP
Kế hoạch được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Iran sau các cuộc tấn công gần đây vào các cơ sở dầu mỏ lớn ở Ả Rập Saudi, mà Washington đã cáo buộc Tehran đứng sau các vụ tấn công..
Tuy nhiên, Kyodo cho biết, Chính quyền Mỹ có thể gặp khó khăn trong việc thực hiện kế hoạch vì chỉ có bốn quốc gia là Úc, Bahrain, Anh và Ả Rập Saudi đồng ý tham gia Chiến dịch Canh gác (Operation Sentinel), một liên minh do Mỹ lãnh đạo nhằm đảm bảo an toàn và ổn định cho tàu thuyền đi qua các tuyến đường biển ở eo biển Hormuz, Vịnh Ba Tư.
Hôm 19/9, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất cũng tuyên bố sẽ gia nhập liên minh do Mỹ lãnh đạo để bảo đảm dòng cung cấp năng lượng cho nền kinh tế toàn cầu và góp phần duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.
Mỹ cũng đã vận động các nước khác tham gia liên minh để tăng áp lực lên Iran. Đến nay, Nhật Bản tỏ ra khá dè dặt về việc tham gia vì e ngại sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ truyền thống với Iran.
Theo nguồn tin này, Mỹ đã trình bày kế hoạch giám sát cho các đồng minh và các nước đối tác trong cuộc họp hôm 16/9 tại Bahrain.
Đại diện của 28 quốc gia đã tham dự cuộc họp trên tàu hải quân Anh, Nhật Bản được cho cũng đã tham gia cuộc họp. Tuy nhiên, các đồng minh chủ chốt của Mỹ là Pháp và Đức đã không tham gia cuộc họp.
Trong cuộc họp hôm 16/9, Phần Lan, Kuwait và Latvia cho biết họ đang xem xét việc gửi nhân sự đến trụ sở liên minh của Mỹ ở Bahrain, AP dẫn lời nguồn tin.
Chiến dịch Sentinel được Bộ Tư lệnh Hoa Kỳ (Centcom) thực hiện sau khi 2 tàu chở dầu, trong đó có một tàu của công ty Nhật Bản, bị tấn công ở eo biển Hormuz hồi tháng 6 năm nay. Mỹ đổ lỗi Iran đứng sau vụ bắt giữ, trong khi Tehran phủ nhận mọi cáo buộc.
Căng thẳng ở vùng Vịnh tiếp tục leo thang gần đây sau vụ tấn công nhằm vào các cơ sở dầu của Ả rập Saudi hôm 14/9 khiến sản lượng dầu của nước này giảm một nửa.
Tổng thống Trump trong tuần này tuyên bố, Mỹ có nhiều phương án đáp trả nếu Iran đứng sau vụ tấn công. Trong khi đó, Iran đã cảnh báo “cuộc chiến toàn diện” sẽ nổ ra nếu họ gặp phải bất kỳ cuộc tấn công nào từ Mỹ hoặc Ả rập Saudi.
Quân đội Mỹ công bố một đoạn video cho thấy Lực lượng vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran đã tháo gỡ một thuỷ lôi chưa nổ khỏi mạn con tàu chở dầu bị tấn công trên Vịnh Oman hồi tháng 6. Nguồn: Guardian
An Nhi
Kyodo
Theo thoidai.com
Kịch bản Mỹ mở chiến dịch đổ bộ chớp nhoáng chiếm căn cứ quân sự Iran
Nếu căng thẳng với Iran tiếp tục leo thang, một trong những phương án quân sự của Mỹ là mở chiến dịch đổ bộ chớp nhoáng nhằm vào căn cứ quân sự Iran
Lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ có thể đóng vai trò nòng cốt trong cuộc xung đột với Iran.
Theo National Interest, Iran là một trong những quốc gia có lực lượng quân sự hùng hậu nhất hiện nay mà Mỹ phải đối phó. Quốc gia này có số dân tương đương một phần tư dân số Mỹ, với vùng bờ biển dài, rất khó để bất cứ một lực lượng quân sự nào có thể chiếm đóng.
Nhưng Mỹ hoàn toàn có khả năng mở chiến dịch đổ bộ nhằm vào một mục tiêu cụ thể nào đó trong lãnh thổ Iran. Đó có thể là mục tiêu gần bờ hoặc căn cứ của Iran trên biển, tác giả Kyle Mizokami nhận định.
Với vùng bờ biển dài tới 2.500km, dài hơn bờ biển của cả 3 bang California, Orgeon và Washington của Mỹ cộng lại. Vùng biển dài giúp Iran dễ dàng phô trương sức mạnh ở Vịnh Ba Tư, nhưng đó cũng là con dao hai lưỡi.
Bởi Iran cũng cần phải dàn trải lực lượng để bảo vệ 2.500km đường bờ biển, đặc biệt trước mối đe dọa của Mỹ.
Thủy quân Lục chiến là một trong những lực lượng tinh nhuệ nhất của quân đội Mỹ. Lực lượng này được trang bị mọi trang thiết bị cần thiết để mở chiến dịch đổ bộ quy mô lớn.
Một trong những chiến lược mà thủy quân lục chiến Mỹ đã thuộc nằm lòng, là đổ bộ chớp nhoáng chiếm mục tiêu, bảo vệ mục tiêu này trong khoảng thời gian và sau đó là rút quân theo hướng đã tấn công.
Đổ bộ tác chiến đã nhiều lần giúp Mỹ và phương Tây đạt được chiến thắng quyết định trong các cuộc chiến.
Iran có nhiều cơ sở quân sự dọc theo đường biển dài, thuộc hải quân và Lực lượng Vệ binh Cách mạng (IRGC) của Iran. Hải quân Iran thường hoạt động ở phía đông eo biển Hormuz, còn IRGC tập trung tuần tra ở phía tây.
Hải quân Iran có nhiều tàu chiến cỡ lớn, trong khi IRGC sử dụng các tàu nhỏ, hoặc tàu dân sự nhưng được vũ trang mạnh.
Theo tác giả Mizokami, Mỹ có thể đổ bộ chiếm mục tiêu quân sự Iran như một lời cảnh báo nếu Iran tiếp tục rải mìn, bắt giữ thủy thủ phương Tây, hay khiêu khích bằng xuồng cao tốc.
Trong quá khứ, Iran cũng thường tập trung đối phó với phương Tây trên biển, nên chưa chủ động phòng bị ở các căn cứ ven biển. Mỹ hoàn toàn có thể lựa chọn mục tiêu là căn cứ của IRGC để đạt mục tiêu cao nhất, cũng như làm suy yếu lực lượng này.
Theo tác giả Mizokami, lực lượng đổ bộ đủ sức mạnh đến tấn công căn cứ Iran phải bao gồm khoảng 16.000 người. Các tàu đổ bộ trực tiếp tấn công, trong khi tàu khu trục và ít nhất một nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ yểm trợ từ xa.
Chiến dịch mở đầu bằng việc vô hiệu hóa hệ thống phòng không của đối phương. Tên lửa Tomahawk được sử dụng để phá hủy các mục tiêu cố định và trung tâm chỉ huy.
Tàu đổ bộ đệm khí LCAC của Mỹ.
Pháo hạm trang bị trên các tàu khu trục đồng loạt khai hỏa, yểm trợ cho thủy quân lục chiến. Mỹ cũng có thể trang bị cho các tàu đổ bộ hệ thống phóng rocket đa nòng (GMLS), giúp tăng cường sức tấn công.
Các máy bay F/A-18E/F Super Hornet, F-35C và F-35B được giao nhiệm vụ tấn công từ xa, sử dụng các loại vũ khí dẫn đường chính xác như bom Stormbreaker.
Về phương diện đổ bộ, Mỹ có thể dùng máy bay MV-22 Osprey, trực thăng CH-53E và trực thăng tấn công AH-1Z. Ở trên không, nhiệm vụ thuộc về các tàu đổ bộ đệm khí LCAC và LCU.
Tàu đổ bộ không chỉ chở theo thủy quân lục chiến, mà còn bao gồm cả xe bọc thép, xe tăng Abrams, pháo tự hành. Sau vài giờ, hàng ngàn thủy quân lục chiến Mỹ cần phải nắm quyền kiểm soát căn cứ và chuẩn bị kết hoạch rút lui.
Dĩ nhiên, một chiến dịch đổ bộ tấn công chớp nhoáng rồi rút lui tiềm ẩn nhiều rủi ro và cả thương vong lớn. Nhưng đây là phương án phù hợp nhất, vừa có thể răn đe Iran, vừa phô trương sức mạnh quân sự Mỹ mà không leo thang xung đột lên thành chiến tranh toàn diện, tác giả Mizokami kết luận.
Theo Danviet
Thủ tướng Anh họp khẩn ngay trước khi từ chức để tính kế với Iran Thủ tướng Anh Theresa May sẽ tổ chức cuộc họp khẩn trong hôm nay để thảo luận việc Iran bắt giữ tàu chở dầu nước này. Trong động thái quan trọng cuối cùng trước khi từ chức vào ngày 24/7, bà May sẽ chủ trì một cuộc họp của Ủy ban khẩn cấp Văn phòng Nội các Anh (COBR) vào khoảng 10h30 sáng...