Mỹ đưa 3 máy bay ném bom chiến lược ra Thái Bình Dương
Mỹ mới đây triển khai ba máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2 Spirit ở Guam như một phần của chiến lược “xoay trục” châu Á-Thái Bình Dương.
Mỹ mới đây triển khai ba máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2 Spirit ở Guam như một phần của chiến lược “xoay trục” châu Á-Thái Bình Dương.
Mỹ mới đây triển khai ba máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2 Spirit ở Guam như một phần của chiến lược “xoay trục” châu Á-Thái Bình Dương (TBD) và gửi thông điệp tới Trung Quốc, một quan chức quân sự Mỹ nói. Đồng thời, Mỹ điều cụm tàu sân bay thứ hai ra TBD.
Trang tin Mỹ Washington Free Beacon ngày 28/8 dẫn lời đô đốc hải quân Cecil Haney thuộc Bộ Tư lệnh chiến lược Mỹ nói rằng, việc triển khai huấn luyện phi đội máy bay B-2 nói trên chứng tỏ Mỹ tiếp tục cam kết với các chiến dịch không kích chiến lược toàn cầu tại khu vực châu Á-TBD. Đồng thời thi hành các lựa chọn quân sự linh hoạt và đáng tin cậy của Tổng thống Mỹ Barack Obama, nhằm đáp ứng các yêu cầu an ninh quốc gia của Mỹ và các đồng minh.
B-2 Spirit được hai chiếc tiêm kích tàng hình F-22 hộ tống tại Guam. Ảnh: US Navy.
Đô đốc Haney tuyên bố, việc triển khai các máy bay ném bom hạt nhân chiến lược B-2 nhằm gửi một thông điệp tới các đồng minh cũng như đối thủ của Mỹ.
Video đang HOT
“Điều quan trọng đối với Bộ Tư lệnh chiến lược Mỹ là tiếp tục thực thi khả năng tấn công toàn cầu và tăng cường răn đe những kẻ thù tiềm tàng, trong khi bảo đảm an ninh cho các đồng minh của chúng tôi thông qua những đợt triển khai dạng này”, ông Haney nói.
Đô đốc Haney nói rằng, quân đội Mỹ “đang giám sát suốt 24/24h, 7 ngày/tuần khi tiến hành các chiến dịch nhằm phát hiện và ngăn ngừa những vụ tấn công chiến lược nhằm vào Mỹ và các đồng minh của chúng tôi”.
Triển khai các máy bay ném bom chiến lược như vậy chỉ là một cách mà Bộ Tư lệnh TBD của Mỹ thực hiện để duy trì sự ổn định”, ông nói.
Gần như suốt tháng 8, các máy bay ném bom tàng hình tối tân của Mỹ đóng căn cứ tại hòn đảo phía tây TBD, thực hiện các nhiệm vụ được không lực Mỹ mô tả là các hoạt động được thiết kế nhằm “nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu”.
Phát ngôn viên không quân Mỹ Ray Geoffroy cho biết, máy bay B-2 bay tập gần Guam và trong khu vực Bộ Tư lệnh TBD chịu trách nhiệm. Các kỹ năng huấn luyện bao gồm chỉ huy và kiểm soát, tiếp dầu trên không và lắp đặt vũ khí. Đại úy Geoffroy nói việc triển khai máy bay ném bom tàng hình được lên kế hoạch gần đây.
Máy bay B-2 Spirit có thể mang vũ khí hạt nhân hoặc vũ khí quy ước, được Mỹ điều tới châu Á-TBD để hậu thuẫn các đồng minh Nhật Bản và Hàn Quốc đối phó vũ khí hạt nhân của Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên. Kể từ tháng 1/2012, đây là lần đầu tiên B-2 được triển khai tại châu Á-TBD.
Giám sát tàu ngầm Trung Quốc?
Mỹ triển khai B-2 đúng thời điểm xảy ra vụ máy bay săn ngầm P-8 của Mỹ bị máy bay Su-27 của Trung Quốc chặn đầu trên biển Đông. Lầu Năm Góc gọi đó là hành động “nguy hiểm và khiêu khích”, nhưng Trung Quốc bác bỏ cáo buộc này, yêu cầu Mỹ dừng các chuyến bay do thám duyên hải nước này.
Ngay lập tức, Mỹ điều động cụm tác chiến tàu sân bay thứ hai USS Carl Vinson tới tây TBD. Báo Sankei Shimbun (Nhật Bản) mới đây đưa tin, tiếp sau việc triển khai B-2, không quân Mỹ còn có kế hoạch đưa hơn 20 “pháo đài bay” B-52 tới căn cứ không quân Anderson tại Guam.
Hãng tin Anh Reuters ngày 28/8 dẫn nguồn báo Trung Quốc Global Times nói rằng, thiếu tướng Trương Triệu Trung thuộc Đại học Quốc phòng Trung Quốc đã hối thúc các phi công điều khiển chiến đấu cơ chặn máy bay trinh sát của Mỹ bay sát hơn nữa.
Ý kiến của viên tướng này phản ánh quan điểm của các chuyên gia quân sự Trung Quốc, thể hiện quyết tâm của Bắc Kinh trong việc bảo vệ hoạt động mở rộng đội tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo trước các máy bay do thám Mỹ.
Các chuyên gia Trung Quốc nhận định, mục tiêu giám sát của Mỹ có thể là đội tàu ngầm của Trung Quốc đóng căn cứ tại đảo Hải Nam. Trong số này có các tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn có khả năng mang tên lửa đạn đạo Cự Lãng – vũ khí chủ lực trong chiến lược răn đe hạt nhân của Trung Quốc.
Global Times dẫn lời một chuyên gia quân sự Trung Quốc giấu tên nói rằng, chiếc máy bay săn ngầm P-8 của Mỹ tuần trước bị chặn đuổi vì đã “gây trở ngại nghiêm trọng” cho một tàu ngầm Trung Quốc đang hoạt động trên biển Đông.
Theo_Kiến Thức
Trung Quốc thử thiết bị bay mang tên lửa siêu thanh
Reuters hôm qua đưa tin Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố nước này đã tiến hành thử nghiệm một thiết bị bay mang tên lửa siêu thanh có khả năng trang bị đầu đạn hạt nhân.
Ảnh minh họa
Theo trang Washington Free Beacon, thiết bị có tên gọi WU-14 của Trung Quốc đã bay với tốc độ cao hơn gấp 10 lần vận tốc âm thanh, tức 12.359 km/giờ, trong cuộc thử nghiệm ngày 9.1.
Tờ South China Morning Post dẫn lời các chuyên gia an ninh nhận định đây là loại vũ khí có thể làm "thay đổi cuộc chơi", vì nó có thể bắn trúng mục tiêu trước khi các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện hữu trên thế giới kịp phản ứng.
Trung tá Jeffrey Pool, phát ngôn viên của Lầu Năm Góc khẳng định Mỹ có biết về vụ thử trên. "Tuy nhiên, chúng tôi không bình luận về thông tin tình báo hoặc đánh giá về những hệ thống vũ khí nước ngoài", ông Pool nói.
Theo TNO
Trung Quốc có tên lửa đạn đạo liên lục địa Trung Quốc vừa tiến hành thử nghiệm lần thứ 2 tên lửa đạn đạo liên lục địa Đông Phong-41 (DF-41), được cho là có thể đe dọa nền an ninh quốc gia Mỹ. Tên lửa đạn đạo liên lục địa Đông Phong-41 (DF-41)- Ảnh: China Military Review Cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) DF-41 lần 2 diễn ra...