Mỹ đủ sức “xử” TQ khi giảm tàu chiến?
Tổng thốngObamathừa nhận trong một cuộc tranh luận rằng, hiện Hải quânMỹcó lượng tàu chiến nhỏ nhất (do cắt giảm ngân sách) từ năm 1917.
Cũng theo Tổng thống Obama, nước này sẽ tiếp tục tăng cường sự ảnh hưởng của mình ở châu Á – Thái Bình Dương đối phó với Trung Quốc. Trong khi vẫn duy trì sự hiện diện tại Địa Trung Hải để chống cướp biển và ngăn chặn Iran nếu nước này có ý định phong tỏa eo biển Hormuz.
Tuy nhiên, nếu xét tương quan lực lượng (về số lượng) thì những tuyên bố của ông Obama tỏ ra không thuyết phục.
Tương quan lực lượng Hải quân Mỹ – Trung:
- Hải quân Mỹ có 53 tàu ngầm trong khi đó Trung Quốc sở hữu 63 chiếc.
- Hải quân Mỹ có 62 tàu khu trục tên lửa, còn Trung Quốc có 25 chiếc.
- Hải quân Mỹ có 24 khinh hạm, còn Trung Quốc có nhiều gần gấp đôi, 47 chiếc.
- Hải quân Mỹ có 13 tàu sân bay trong khi Hải quân Trung Quốc chỉ có duy nhất tàu sân bay Liêu Ninh.
Tuy nhiên, những con số trên chưa tính tới việc Trung Quốc sở hữu nhiều tàu chiến đấu tên lửa cỡ nhỏ – loại tàu mà Hải quân Mỹ “không thích thú” nhưng lại rất hữu hiệu trong tác chiến phi đối xứng.
Video đang HOT
Xét tổng thể, Hải quân Mỹ có tổng cộng 285 tàu chiến hoạt động. Về phía Trung Quốc, con số này là 515 tàu chiến và 138 tàu chiến đấu cỡ lớn.
Mỹ và Trung Quốc có chính sách phân bổ ngân sách quốc phòng ngược nhau. Chính quyền Tổng thống Obama thắt chặt chi tiêu, giảm ngân sách cho các hoạt động quân sự nhưng Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng khoảng 10%.
Ngoài ra, Mỹ cũng phải đương đầu với sự lớn mạnh của Hải quân Iran. Chính quyền Tehran sở hữu 30 tàu ngầm, 2 tàu khu trục và 6 khinh hạm. Chính vì vậy, Hải quân Mỹ gặp nhiều khó khăn hơn khi phải đối phó với hai cuộc chiến cùng một lúc, trong khi vẫn duy trì các hoạt động chống cướp biển.
Hải quân Mỹ liệu có đủ sức đối chọi với Hải quân Trung Quốc?
Không đồng tình với tuyên bố của ông Obama, Thượng nghị sĩ John McCain nói rằng: “Tôi không biết lý do vì sao Tổng thống lại so sánh tương quan sức mạnh của Hải quân Mỹ với các đối thủ khác và cho rằng vẫn đủ sức kiềm chế họ. Thậm chí, ông ấy còn chưa bao giờ biết bất cứ điều gì về quốc phòng, an ninh quốc gia hay từng phục vụ trong quân đội cho mà lại đưa ra những nhận xét thiếu chính xác như vậy”.
“Tôi và những người từng nhận nhiệm vụ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương đều biết rằng Hải quân Mỹ rất cần nhiều tàu thuyền và binh sĩ. Tuy nhiên, chính quyền của ông ấy không đạt được sự đồng thuận của quốc hội tăng ngân sách mà lại cắt giảm. Điều này sẽ dẫn đến sự mất cân bằng số lượng tàu chiến của Mỹ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương so với các nước trong khu vực đang ngày càng hiện đại hóa cả về số lượng lẫn chất lượng”, ông McCain nói.
Theo vietbao
Tàu sân bay Trung Quốc tác chiến thế nào?
Nhóm tác chiến tàu sân bayTrung Quốcchiến đấu chủ yếu dựa vào tiêm kích hạm J-15 trong các nhiệm vụ đối không, đối đất.
Theo Thời báo Hoàn Cầu, nhóm tàu sân bay đầu tiên của Hải quân Trung Quốc sẽ được tổ chức gồm các thành phần: tàu sân bay Liêu Ninh (CV-16) 4 khu trục phòng không Type 052C hoặc 052D 2 khu trục tên lửa đa năng Type 052B 2 đến 4 khinh hạm Type 054A 1 hoặc 2 tàu ngầm hạt nhân tấn công Type 093 và 1 tàu hậu cần cỡ lớn.
Riêng tàu sân bay Liêu Ninh có khả năng chở 22 tiêm kích hạm J-15, 4-6 trực thăng cảnh báo sớm Z-18 và khoảng 12 trực thăng chống tàu ngầm.
Trong chiến đấu trên biển, mà trước nhất là bảo vệ sự an toàn cho tàu sân bay Liêu Ninh. Các máy bay trực thăng cảnh báo sớm Z-18 và tiêm kích hạm J-15 sẽ đóng vai trò chính.
Nhóm tàu sân bay chiến đấu Trung Quốc sẽ hình thành trong tương lai gần.
Với sự hỗ trợ của hệ thống radar mạng pha điện tử trên tàu sân bay, Z-18 có thể cung cấp thông tin tình hình trên không xung quanh khu vực hoạt động nhóm tác chiến tàu sân bay. Z-18 phát hiện, theo dõi mục tiêu kích thước tương đương máy bay tiêm kích ở cự ly 150-200km khi hoạt động cách tàu sân bay 100km.
Khi phát hiện máy bay địch có thể gây nguy hiểm cho Liêu Ninh, các tiêm kích J-15 sẽ cất cánh. Nó có thể mang 4 tên lửa không đối không tầm trung PL-12 (hoặc gọi là SD-10), 2 tên lửa không đối không tầm ngắn PL-8, tuần tra cách tàu 250km trong 2 tiếng.
Trong tác chiến chống tên lửa chống tàu (phóng từ tàu mặt nước), Hoàn Cầu cho rằng, hiện nay hầu hết tầm bắn tên lửa chống tàu trên thế giới không vượt quá 200km. Điều này có nghĩa là các tên lửa như vậy phải được phóng ra, tấn công trong phạm vi chiến đấu của Liêu Ninh.
Tiêm kích hạm J-15 đóng vai trò quan trọng trong nhóm tác chiến tàu sân bay.
Ngay cả khi một tàu chiến trên mặt biển có khả năng nhanh chóng lẩn trốn, tên lửa chống tàu của nó phải có dẫn đường giữa hành trình thì mới có thể hoàn thành nhiệm vụ tấn công.
Do vậy, với những chỉ dẫn của Z-18, các chiến đấu cơ J-15 có khả năng tiêu diệt những máy bay hướng dẫn giữa hành trình (chủ yếu là trực thăng hoặc máy bay tuần tra). Từ đó, vô hiệu hóa những tên lửa chống tàu, khiến chúng không đạt được mục đích.
Tuy nhiên, vẫn còn khó khăn nữa, các tên lửa hành trình chống tàu đều có tốc độ rất cao, chỉ cần vài phút để tiếp cận mục tiêu. Vì lẽ đó, bài toán đặt ra là tàu Liêu Ninh và Z-18 phải phát hiện trước sự xuất hiện kẻ địch, điều động tiêm kích J-15 cất cánh trước khi đối phương phóng tên lửa.
Tất nhiên, nếu tên lửa chống tàu vượt qua lưới phòng thủ tiêm kích J-15, nó sẽ còn phải đối mặt với đội tàu hộ tống đông đảo của Trung Quốc. Đặc biệt là các "lá chắn" phòng không tầm xa, tầm trung dày đặc.
Trong nhiệm vụ tấn công mục tiêu trên bộ, đương nhiên tiêm kích hạm J-15 sẽ đóng vai trò chủ lực. Theo Hoàn Cầu, trọng lượng cất cánh tối đa của J-15 là 28,5 tấn. Trừ đi trọng lượng rỗng 19,5 tấn và 2 tấn vũ khí đối không (4 tên lửa tầm trung SD-10 và 2 tên lửa tầm ngắn PL-8) dùng để tự phòng vệ chống tiêm kích địch, thì tải trọng hữu ích còn 7 tấn.
Nếu đảm bảo bán kính tác chiến 800km, thì J-15 sẽ phải chứa 5 tấn nhiên liệu. Trong trường hợp này, nó chỉ có thể mang theo 2 tấn vũ khí tấn công mặt đất (2 bom dẫn đường chính xác cao LS-6 hoặc 4-6 bom đường kính nhỏ CG-500KG).
Theo vietbao
Pháo đài bay B52: Thông điệp Mỹ gửi Triều Tiên Lầu Năm Góc hôm qua phát biểu rằng việc các máy bay ném bom B-52 tham gia vào các cuộc tập trận chung Mỹ Hàn lúc này chính là nhằm thể hiện tiềm lực của liên minh hai nước trước các mối đe dọa từ Triều Tiên. Pháo đài bay B-52 khét tiếng của Mỹ cùng các loại bom mà nó có thể...