Mỹ dự kiến tăng 4 lần ngân sách quốc phòng nhằm kìm hãm Nga
Các nhà lập pháp Mỹ sẵn sàng chi vài tỷ USD trong năm 2017 nhằm đảm bảo ‘ tăng cường an ninh Châu Âu’. Ngoài ra, họ muốn nhờ sự viện trợ của không quân và hải quân các lực lượng đồng minh NATO trong việc ‘kiềm chế Nga’.
Hãng RIA Novosti dẫn bài đăng trên tờ The Hill (Mỹ) cho hay, để chống lại cái gọi là “sự xâm lược” của Liên bang Nga, các nhà lập pháp Mỹ có kế hoạch tăng khoản ngân sách quốc phòng dành để “tăng cường an ninh Châu Âu” lên gấp 4 lần.
Theo báo Mỹ, “sự xâm lược của Nga” sẽ là một trong những chủ đề chính trong chương trình họp của Ủy ban quân vụ Hạ Viện Hoa Kỳ thảo luận về ngân sách quốc phòng năm 2017 sẽ diễn ra vào ngày 27/4 tới đây.
“Đứng đầu trong các biện pháp chống lại Nga của các nhà lập pháp Mỹ là việc “tăng cường an ninh Châu Âu” với sự trợ giúp của các đồng minh Châu Âu, lực lượng mà cũng đang hết sức lo ngại trước những hành động của Moscow” – tờ báo viết.
Trong năm 2017, các nhà lập pháp Mỹ dự định chi 3,4 tỷ USD cho sáng kiến này, một con số nhiều hơn gấp 4 lần so với lượng chi ngân sách cùng mục đích năm 2016. Ngoài ra năm tới Mỹ sẽ viện trợ 150 triệu USD cho Kiev trong khuôn khổ chương trình “hỗ trợ an ninh Ukraine”.
“Chúng ta đủ ngân sách để triển khai lực lượng quân sự tại các khu vực ở Đông Âu. Quan trọng nhất là chúng ta phải hiện diện tại khu vực này để hỗ trợ cho các đồng minh” – ông Adam Smith, một thành viên của Ủy ban Quân vụ Mỹ nói với The Hill.
Ngoài ra các nhà chính trị muốn có được khoản chi ngân sách cho việc mua sắm máy bay quân sự, tàu chiến và các loại vũ khí để “ kìm hãm Nga”.
Sau cuộc họp của Hội đồng Nga-NATO hôm 20/4 vừa qua, đại diện của LB Nga tại NATO Alexander Grushko tuyên bố một số quốc gia đang cố gắng gây áp lực quân sự lên Moscow.
“Chúng tôi sẽ thực hiện tất cả các biện pháp phòng bị cần thiết nhằm chống lại những cố gắng áp chế Nga bằng vũ lực” – ông Grushko khẳng định.
NATO đã nhiều lần tuyên bố dự định tăng cường hiện diện quân sự ở khu vực Đông Âu. Moscow thì tỏ thái độ bất mãn đối với kế hoạch gia tăng lực lượng quân sự gần biên giới Nga của liên minh này và cho rằng, những động thái đó của NATO đe dọa tới lợi ích và an ninh quốc gia của mình.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Ria-Novosti, một trong những hãng tin lớn và uy tín nhất tại Nga cũng như trên thế giới.
Đức Dũng (lược dịch)
Theo Infonet
Video đang HOT
20 lực lượng quân đội tiềm lực nhất thế giới
Mỹ và Nga là nước đứng đầu danh sách 20 lực lượng quân đội hùng mạnh nhất thế giới
Đứng đầu danh sách này là Mỹ với Ngân sách quốc phòng 601 tỷ USD, 1,4 triệu quân nhân chính quy , 8.848 chiếc xe tăng, 13.892 chiếc máy bay và 72 chiếc tàu ngầm. Mặc dù đang bị cắt giảm chi tiêu, nhưng với 601 tỷ USD ngân sách quốc phòng, Mỹ vẫn là quốc gia có mức chi tiêu quốc phòng bằng 9 nước tiếp theo cộng lại. Lợi thế quân sự truyền thống lớn nhất của Mỹ là hạm đội gồm 10 tàu sân bay.
Đứng vị trí thứ hai sau Mỹ là Nga với 84,5 tỷ USD ngân sách quốc phòng, 766.055 quân nhân chính quy, 15.398 chiếc xe tăng, 3.429 chiếc máy bay và 55 chiếc tàu ngầm. Chi tiêu quân sự của điện Kremlin đã tăng gần 1/3 kể từ năm 2008 và dự kiến sẽ tăng hơn 44% trong vòng 3 năm tới. Nga cũng đã chứng minh sức mạnh quân sự của mình qua việc triển khai chiến dịch không kích tại Syria thời gian vừa qua.
Trung Quốc là nước đứng vị trí thứ ba với ngân sách quốc phòng trị giá 216 tỉ USD, 2.333.000 quân nhân chính quy, 9.150 chiếc xe tăng, 2.860 chiếc máy bay và 67 chiếc tàu ngầm. Trong vài thập kỷ qua, quân đội Trung Quốc đã có sự phát triển nhanh chóng cả về quy mô và năng lực. Xét về quy mô, Trung Quốc hiện có đội quân lớn nhất thế giới với hơn 2 triệu binh sĩ.
Sau Trung Quốc là Nhật Bản với ngân sách quốc phòng trị giá 41,6 tỉ USD, 247.173 quân nhân chính quy, 1.613 chiếc máy bay và 16 chiếc tàu ngầm. Xét về quy mô quân đội Nhật Bản tương đối nhỏ tuy nhiên, quân đội nước này lại được trang bị cực kỳ tốt.
Ấn Độ là nước xếp ở vị trí thứ 5 với số tiền ngân sách chi cho quốc phòng đạt 50 tỷ USD, 1.325.000 quân nhân chính quy, 6.464 chiếc xe tăng, 1.905 chiếc máy bay và 15 chiếc tầu ngầm.
Sau Ấn Độ là Pháp với kinh phí chi cho quốc phòng là 62,3 tỷ USD, với 202.761 quân nhân chính quy, 423 chiếc xe tăng, 1.264 chiếc máy bay và 10 chiếc tàu ngầm. Xét về quy mô, quân đội Pháp là tương đối nhỏ, tuy nhiên đây là lực lượng được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp.
Hàn Quốc là nước đứng thứ 7 với 62,3 tỷ USD chi cho quốc phòng cùng với 624.465 quân nhân chính quy, 2.381 chiếc xe tăng, 1.412 chiếc máy bay và 13 chiếc tàu ngầm. Đối mặt với những nguy cơ từ CHDCND Triều Tiên, Hàn Quốc được cho là không có sự lựa cho nào khác là phát triển lực lượng quân đội mạnh.
Sau Hàn Quốc là Italy với 34 tỷ USD chi cho quốc phòng cùng với 320.000 quân nhân chính quy, 586 chiếc xe tăng, 760 chiếc máy bay và 6 tàu ngầm.
Sau Italya là Anh với 60,5 tỷ USD chi cho quốc phòng, 146.980 quân nhân chuyên nghiệp, 407 chiếc xe tăng, 936 chiếc máy bay và 10 tầu ngầm.
Đứng vị trí thứ 10 là Thổ Nhĩ Kỳ với 18,2 tỷ chi cho quốc phòng, 410.500 quân nhân chuyên nghiệp, 3.778 chiếc xe tăng, 1,020 chiếc máy bay và 13 tàu ngầm. Lực lượng vũ trang của Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những lực lượng lớn nhất ở phía đông Địa Trung Hải.
Sau Thổ Nhĩ Kỳ là Pakistan với 7 tỷ USD chi cho quốc phòng, 617.500 quân nhân chính quy, 2.924 chiếc xe tăng và 8 tàu ngâm.
Ai Cập là nước đứng thứ 12 với 4,4 tỷ USD tiền ngân sách quốc phòng cùng với 468.500 số quân chính quy, 4.624 chiếc xe tăng, 1.107 chiếc máy bay và 4 tàu ngầm.
Tiếp theo là Đài Loan (Trung Quốc). Với 10,7 tỷ USD ngân sách quốc phòng, 290.000 quân nhân chính quy, 2.005 chiếc xe tăng, 804 chiếc máy bay và 4 tàu ngầm, Đài Loan đứng thứ 13 trong 20 lực lượng quân đội hùng mạnh nhất thế giới
Sau Đài Loan là Israel với 17 tỷ USD chi cho quốc phòng, cùng với 160.000 quân nhân chính quy, 4.170 chiếc xe tăng, 684 chiếc máy bay và 5 tàu ngầm.
Đứng vị trí thứ 15 là Australia với kinh phí quốc phòng đạt 26,1 tỷ USD, 58.000 quân nhân chính quy, 59 chiếc xe tăng, 408 chiếc máy bay và 6 tàu ngầm
Sau Australia, Thái Lan đứng ở vị trí thứ 16 với 5,39 tỷ USD ngân sách quốc phòng, 306.000 quân nhân chính quy, 722 chiếc xe tăng, 573 chiếc. Quân đội Thái Lan được Credit Suisse đánh giá khá cao bởi nước này có số quân chính quy khá lớn, sở hữu nhiều xe tăng và nước này cũng có 1 tàu sân bay.
Sau Thái Lan là Ba Lan với 9,4 tỷ USD chi cho quốc phòng, 120.000 quân nhân chính quy, 1.009 xe tăng, 467 máy bay và 5 tàu ngầm.
Đứng kế sau Ba Lan là Đức với 40,2 tỷ USD ngân sách quốc phòng, 179.046 quân nhân chính quy, 408 xe tăng, 663 máy bay và 4 tàu ngầm. Quân đội Đức đứng ở vị trí thấp trong bảng xếp hạng của Credit Suisse do thiếu những nền tảng phản ánh sức mạnh của nước này - theo cách xếp hạng của Credit Suisse.
Sau Đức là Indonesia với 6,9 tỷ USD chi cho quốc phòng, 476.000 quân nhân chính quy, 468 máy bay, 405 xe tăng và 2 tàu ngầm.
Đứng vị trí cuối cùng trong top 20 là Canada với 15,7 tỷ USD quốc phòng, 92.000 quân nhân chính quy, 181 xe tăng, 420 máy bay và 4 tàu ngầm.
Theo_Báo Đất Việt
Cuộc đua tiêm kích kiểm soát bầu trời Đông Nam Á Lo ngại trước các động thái quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông, nhiều nước Đông Nam Á đang phải tìm cách hiện đại hóa lực lượng không quân. Chiến đấu cơ JAS 39 Gripen do hãng Saab của Thụy Điển sản xuất. Ảnh: Saab Trong bối cảnh Trung Quốc đang có những hành động mang tính phô diễn lực lượng...