Mỹ dự đoán cuộc xung đột ở Ukraine sẽ tạm dừng vào mùa Đông
Các quan chức Mỹ tiết lộ rằng Nga và Ukraine có thể tạm dừng giao tranh trong ít nhất sáu tháng mùa Đông.
Một binh sĩ Nga làm nhiệm vụ tại khu vực Kharkov thuộc Ukraine. Ảnh: Sputnik
Các quan chức cấp cao của chính quyền Tổng thống Joe Biden nói với báo New York Times rằng chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine sẽ chậm lại rõ rệt trong mùa Đông sắp tới.
Theo đó, Washington dự đoán tốc độ tiến công của mỗi bên sẽ chững lại do thời tiết khắc nghiệt và thời gian tạm dừng xung đột có thể kéo dài ít nhất 6 tháng.
Khi nhiệt độ giảm xuống và mặt đất đóng băng, các xe tăng và xe tải di chuyển dễ dàng hơn. Nhưng theo New York Times, tình trạng tuyết rơi dày và thời tiết lạnh giá vẫn sẽ gây khó khăn cho các lực lượng của Nga.
Thay vì tiến công, Nga có thể chuyển hướng tấn công vào quân đội Ukraine hay các căn cứ quân sự, cơ sở hạ tầng và hệ thống điện của Ukraine.
Ngoài ra, các quan chức kể trên cho biết Mỹ và các đồng minh sẽ tận dụng thời gian tạm dừng giao tranh này để xây dựng lại kho vũ khí phòng thủ và tấn công của Ukraine.
Trong khi đó, ông Seth G. Jones, Phó Chủ tịch cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, nhận định phía Ukraine sẽ tiếp tục thực hiện các cuộc tấn công phá hoại và lật đổ các phòng tuyến của Nga.
Video đang HOT
Phía Kiev cũng đã loại trừ mọi khả năng tạm dừng hoạt động quân sự của nước này.
Alexey Danilov, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine, tuyên bố: “Chúng tôi không thể đóng băng bất cứ thứ gì. Chúng tôi có thể giải phóng các vùng lãnh thổ bất kể thời tiết, bất kể mùa nào”.
Nga không đưa ra bất kỳ tuyên bố cụ thể nào về hoạt động của binh sĩ trong giai đoạn mùa Đông tới đây. Tuy nhiên, các quan chức Nga đã nhiều lần khẳng định sẽ đạt được tất cả các mục tiêu của chiến dịch quân sự ở Ukraine. Hôm 11/11, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói rằng điều đó có thể được thực hiện thông qua các cuộc đàm phán hòa bình, nhưng quan điểm của phía Ukraine hiện nay đã khiến khả năng đó trở nên bất khả thi.
Tháng 10 vừa qua, Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky đã ký sắc lệnh cấm đàm phán với người đồng cấp Nga Vladimir Putin. Tuy nhiên, mới đây, ông tuyên bố với hãng CNN rằng ông chưa hoàn toàn khép lại các cuộc đàm phán.
Trong khi Moskva khẳng định rằng họ luôn sẵn sàng đàm phán, lập trường của Kiev về vấn đề này đã thay đổi nhiều lần kể từ khi xung đột xảy ra vào cuối tháng 2.
Khủng hoảng năng lượng châu Âu: Các lệnh trừng phạt của phương Tây phản tác dụng
EU sẽ phải đối mặt với thách thức lớn nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng của mình trong những năm tới và tiêu tốn nhiều nguồn lực cho chi phí vận chuyển khí đốt do khoảng cách xa.
Do có trữ lượng khí đốt dồi dào, Iran cho biết sẵn sàng giúp châu Âu giải quyết khủng hoảng năng lượng. Ảnh: CNN
Theo bình luận của Thời báo Tehran (tehrantimes.com) mới đây, khi thời tiết trở nên lạnh hơn ở châu Âu, những nỗ lực hạn chế tiêu thụ khí đốt và điện đang đạt đến giới hạn và sự hỗ trợ tạm thời trong vài tháng qua bắt đầu suy yếu.
Trước khi cuộc xung đột ở Ukraine nổ ra, Nga đã chiếm thị phần lớn trong nhập khẩu năng lượng của châu Âu. Tuy nhiên, cuộc xung đột, hiện diễn ra vào tháng thứ 9, đã làm gián đoạn mối quan hệ hợp tác đó và không còn lượng khí đốt nào chảy qua Nord Stream 1.
Hiện các cơ sở lưu trữ của EU hiện đã đầy 95%, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA). Điều này châu Âu có thể vượt qua mùa Đông năm nay, nhưng có một cái giá đắt mà họ phải trả khi áp đặt những lệnh trừng phạt với Nga.
Các doanh nghiệp trên khắp châu Âu buộc phải hạn chế sử dụng năng lượng của họ, khiến hoạt động kinh doanh như bình thường gặp khó khăn. Họ đang buộc đóng cửa các nhà máy, giảm quy mô hoặc chuyển địa điểm. Châu Âu có thể đang trên con đường "phi công nghiệp hóa".
Hoạt động sản xuất của khu vực đồng euro đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5/2020. Chỉ số PMI (quản lý thu mua) của S&P Global vào tháng 10 báo hiệu một cuộc suy thoái đang rình rập đối với châu Âu.
Trong phân tích mới nhất của mình về cuộc khủng hoảng năng lượng châu Âu được công bố vào ngày 3/11, IEA cho biết EU có thể đối mặt với sự thiếu hụt tới 30 tỷ mét khối (bcm) khí tự nhiên trong giai đoạn mùa Hè năm tới để nạp lại các kho lưu trữ khí đốt của mình.
Với báo cáo có tên "Không bao giờ là quá sớm để chuẩn bị cho mùa Đông tới: Cân bằng khí đốt của châu Âu cho giai đoạn 2023-2024", IEA cảnh báo rằng mức lưu trữ hiện tại, cũng như giá khí đốt thấp hơn gần đây và nhiệt độ ôn hòa bất thường, cũng không nên dẫn đến kết luận lạc quan về tương lai.
Giám đốc điều hành IEA Fatih Birol cho biết: "Với thời tiết ôn hòa gần đây và giá khí đốt giảm, có nguy cơ 'tự mãn' len lỏi vào trong các cuộc thảo luận xung quanh nguồn cung cấp khí đốt của châu Âu, nhưng chúng ta vẫn chưa thoát khỏi bế tắc".
Cái giá của lệnh trừng phạt
Xem xét báo cáo của IEA cho thấy EU sẽ phải đối mặt với một thách thức lớn trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng của mình những năm tới và tiêu tốn nhiều nguồn lực cho chi phí vận chuyển khí đốt do khoảng cách xa. Do đó, Iran có thể là nhân tố quan trọng giúp giải quyết vấn đề trên.
Có nguồn tài nguyên khí đốt lớn nhất thế giới, Iran có thể cung cấp cho châu Âu nguồn năng lượng mà họ rất cần nếu có cơ sở hạ tầng đường ống hoặc nếu các lệnh trừng phạt không ngăn cản Iran tiếp cận công nghệ cần thiết để hóa lỏng khí tự nhiên trên quy mô lớn.
Không giống như dầu, khí tự nhiên khó được vận chuyển ở quy mô lớn dưới dạng khí, và do đó nó được xuất khẩu qua đường ống hoặc bằng cách biến nó thành khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), nhưng đó là một lĩnh vực đầu tư cao và tốn kém. Iran hiện không có cơ sở hạ tầng để xuất khẩu lượng lớn khí đốt sang châu Âu.
Bất chấp tất cả những hạn chế này, Iran đã liên tục lên tiếng sẵn sàng giúp châu Âu giảm bớt ít nhất một phần nhu cầu năng lượng của mình.
Vào đầu tháng 10, Thứ trưởng Ngoại giao Iran Ali Baqeri Kani đã nêu bật tác động của các lệnh trừng phạt đối với an ninh năng lượng ở châu Âu trong bối cảnh xung đột Nga -Ukraine và nói rằng Tehran đã sẵn sàng giúp khôi phục an ninh năng lượng cho châu lục này.
Ông Baqeri Kani nói: "Trong nhiều năm, phương Tây nghĩ rằng các quốc gia như Iran phải trả giá bằng việc bị trừng phạt [nhưng] giờ đây, châu Âu đã nhận ra rằng việc áp đặt các biện pháp trừng phạt cũng phải trả giá".
Tờ Thời báo Tehran cho rằng, trên cơ sở xem xét những kinh nghiệm hiện tại và nhìn về tương lai, các chính phủ ở châu Âu nên thấy rõ những tác động tiêu cực mà các lệnh trừng phạt đã và sẽ gây ra đối với an ninh năng lượng toàn cầu và do đó cần nỗ lực nhiều hơn nữa để giúp các cuộc đàm phán hạt nhân đạt được "cái kết" mà trong đó kịch bản là "đôi bên cùng có lợi".
Thụy Sĩ thông qua kế hoạch sử dụng máy phát điện khẩn cấp cho mùa Đông này Ngày 9/11, đài truyền hình quốc gia Thụy Sĩ (RTS) đưa tin chính phủ nước này đã thông qua kê hoạch sử dụng các máy phát điên khân câp đê đảm bảo nguôn cung năng lượng trong mùa Đông này. Người dân Thụy Sĩ đổ xô mua máy phát điện trước nguy cơ thiếu điện vào mùa Đông. Ảnh: SRF Ngoài ra, nước...