Mỹ đốt bao nhiêu tiền cho lá chắn tên lửa Romania
Theo chuyên gia quân sự người Đức, HansJoachim Spanger, Mỹ quyết định chi khoảng 1,6 tỷ USD để triển khai lá chắn ở Romania và sắp tới tại Ba Lan.
Mỹ đốt tiền
Theo vị chuyên gia người Đức, số tiền Mỹ chi cho 2 căn cứ quân sự này sẽ tiếp tục tăng lên. Trong đó, các khoản phí tiêu tốn hàng năm phục vụ cho quá tình hoạt động và bảo dưỡng. Mỹ cũng cần duy trì khoảng 130 binh sĩ tại căn cứ hải quân Mỹ ở Deveselu, Romania.
Tuy nhiên, NATO không công bố con số chính thức chi phí duy trì căn cứ quân sự này nên không thể thống kê con số cuối cùng của hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu.
Theo chuyên gia Đức, kể từ năm 2002, Washington đã đầu tư khoảng 40 tỷ USD để bảo vệ Mỹ và các đồng minh NATO trước các mối đe dọa tên lửa tiềm tàng.
“Dường như quân đội Mỹ đã tạo ra một khoảng trống trong hệ thống phòng thủ và các công ty quốc phòng vội vàng cung cấp vũ khí”, ông Spanger nói. “Tất cả chỉ bởi Mỹ muốn trở nên bất khả chiến bại”.
Thiếu hiệu quả
Ngoài chi phí tốn kém, theo ông Spanger, lá chắn tên lửa Mỹ triển khai tại Romania “thiếu hiệu quả và là phản ứng sai lầm trong việc đối phó với mối đe dọa”.
Ông Spanger giải thích, gần như không thể có khả năng Iran tấn công châu Âu hoặc nhắm đến căn cứ quân sự Mỹ ở châu Âu. Bởi điều này sẽ kích hoạt xung đột quân sự mà thương vong lớn nhất chắc chắn sẽ thuộc về Tehran.
Về vấn đề hiệu quả của hệ thống phòng thủ tên lửa, chuyên gia Đức cho rằng, những lần thử nghiệm của NATO cho thấy chỉ có thể đánh chặn và phá hủy 8/10 tên lửa mục tiêu. Trong môi trường tác chiến thực tế, con số này thậm chí có thể còn thấp hơn.
Video đang HOT
Lá chắn tên lửa Mỹ triển khai tại Romania.
Không chỉ có chuyên gia Spanger, chính người Mỹ cũng tỏ ra nghi ngờ về sự hữu dụng của lá chắn tên lửa này. Theo chuyên gia quốc phòng cấp cao của Mỹ, George Friedman cho rằng việc triển khai cơ sở của Mỹ ở Romania có nhiều ý nghĩa biểu tượng hơn là thực tiễn.
Hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ triển khai tại Romania không đủ sức để bảo vệ châu Âu trước đòn tấn cấp tập của Nga. “Hệ thống này được thiết kế để chặn một hoặc nhiều tên lửa nhằm vào không gian rộng lớn. Nhưng nó sẽ không có hiệu quả chống lại Nga, nếu Moskva đột ngột khởi động một cuộc tấn công hạt nhân vào châu Âu.
Nó có thể dễ dàng bị đè bẹp thậm chí bằng một số lượng tên lửa tương đối nhỏ và hệ thống sẽ không hoàn toàn không có ý nghĩa nếu Nga giáng đòn tấn công hàng loạt”, vị chuyên gia này đưa ra thực tế đầy lo lắng.
George Friedman cho biết, thành phần chính của hệ thống Aegis phiên bản trên cạn Mỹ triển khai tại Romania là tên lửa đánh chặn SM-3 Block I B. Tên lửa này có thể dùng để đánh chặn các loại tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm xa, sử dụng hệ thống kiểm soát hỏa lực Aegis kiểu 5.1 và hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng MK-41.
Xét về lý thuyết, hệ thống Aegis cùng tên lửa SM-3 Block IB hoàn toàn có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo hiện nay của Nga. Tuy nhiên theo phân tích của tờ Extremetech, gần 20 năm qua, Mỹ đã đổ nhiều tiền của vào việc phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa có khả năng đánh chặn các loại tên lửa ICBM và các loại tên lửa hành trình trước khi chúng tiếp cận mục tiêu.
Bất chấp nỗ lực này, hệ thống của Mỹ chưa bao giờ hoạt động được như kỳ vọng. Vấn đề nằm ở chỗ, hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ chưa từng được thử nghiệm đánh chặn ICBM, trong khi đây là mối đe dọa chủ chốt mà nó cần phải phòng thủ.
Thay vào đó, khả năng của hệ thống chỉ được mô tả qua bản báo cáo từ phía Cơ quan Điều hành, Kiểm tra và Đánh giá (DOT&E) của Lầu Năm Góc rằng “có khả năng hạn chế trước một mối đe dọa đơn thuần”. Những ngôn từ đó đã được dùng để mô tả tình trạng của hệ thống kể từ năm 2003.
Nói đơn giản thì đây là một chương trình lãng phí thời gian nhất: kéo dài, đắt đỏ, tiêu tốn nhiều nguồn lực nhằm theo đuổi một mục tiêu mà có thể không thể đạt được. Chính vì vậy, việc người Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ Aegis trên đất Romani mang tính chất biểu tượng hơn là răn đe thực tế, tờ Extremetech kết luận.
Thùy Dung
Theo_Báo Đất Việt
Báo Nga: Mỹ bao vây Trung Quốc bằng mạng lưới lá chắn tên lửa
Cuộc tập trận phòng thủ tên lửa của Mỹ, Hàn Quốc và Nhật diễn ra vào tháng tới nhằm chống lại các mối đe dọa từ TQ, chứ không phải chỉ Triều Tiên, chuyên gia quân sự Nga Vladimir Yevseyev nhận định.
Sputnik News dẫn lời ông Yevseyev cho rằng, cuộc tập trận hải quân này là bước đầu tiên trong việc mở rộng mạng lưới phòng thủ tên lửa toàn cầu ở Đông Á.
Đây cũng là lần đầu tiên các lực lượng quân sự từ Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản cùng tập trận quân sự. Cuộc tập trận này diễn ra đồng thời với RIMPAC 2016, hoạt động diễn tập hải quân lớn ở Thái Bình Dương, diễn ra từ tháng 6 đến tháng 8 tới.
Hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD có khả năng đánh chặn thành công tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung.
Sử dụng tàu chiến có trang bị hệ thống giám sát mục tiêu đa nhiệm Aegis, cuộc tập trận sẽ tập trung vào việc phát hiện tên lửa, nhưng không bao gồm diễn tập đánh chặn tên lửa, theo nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Hàn Quốc.
Tuy nhiên, báo Nhật Bản Asashi đưa tin, các bên cũng sẽ diễn tập đánh chặn và phá hủy tên lửa đạn đạo. Cuộc tập trận này dự kiến diễn ra trong bối cảnh Washington và Seoul đang đàm phán về khả năng triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm ngắn và tầm trung THAAD.
Tuyên bố chính thức khẳng định việc triển khai này sẽ giúp bảo vệ Hàn Quốc trước mối đe dọa từ tên lửa Triều Tiên. Tuy nhiên, Trung Quốc đã phản đối mạnh mẽ, cho rằng đây là hoạt động đe dọa đến lực lượng tên lửa chiến lược của Bắc Kinh.
Trả lời Sputnik về những thông tin này, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chính trị xã hội Nga Vladimir Yevseyev nhận định, cuộc tập trận chung không chỉ giới hạn trong việc hướng dẫn vận hành hệ thống Aegis.
Theo các chuyên gia, có khả năng cao là cuộc tập trận bao gồm cả hoạt động phá hủy các tên lửa giả. Quan trọng hơn, lần diễn tập này không chỉ giả định đánh chặn tên lửa Triều Tiên.
Mỹ sẽ sớm triển khai tổ hợp phòng thủ tên lửa THAAD ở Hàn Quốc.
"Trung Quốc nhất định sẽ lên án hoạt động tập trận quân sự này. Bởi đây rõ ràng là ý đò đưa Hàn Quốc vào trong danh sách phòng thủ tên lửa toàn cầu của Mỹ", ông Yevseyev nói trên Sputnik.
"Việc triển khai THAAD nhiều khả năng sẽ diễn ra vào cuối tháng 6. Về cơ bản, hệ thống này có thể theo dõi thông tin bên trong Trung Quốc, khiến Bắc Kinh lo ngại", ông nhấn mạnh.
Ông Yevseyev cảnh báo, "Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc tập trận hải quân chung với mục đích này có nghĩa rằng họ có thể triển khai một nhóm các tàu tuần dương hoặc tàu khu trục dựa trên hệ thống tên lửa dẫn dường Aegis và tên lửa SM-3".
Về mặt lý thuyết, các tàu chiến này có khả năng đánh chặn tên lửa Trung Quốc. Các tổ hợp trên mặt đất ở Hàn Quốc hoặc Nhật Bản cũng như radar trên biển có thể phát hiện ra việc Trung Quốc phóng tên lửa.
"Có vẻ như Mỹ và các đồng minh ở Đông Á đang tiến tới triển khai một nhóm tác chiến chung", chuyên gia phân tích quân sự Yevseyev nhấn mạnh.
Trả lời câu hỏi liệu Trung Quốc sẽ đáp trả như thế nào, ông Yevseyev nói điều này sẽ làm gia tăng căng thẳng và đẩy mạnh hoạt động quân sự trong khu vực. "Bắc Kinh sẽ tăng cường năng lực phòng thủ gần bờ, cân nhắc mở rộng sức mạnh không quân và xây dựng lực lượng hải quân hùng hậu để đối trọng lại việc triển khai này của Mỹ và đồng minh Nhật Bản, Hàn Quốc".
Đăng Nguyễn
Theo_Người Đưa Tin
Tổng thống Putin:Mỹ vừa tiến một bước đến chạy đua vũ trang Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, việc Mỹ triển khai lá chắn tên lửa ở châu Âu là một bước tiến tới cuộc chạy đua vũ trang mới và Moscow sẽ thay đổi ngân sách để chống lại những mối đe dọa an ninh. Mỹ vừa chính thức mở một căn cứ phòng thủ tên lửa trị giá 800 triệu USD tại...