Mỹ đồng ý cho Israel bẻ khóa F-35
Theo Sputnik, không chỉ đồng ý bán thêm F-35 cho Israel, Mỹ còn cho phép Tel Aviv bẻ khóa siêu tiêm kích này để trang bị hệ thống của riêng mình.
Chính phủ Israel đã nhất trí thông qua kế hoạch mua thêm 17 siêu tiêm kích tàng hình F-35 của Mỹ, nâng tổng số máy bay này có trong lực lượng Không quân Israel (IAF) lên 50 chiếc.
Cơ quan báo chỉ của Chính phủ Israel ra tuyên bố: “Ủy ban về các vấn đề an ninh quốc gia do Thủ tướng Benjamin Netanyahu đứng đầu đã nhất trí quyết định mua thêm 17 chiếc F-35.
Theo Flightglobal.com, IAF sẽ tiếp nhận 2 chiếc máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 F-35I Adir (phiên bản xuất khẩu cho Israel của F-35A Lightning II) trong tháng 12/2016. Đợt bàn giao tiếp theo sẽ được hãng chế tạo Mỹ Lockheed Martin bàn giao lần lượt trong năm 2017.
Ngay sau khi được tiếp nhận, tiêm kích F-35I sẽ được tích hợp các công nghệ đặc biệt của Israel để vừa giữ khả năng tàng hình của máy bay, cũng như phù hợp với phương thức tác chiến đặc biệt của Không quân Israel. Tuy nhiên, thông tin cụ thể về những sửa đổi trên máy bay F-35I không được tiết lộ, trang Flightglobal.com cho hay.
Video đang HOT
Việc Israel được phép bẻ khóa F-35 là trường hợp chưa từng thấy từ trước đến nay bất kỳ công nghệ quân sự nào mua của Mỹ đều đi kèm một bảng dài các quy định và chi tiết mà các đồng minh bắt buộc phải làm theo.
Điều này có nghĩa là các khách hàng không thể thay đổi, không bổ sung, tùy biến bất kỳ chi tiết nào của vũ khí mà không được sự chấp thuận của Lầu Năm Góc. Quy định này bị buộc phải thực hiện nghiêm, đặc biệt với các khí tài quân sự phức tạp.
Mẫu máy bay này được Lockheed Martin sản xuất bán cho các đồng minh của Mỹ đi kèm với điều khoản cấm chủ nhân được phép mày mò chiếc máy bay này và mọi vấn đề liên quan đến bảo trì, bảo hành đều phải do Mỹ thực hiện.
Quy định này có thể hiểu đây là một biện pháp bảo vệ cho các bí mật công nghệ nhạy cảm không thể bị xâm phạm hay bắt chước. Ngoại trừ Israel.
Quốc gia Trung Đông sẽ là đồng minh đầu tiên của Hoa Kỳ được giao máy bay này từ tháng 12/2016 và đây là có thể nước duy nhất được phép cài đặt phần mềm khác và tùy chỉnh vũ khí trên máy bay.
Phần mềm được Israel cài đặt là một dạng ứng dụng có khả năng kiểm soát và ra lệnh, giống với phiên bản phần mềm được cài đặt trong các đơn vị không quân hiện nay của Israel. Vũ khí mà hệ thống này điều khiển có thể là một hệ thống tên lửa do Israel chế tạo.
Theo những thông tin được công khai, Israel đã đặt mua tiêm kích F-35 theo 3 hợp đồng ký vào các năm 2010, 2015. Các không đoàn F-35 của Không quân Israel dự kiến được thành lập vào năm 2021.
(Theo Đất Việt)
F-35B phô diễn tuyệt kỹ khiến Nhật Bản thay đổi quyết định
Việc Mỹ gấp rút cho F-35B hoàn thiện khả năng cất/hạ cánh trên tàu USS America trước khi triển khai đến Iwakuni có thể làm Nhật thay đổi quyết định mua F-35.
Theo đoạn video được công khai ngày 26/11, tàu đổ bộ USS America cùng 2 phi đội F-35B (với 12 chiếc) của 2 phi đội tiêm kích thuộc Thủy quân lục chiến (TQLC) số 121 và 122 đã thao diễn ngoài khơi Nam bang California vừa qua.
Được biết, đây là lần đầu tiên, TQLC Mỹ huy động số lượng tiêm kích F-35B nhiều như vậy cho một đợt huấn luyện.
Ngoài số F-35B, còn có 2 trực thăng MV-22B Osprey, 1 trực thăng UH-1Y Venom và 1 trực thăng AH-1Z Viper cùng tham gia diễn tập trên tàu America.
Hải quân Mỹ cho biết, những cuộc thao diễn này nhằm chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất để Phi đoàn 121 có thể triển khai lần đầu tiên máy bay F-35B sang căn cứ Iwakuni ở Nhật Bản từ tháng 1/2017. Sau đó, số máy bay này sẽ biên chế trên tàu USS Wasp vào đầu năm 2018 ở khu vực Tây Thái Bình Dương.
Theo Kyodo, việc Mỹ triển khai F-35B tại Nhật khiến nước này đứng trước cơ hội để đánh giá năng lực thực sự của tiêm kích F-35B và có thể tác động đến quyết định mua sắm dòng chiến đấu cơ tàng hình F-35B.
Nguồn tin cho biết, trong những vũ khí thế hệ mới Mỹ triển khai tại châu Á-Thái Bình Dương sẽ có thêm chiến đấu cơ F-35B. Máy bay chiến đấu tàng hình này được Mỹ dự tính tháng 1/2017 sẽ chính thức triển khai ở căn cứ Iwakuni của Quân đội Mỹ, thuộc tỉnh Yamaguchi, Nhật Bản.
Trung tướng Jon M. Davis, phó chỉ huy hàng không của Thủy quân lục chiến Mỹ cũng cho biết, đơn vị đang huấn luyện để chuẩn bị cho triển khai F-35B ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong thời gian tới. Theo kế hoạch, 10 máy bay chiến đấu F-35B sẽ triển khai ở căn cứ Iwakuni vào tháng 1/2017; 6 máy bay F-35B khác dự kiến sẽ điều đến căn cứ này vào tháng 7/2017.
Theo tài liệu đưa ra ở phiên điều trần của Sean Stackley cho thấy, F-35 mà Lực lượng Phòng vệ Trên không sử dụng và được lắp ráp ở Nhật Bản sẽ hoàn thành lắp ráp và công khai với bên ngoài vào tháng 11/2016.
Nhưng lô máy bay F-35 Nhật Bản đặt mua này thuộc phiên bản F-35A cất hạ cánh thông thường, trong khi đó, máy bay Mỹ triển khai ở căn cứ Iwakuni là phiên bản F-35B có khả năng cất hạ cánh thẳng đứng, biên chế cho lực lượng thủy quân lục chiến. Nó có thể sử dụng trên tàu chiến.
Những năm gần đây, Nhật Bản đã biên chế nhiều tàu sân bay trực thăng lớp Hyuga và lớp Izumo, chúng có tất cả các đặc điểm của tàu sân bay hạng nhẹ. Chỉ có điều, do không có máy bay chiến đấu cất hạ cánh thẳng đứng thích hợp, chúng chỉ có thể chở máy bay trực thăng để thực hiện các nhiệm vụ thứ yếu như săn ngầm, vận chuyển lực lượng.
Sau khi máy bay chiến đấu F-35B triển khai ở Nhật Bản vào năm tới, Lực lượng Phòng vệ sẽ có thể trực tiếp trải nghiệm, tiến hành đánh giá kỹ các tính năng, đặc điểm của loại máy bay chiến đấu vốn chế tạo cho tàu sân bay hạng nhẹ và tàu tấn công đổ bộ này.
Thậm chí, Nhật Bản có thể điều chỉnh đơn đặt hàng tiếp theo mua 42 máy bay F-35A sang mua F-35B, từ đó nâng cấp 4 "tàu sân bay tiêu chuẩn" của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản thành tàu sân bay hạng nhẹ thực sự.
(Theo Đất Việt)
7 chương trình vũ khí tối tân bị hủy bỏ đáng tiếc của Mỹ XM-25 từng được thử nghiệm trên chiến trường Afghanistan nhưng chương trình đã bị tạm hoãn sau khi một khẩu súng bất ngờ phát nổ... Súng XM-29 Mặc dù súng trường tiến công M4 và M16 là những vũ khí tốt nhưng quân đội Mỹ đã vài lần tìm cách thay thế chúng. Ứng viên hàng đầu là Chương trình Vũ khí chiến...