Mỹ đồng ý chia sẻ tuyệt mật chế tạo tàu ngầm hạt nhân với Australia
Các nhà lãnh đạo của Mỹ, Anh và Australia ngày 13/3 đã công bố thêm chi tiết về việc Australia mua tàu ngầm hạt nhân theo thỏa thuận an ninh AUKUS.
Các nhà lãnh đạo của Mỹ, Anh và Australia tại San Diego ngày 13/3. Ảnh AP.
Theo thỏa thuận AUKUS nhằm duy trì một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở, Australia sẽ mua 3 tàu ngầm hạt nhân của Mỹ.
Australia cũng sẽ có tùy chọn mua thêm hai tàu ngầm hạt nhân sau thỏa thuận ban đầu, Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Anh Rishi Sunak và Thủ tướng Australia Anthony Albanese cho biết trong một tuyên bố chung ngày 13/3 tại căn cứ Hải quân Loma ở San Diego, California, Mỹ.
Thỏa thuận cũng bao gồm cam kết hợp tác xây dựng năng lực trí tuệ nhân tạo, vũ khí siêu thanh và các công nghệ tiên tiến khác.
Ông Biden gọi đây là “một bước ngoặt trong lịch sử, nỗ lực tăng cường khả năng răn đe và thúc đẩy ổn định sẽ ảnh hưởng đến triển vọng hòa bình trong nhiều thập kỷ tới”. “Tôi tự hào khi cùng trên một chiếc thuyền với các ông”, ông Biden nói với Thủ tướng Anh Rishi Sunak và Thủ tướng Úc Anthony Albanese.
Về phần mình, Thủ tướng Australia Albanese lưu ý rằng đây là “lần đầu tiên sau 65 năm và lần thứ hai trong lịch sử Mỹ chia sẻ công nghệ đẩy hạt nhân của mình và Australia cảm ơn bạn vì điều đó”.
Video đang HOT
Trong khi đó, ông Sunak chỉ ra những thách thức ngày càng tăng “như cuộc chiến tại Ukraine, sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc và hành vi gây bất ổn của Iran và Triều Tiên”.
Phía Bắc Kinh đã nhiều lần cáo buộc bộ ba AUKUS áp dụng “tâm lý Chiến tranh Lạnh”, có nguy cơ làm leo thang căng thẳng trong khu vực. Trung Quốc lập luận rằng AUKUS có nguy cơ gây ra một cuộc chạy đua vũ trang và vi phạm Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Thương vụ được công bố ngày 13/3 là một phần trong kế hoạch dài hạn, nhiều giai đoạn nhằm đưa Austalia trở thành đối tác đầy đủ trong việc bảo vệ công nghệ hạt nhân tuyệt mật của Mỹ, trước nay chỉ được chia sẻ với Anh.
Vào “đầu những năm 2030″ và khi được Quốc hội Mỹ phê duyệt, Washington sẽ bán 3 tàu ngầm lớp Virginia, trị giá ước tính 3 tỷ USD mỗi chiếc, cho Australia, theo kế hoạch được 3 nước công bố.
Trong khi đó, Australia và Anh sẽ bắt đầu chế tạo một mẫu tàu ngầm mới với sự hỗ trợ và công nghệ của Mỹ, trong đó Anh dự kiến sẽ giao tàu ngầm hạt nhân tự chế đầu tiên vào cuối những năm 2030. Australia sẽ giao những tàu mới này cho hải quân vào đầu những năm 2040.
Mặc dù phải mất nhiều năm để thực hiện đầy đủ, nhưng thỏa thuận này đánh dấu một bước chuyển mình đầy tham vọng đối với 3 quốc gia đồng minh.
Sự tham gia của Australia vào AUKUS đã gây ra một cuộc tranh cãi gay gắt với Pháp sau khi Canberra rút khỏi thỏa thuận trước đó nhằm thay thế hạm đội tàu ngầm chạy bằng động cơ diesel già cỗi của nước này bằng các tàu phi hạt nhân trị giá 66 tỷ USD của Pháp.
So với các tàu ngầm lớp Collins mà Australia mới cho “nghỉ hưu”, lớp Virginia dài gần gấp đôi và chở được thủy thủ đoàn nhiều hơn gần gấp ba lần, với sức chứa 132 người trên tàu. Các tàu của Mỹ cũng có thể chìm dưới nước gần như vô thời hạn và phóng tên lửa hành trình
IAEA nhấn mạnh nghĩa vụ của các bên trong thỏa thuận tàu ngầm hạt nhân
Cụ thể, Mỹ và Anh - 2 nước sở hữu vũ khí hạt nhân, sẽ phải báo cáo lên IAEA về việc chuyển giao vật liệu hạt nhân cho các nước không có vũ khí hạt nhân như Australia.
Tàu ngầm hạt nhân La Perle (phải) của Pháp tại cảng La Goulette ở Tunis, Tunisia, ngày 29/11/1997. (Ảnh minh họa: AFP/ TTXVN)
Ngày 14/3, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) tuyên bố cần phải đảm bảo rằng thỏa thuận cung cấp tàu ngầm hạt nhân trong khuôn khổ Hiệp ước Đối tác an ninh tăng cường ba bên Australia-Anh-Mỹ (AUKUS) sẽ không gây ra "những nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân."
Theo thông cáo báo chí của IAEA, Tổng Giám đốc IAEA Rafael Grossi tái khẳng định quan điểm không phổ biến vũ khí hạt nhân, đồng thời nhấn mạnh nghĩa vụ pháp lý của các bên.
Cụ thể, Mỹ và Anh - 2 nước sở hữu vũ khí hạt nhân, sẽ phải báo cáo lên IAEA về việc chuyển giao vật liệu hạt nhân cho các nước không có vũ khí hạt nhân như Australia.
Về phần mình, chính phủ Australia sẽ phải làm việc với IAEA để có thể sử dụng vật liệu hạt nhân như động cơ hạt nhân của tàu ngầm.
Ông Grossi cho biết quy trình này liên quan đến các vấn đề pháp lý và kỹ thuật phức tạp, đồng thời cam kết thực hiện nghĩa vụ xác minh và không phổ biến vũ khí hạt nhân một cách công bằng và minh bạch.
Trong khi tiếp tục thảo luận với các bên tham gia AUKUS, ông Grossi dự kiến sẽ trình báo cáo về vấn đề này tại cuộc họp của Hội đồng thống đốc IAEA dự kiến diễn ra trong tháng 6 tới.
Lãnh đạo Mỹ, Anh, Australia vừa công bố thỏa thuận lịch sử về tàu ngầm.
Theo thỏa thuận, Mỹ sẽ bán cho Australia 3 tàu ngầm lớp Virginia bắt đầu từ đầu những năm 2030 và được mua thêm 2 chiếc nữa nếu cần thiết, sau đó chế tạo lớp tàu hoàn toàn mới dựa trên công nghệ của Mỹ và Anh.
Các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân đầu tiên của Australia sẽ được trang bị hệ thống phóng tên lửa hành trình thẳng đứng và dự kiến đưa vào biên chế đầu những năm 2040.
Ước tính, chi phí chế tạo và vận hành các tàu này đến giữa những năm 2050 có thể tiêu tốn của Australia từ 268 tỷ USD đến 368 tỷ USD.
Tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định tàu ngầm sẽ chạy bằng năng lượng hạt nhân và không được trang bị vũ khí hạt nhân./.
Trung Quốc phản ứng về kế hoạch hạt nhân của Australia Bắc Kinh đã chỉ trích gay gắt kế hoạch mua tới 5 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân từ Mỹ của Canberra, cáo buộc Washington và London phớt lờ các nghĩa vụ với tư cách là cường quốc hạt nhân và thành viên của Hiệp ước chống phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT). Thủ tướng Albanese (trái), Tổng thống Biden...