Mỹ đồng ý bán tên lửa cho hai nước Đông Nam Á
Mỹ thông qua đề xuất bán các tên lửa Sidewinder cùng các bộ phận liên quan trị giá gần 50 triệu USD cho Indonesia, cũng như các tên lửa đối không tầm trung tân tiến cho Malaysia.
Tên lửa Sparrow nằm dưới tên lửa Sidewinner trên máy bay F-14. Ảnh: Reuters
Mỹ vừa thông qua đề xuất bán các tên lửa không đối không Sidewinder và các bộ phận liên quan cho Indonesia, Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng Mỹ (DSCA) hôm qua cho biết trong thông cáo.
“Thương vụ được đề xuất này sẽ đóng góp cho các mục tiêu trong chính sách đối ngoại và các lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ, thông qua việc giúp Indonesia nâng cao năng lực đánh bại các mối đe doạ đối với ổn định khu vực, và tăng cường khả năng phòng thủ của nước này”, thông cáo viết.
DSCA giải thích thương vụ sẽ giảm sự phụ thuộc của Indonesia vào Mỹ khi cần can thiệp vào Đông Nam Á nhằm duy trì ổn định, đồng thời tăng khả năng tương tác của nước này với Mỹ.
Video đang HOT
Mỹ cũng thông qua đề xuất bán các tên lửa không đối không tầm trung tân tiến (AMRAAM) trị giá 21 triệu USD cho Malaysia. AMRAMM là tên lửa dẫn đường có khả năng tấn công các mục tiêu vượt qua khỏi tầm ngắn của máy bay phóng tên lửa hay giàn phóng trên mặt đất.
Malaysia hiện dùng AMRAAM trên các máy bay F/A-18D. Các tên lửa mua thêm sẽ là biện pháp ngăn chặn các mối đe doạ trong khu vực và tăng cường khả năng tương tác với Mỹ, DSCA cho hay.
36 nước hiện dùng AMRAAM cho các máy bay như F-16, F-22 và F-35.
Trọng Giáp
Theo Sputnik News
Pháp sẽ hoàn tiền cho Nga nếu không giao tàu chiến
Tổng thống Pháp Francois Hollande hôm qua nhắc đến khả năng hủy hợp đồng và hoàn lại tiền trong thương vụ đóng hai tàu sân bay trực thăng lớp Mistral cho Nga.
Sevastopol, tàu sân bay trực thăng thứ hai trong hợp đồng đóng cho Nga, neo tại cảng Saint-Nazaire, miền tây Pháp, ngày 21/11/2014. Ảnh: AFP.
"Về các tàu Mistral, toàn bộ lựa chọn sẽ được đề cập", Reuters dẫn lời Tổng thống Pháp Francois Hollande phát biểu trước báo giới sau cuộc gặp với người đồng cấp Ukraine Petro Poroshenko. "Như tôi từng nói, chưa thể chuyển giao tàu Mistral trong bối cảnh hiện nay".
Theo ông Hollande, nếu tàu không được chuyển giao thì bên mua không phải trả tiền. "Đó là một nguyên tắc khá đơn giản... Theo những kịch bản khác nhau, hoặc là chúng tôi nhận tiền, hoặc là bồi hoàn", ông cho biết thêm.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tuần trước nói sẽ không phạt Pháp nếu không hoàn thành hợp đồng trị giá 1,2 tỷ euro (1,3 tỷ USD) nhưng yêu cầu Paris phải hoàn lại phí tổn mà Moscow chịu. Hai tổng thống dự kiến gặp nhau ngày mai tại Armenia.
"Vấn đề các tàu Mistral sẽ được đề cập đến trong cuộc gặp tại thủ đô Yerevan, Armenia, dù còn nhiều câu hỏi cần thảo thuận, trên hết là tình hình Ukraine", Cố vấn chính sách ngoại giao điện Kremlin Yuri Ushakov phát biểu trong cuộc họp báo hôm qua ở thủ đô Moscow.
Trong khi đó, một nguồn tin ngoại giao Pháp hiểu quá trình thỏa thuận nói thỏa thuận tàu Mistral "đang được luật sư giải quyết" nhằm tìm lối thoát có thể chấp nhận cho cả hai phía.
Paris đóng hai tàu sân bay trực thăng lớp Mistral cho Moscow theo hợp đồng được ký kết năm 2011. Đây là loại tàu chiến dài 180 m, trọng tải 22.000 tấn, có khả năng chở 16 trực thăng, hàng chục xe bọc thép và phương tiện quân sự, cùng tối đa 700 binh sĩ.
Pháp quyết định ngừng giao tàu chiến đầu tiên vào cuối năm ngoái, sau khi châu Âu quyết định áp dặt lệnh trừng phạt lên Nga do xung đột ở miền đông nước láng giềng Ukraine.
Pháp phải chịu áp lực từ các đồng minh phương Tây như Mỹ và Ba Lan, yêu cầu không giao tàu cho Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Tomasz Siemoniak hồi tháng 1 nói ông "tin" Paris sẽ hủy hợp đồng.
Như Tâm
Theo VNE
Ông Hollande sẽ bàn với ông Putin về vụ tàu Mistral Tổng thống Pháp Francois Hollande cho biết ông sẽ bàn về tình hình xung quanh vụ tàu trực thăng lớp Mistral với người đồng cấp Nga Vladimir Putin tại cuộc họp tại Armenia vào ngày 24.4, theo Itar-Tass. Tổng thống Pháp Francois Hollande - Ảnh: Reuters Phát biểu trên kênh truyền hình Canal (Pháp) ngày 19.4, Tổng thống Francois Hollande cho rằng cần...