Mỹ đồng ý bán tên lửa cho Ai Cập
Bộ Ngoại giao Mỹ đã đồng ý bán đợt vũ khí đầu tiên cho Ai Cập kể từ khi Washington dỡ bỏ lệnh cấm buôn bán khí tài quân sự với Cairo, theo hãng tin Al Jazeera ngày 10.4.
Tên lửa Hellfire II – Ảnh: AFP
Phía Ai Cập đã hỏi mua 356 tên lửa AGM-114K/R3 Hellfire II, giá trị được ước tính là 57 triệu USD. Đây là hợp đồng mua bán vũ khí đầu tiên kể từ khi chính quyền Tổng thống Obama chấm dứt lệnh cấm buôn bán khí tài quân sự lên Ai Cập vào hôm 31.3.
Việc Mỹ đồng ý bán tên lửa Hellfire II cho Ai Cập đến vào thời điểm quốc gia châu Phi tham gia chiến dịch không kích nhóm phiến quân Houthi tại Yemen.
Hiện tại, Mỹ đang cung cấp các trang thiết bị hậu cần cho chiến dịch không kích này. Ngày 7.4 vừa qua, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói rằng Mỹ sẽ xúc tiến việc chuyển giao vũ khí cho liên minh do Ả Rập Xê Út dẫn đầu.
Video đang HOT
Thông báo phê chuẩn việc bán vũ khí cho Ai Cập được đăng tải trên trang web của Cơ quan Hợp tác an ninh quốc phòng Mỹ (DSCA), cho biết việc đề xuất bán vũ khí lần này sẽ đóng góp cho chính sách ngoại giao và an ninh quốc gia của Mỹ, đồng thời cải thiện tình hình an ninh của Ai Cập.
Mỹ đã ra lệnh cấm buôn bán vũ khí cho Ai Cập sau khi chính quyền tổng thống Mohamed Morsi bị lật đổ vào năm 2013.
Thực tế, lệnh cấm đó chỉ áp dụng đối với những vũ khí hạng nặng như xe tăng và máy bay, còn hầu hết các trang thiết bị phụ kiện vẫn được chuyển đến Ai Cập dưới thời tổng thống Abdel Fattah al-Sisi, theo Al Jazeera.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Ngay cả khi dỡ bỏ cấm vận, doanh nghiệp Mỹ vẫn không được ưu đãi ở Cuba
Trong bối cảnh vừa bình thường hóa quan hệ với Mỹ, Cuba cho biết các công ty Mỹ vẫn chưa thể có một sự ưu đãi đặc biệt nào khi thâm nhập vào thị trường Cuba, theo Reuters.
Vẫn còn nhiều hạn chế trong giao dịch và đầu tư giữa Mỹ và Cuba - Ảnh: Reuters
"Doanh nhân Mỹ sẽ được đối đãi tương tự như tất cả những doanh nhân đang làm ăn với Cuba hiện nay", Reuters ngày 6.4 trích lời Bộ trưởng Ngoại thương và Đầu tư Cuba Rodrigo Malmierca.
"Đó là một thực tế. Các doanh nghiệp Mỹ hoàn toàn có quyền giao dịch và đầu tư vào Cuba, một khi luật pháp Mỹ thừa nhận điều đó. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là họ sẽ nhận được ưu đãi", Malmierca nói trong một cuộc phỏng vấn được công bố trên các phương tiện truyền thông Cuba.
Từ 15.1, Mỹ đã có những bước đi thực tế đầu tiên để khởi động tiến trình bình thường hóa quan hệ với Cuba. Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm nới lỏng cấm vận kinh tế với Cuba.
Mặc dù vậy theo Reuters, phía Mỹ cũng cần đạt thêm nhiều thỏa thuận với chính phủ Cuba để đưa các hoạt động kinh doanh từ Washington đến Havana. Cụ thể, các công ty Mỹ vẫn phải thông qua chính phủ Cuba hoặc các công ty nhà nước Cuba mới có thể kinh doanh ở đất nước vùng Caribe này.
Ông Malmierca cho biết số lượng doanh nhân Mỹ sang Cuba làm ăn đã tăng lên và phía Mỹ luôn có lợi khi kinh doanh tại thị trường Cuba.
"Chúng tôi hy vọng họ (Mỹ) sẽ đến đây mà không gặp trở ngại gì về cấm vận kinh tế. Mọi người đều đòi hỏi phải dỡ bỏ cấm vận", Tân Hoa xã dẫn lời ông Malmierca.
Reuters nhận xét rằng ông Obama cần thêm nhiều sự ủng hộ từ phía đảng Cộng hòa để tiếp tục nới lỏng lệnh cấm vận đã có từ 50 năm trước đây trong thời kỳ Chiến tranh lạnh.
Trong phần trả lời phỏng vấn của mình, ông Malmierca cũng thừa nhận rất khó để ông Obama có thể "một tay dỡ bỏ cấm vận". Nhưng ông Malmierca khẳng định tổng thống Mỹ đủ quyền hành để giúp tăng thêm mức độ gắn kết với Cuba "vượt ra khỏi những thỏa thuận mà hai bên đã cùng đồng ý ".
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Mới thay danh, chưa đổi chất Ở Thái Lan, nhà vua Bhumibol vừa phê chuẩn quyết định dỡ bỏ thiết quân luật thì chính phủ lại ban hành ngay một pháp lệnh cho phép họ duy trì quyền lực hành pháp như lúc còn luật thời chiến. Quân đội Thái Lan triển khai thiết quân luật hồi tháng 5.2014 - Ảnh: Minh Quang Dỡ bỏ thiết quân luật đồng...