Mỹ đồng ý bán lô tên lửa gần 1,5 tỷ USD cho Đài Loan
Bộ Ngoại giao Mỹ duyệt thương vụ bán 135 tên lửa hành trình SLAM-ER và 11 hệ thống pháo phản lực HIMARS trị giá gần 1,5 tỷ cho Đài Loan.
“Bộ Ngoại giao Mỹ quyết định phê duyệt hợp đồng bán 135 tên lửa hành trình đối đất AGM-84H và thiết bị đi kèm cho Đài Loan với mức giá ước tính 1,008 tỷ USD. Chúng tôi đã gửi thông báo đến quốc hội Mỹ về hợp đồng này”, Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng (DSCA) thuộc Lầu Năm Góc hôm 21/10 ra thông cáo cho biết.
Mô hình tên lửa AGM-84H được Mỹ trưng bày tại triển lãm hàng không. Ảnh: Military Edge.
Ngoài 135 quả đạn AGM-84H đầy đủ khả năng chiến đấu, Mỹ cũng sẽ chuyển giao 4 tên lửa đo đạc tham số bay ATM-84H, 12 quả đạn mô hình dùng trong huấn luyện CATM-84H, cùng linh kiện sửa chữa, thiết bị kiểm tra và tài liệu hướng dẫn. Washington cũng đảm nhận huấn luyện binh sĩ và hỗ trợ kỹ thuật sau khi bàn giao vũ khí cho Đài Bắc.
Trong một thông cáo khác, DSCA cho biết Bộ Ngoại giao Mỹ cũng phê duyệt thương vụ bán 11 hệ thống pháo phản lực tầm xa M142 HIMARS cùng trang thiết bị và hỗ trợ kỹ thuật cho Đài Loan với tổng trị giá 436 triệu USD.
Quốc hội Mỹ sẽ có 30 ngày kể từ khi nhận thông báo từ Bộ Ngoại giao để quyết định có chặn thương vụ hay không. Nếu không gặp sự phản đối từ quốc hội, hợp đồng sẽ được trình lên Tổng thống Donald Trump ký phê duyệt.
Video đang HOT
Bộ Ngoại giao Trung Quốc và Văn phòng đại diện của Đài Loan tại Washington chưa bình luận về thông tin.
Trung Quốc luôn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ thống nhất, kể cả bằng vũ lực. Dù công nhận chính sách “một Trung Quốc”, Mỹ vẫn duy trì quan hệ ngoại giao với Đài Loan và đang cung cấp cho hòn đảo nhiều khí tài hiện đại trong bối cảnh căng thẳng hai bờ eo biển gia tăng.
Bắc Kinh gần đây tăng cường đáng kể hoạt động quân sự gần đảo Đài Loan trong lúc quan hệ Mỹ – Trung giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ. Hai ứng viên trong cuộc bầu cử tổng thống năm nay là Donald Trump và Joe Biden đều tìm cách tỏ ra cứng rắn trong cách tiếp cận với Bắc Kinh.
Washington có trách nhiệm cung cấp cho Đài Bắc các phương tiện quân sự để tự vệ, nhưng hiện chưa rõ nước này có trực tiếp can thiệp quân sự trong trường hợp Đài Loan bị tấn công hay không. Chính quyền Trump đã phê duyệt hàng loạt hợp đồng bán vũ khí cho Đài Loan gần đây, nổi bật là 66 tiêm kích F-16V và 102 xe tăng M1A2 Abrams trị giá nhiều tỷ USD.
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Robert O’Brien hồi đầu tháng 10 cảnh báo Mỹ phản đối bất kỳ nỗ lực nào nhằm chiếm Đài Loan bằng vũ lực. Ông cũng kêu gọi Đài Loan đầu tư nhiều hơn vào tên lửa hành trình phòng thủ bờ biển, thủy lôi, tàu tấn công nhanh, các hệ thống pháo cơ động và phương tiện giám sát tiên tiến.
Toan tính táo bạo của Đài Loan khi mua hàng loạt vũ khí tối tân Mỹ?
Loạt vũ khí Mỹ sắp bán cho Đài Loan có thể khiến mục tiêu tấn công, thu hồi hòn đảo của Trung Quốc trở nên phức tạp và khó khăn hơn nhiều, theo các chuyên gia quân sự.
Xe bọc thép đổ bộ Trung Quốc tập trung gần bờ biển hướng ra eo biển Đài Loan.
Trong bối cảnh bầu cử tổng thống Mỹ sắp diễn ra, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thúc đẩy kế hoạch bán loạt vũ khí mới cho Đài Loan.
Đơn hàng đã được chính phủ Mỹ chuyển cho Quốc hội chờ xét duyệt và có thể sớm được thông qua trong thời gian tới, theo nguồn tin của Reuters và Defense News.
Vũ khí Mỹ bán cho Đài Loan lần này bao gồm tổ hợp pháo phản lực phóng loạt (HIMARS), tên lửa không đối đất tầm xa (SLAM-ER), cảm biến gắn ngoài cho chiến đấu cơ F-16 và có thể cả máy bay không người lái MQ-9B (phiên bản không mang vũ khí) và tên lửa chống hạm Harpoon phóng từ mặt đất.
HIMARS là tổ hợp rocket đa nòng gắn trên khung thân xe tải, trang bị 6 ống phóng rocket 227mm, dẫn đường bằng GPS. Nếu được trang bị cùng đạn tên lửa MGM-140, HIMARS có thể tấn công mục tiêu từ khoảng cách xa 300km.
SLAM-ER là mẫu tên lửa không đối đất tầm xa do Boeing chế tạo, trang bị cho các chiến đấu cơ, phục vụ sứ mệnh tấn công mục tiêu trên biển hoặc trên đất liền, ở ngoài tầm quan sát bằng mắt thường. SLAM-ER sử đụng đầu đạn nặng 274kg, dẫn đường bằng GPS và có tầm bắn 280km.
Pháo phản lực phóng loạt HIMARS có tầm bắn bao phủ vùng ven biển của Trung Quốc nếu đặt ở Đài Loan.
Cảm biến gắn ngoài trang bị cho chiến đấu cơ F-16 giúp nâng cao đáng kể năng lực phát hiện và tấn công mục tiêu.
"Đây là các vũ khí tấn công, có thể dùng để đánh phủ đầu nơi Trung Quốc tập trung lực lượng ở ven biển trước khi xuất kích, hoặc tàu chiến đang chuẩn bị vượt eo biển, trong trường hợp chiến tranh nổ ra", nhà phân tích quân sự Hong Kong, Song Zhongping nói.
Nếu đòn phủ đầu thành công, Đài Loan không chỉ làm giảm ý chí chiến đấu của binh sĩ Trung Quốc mà còn khiến Bắc Kinh phải mất nhiều thời gian hơn để huy động lực lượng bổ sung.
Ông Song cho rằng, các vũ khí này về cơ bản sẽ khiến quân đội Trung Quốc gặp rắc rối, làm chiến dịch tấn công đổ bộ gặp trở ngại. Nhưng Trung Quốc chắc chắn sẽ lên kế hoạch đối phó, như phá hủy các loại vũ khí trên trước khi phát động chiến dịch đổ bộ.
Ngoài ra, số lượng vũ khí hiện đại Mỹ bán cho Đài Loan là có hạn, nếu xung đột diễn ra lâu dài sẽ không thể làm thay đổi cán cân quân sự hai bờ eo biển, ông Song nói thêm.
Trung Quốc đã bày tỏ sự giận dữ khi Mỹ duyệt bán loạt vũ khí mới cho Đài Loan, coi đây là hành động "xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền và an ninh Trung Quốc". Bắc Kinh cũng đe dọa sẽ đáp trả.
Trung Quốc coi Đài Loan là vùng lãnh thổ không thể tách rời, nếu cần sẽ phải thu hồi bằng vũ lực.
Hàn Quốc nói đủ sức vùi dập 'siêu pháo' Triều Tiên Bộ Quốc phòng Hàn Quốc tuyên bố lực lượng của họ có thể "lập tức vô hiệu hóa" pháo phản lực và tên lửa Triều Tiên nếu bị tấn công. Triều Tiên ngày 10/10 tổ chức duyệt binh tại quảng trường Kim Nhật Thành, thủ đô Bình Nhưỡng, để kỷ niệm 75 năm thành lập Đảng Lao động Triều Tiên. Trong lễ duyệt...