Mỹ đóng băng loạt viện trợ nước ngoài, đổi tên vịnh Mexico
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 24.1 ban hành lệnh ‘ngừng hoạt động’ đối với mọi khoản viện trợ nước ngoài hiện có và tạm dừng viện trợ mới.
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết quy định trên sẽ có hiệu lực ngay lập tức. Theo Reuters, động thái này có thể cắt giảm hàng tỉ USD viện trợ của Mỹ trên toàn thế giới. Mỹ là nhà tài trợ viện trợ lớn nhất toàn cầu. Trong năm tài chính 2023, Mỹ đã giải ngân 72 tỉ USD viện trợ nước ngoài.
Động thái trên diễn ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ra lệnh tạm dừng để chờ đán.h giá về hiệu quả và tính nhất quán trong chính sách đối ngoại của ông. Trước đó, Tổng thống Trump đã ra sắc lệnh hành pháp đình chỉ các chương trình viện trợ nước ngoài trong 90 ngày vào ngày 20.1.
Ông Trump đòi giảm lãi suất, giá dầu trên toàn cầu, sẵn sàng trừng phạt cả đồng minh
“Việc phân bổ viện trợ nước ngoài hiện tại không phù hợp với lợi ích của Mỹ và trong nhiều trường hợp đi ngược lại các giá trị của Mỹ và gây bất ổn cho hòa bình thế giới bằng cách thúc đẩy các ý tưởng ở nước ngoài đi ngược lại trực tiếp với các mối quan hệ hài hòa và ổn định nội bộ và giữa các quốc gia”, sắc lệnh của Tổng thống Donald Trump nêu lý do tạm đình chỉ các chương trình hỗ trợ phát triển nước ngoài.
Theo Reuters dẫn bức điện tín được Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio chấp thuận, sắc lệnh trên sẽ được miễn trừ cho Israel và Ai Cập. Không có quốc gia nào khác được đề cập trong bức điện tín, bao gồm cả Ukraine.
Quân nhân Mỹ vận chuyển các kiện hàng viện trợ nhân đạo cho người dân Gaza ngày 5.3.2024. ẢNH: REUTERS
Politico cho hay các quan chức Mỹ cực kỳ lo ngại việc bỏ qua viện trợ cho Ukraine – những người coi việc hỗ trợ Kyiv là điều cần thiết để đối phó Moscow.
Reuters dẫn nguồn tin giấu tên đán.h giá: “Việc đóng băng các khoản viện trợ quốc tế trên sẽ khiến các đối tác quốc tế của Mỹ tìm kiếm các đối tác tài trợ khác – có thể là các đối thủ cạnh tranh và kẻ đối địch – để lấp đầy khoảng trống và thay thế ảnh hưởng của Mỹ nếu tình trạng đình chỉ viện trợ kéo dài”.
Một quan chức cấp cao thuộc Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID) nhận định: “Các tổ chức sẽ phải dừng mọi hoạt động, bao gồm mọi dịch vụ y tế cứu người, HIV/AIDS, dinh dưỡng, sức khỏe bà mẹ và tr.ẻ e.m, mọi công việc nông nghiệp, mọi sự hỗ trợ của các tổ chức”.
Trong một diễn biến khác, Bộ Nội vụ Mỹ ngày 24.1 cho biết rằng họ đã chính thức đổi tên vịnh Mexico thành vịnh Mỹ. “Theo chỉ đạo của tổng thống, vịnh Mexico từ nay sẽ chính thức được gọi là vịnh Mỹ và đỉnh núi cao nhất Bắc Mỹ sẽ một lần nữa mang tên núi McKinley”, theo Reuters dẫn thông báo của Bộ Nội vụ Mỹ.
Tổng thống Trump đã ra lệnh đổi tên các địa danh trên như một phần trong loạt hành động hành pháp sau khi nhậm chức vào ngày 20.1.
Bộ Nội vụ Mỹ cho biết: “Những thay đổi này tái khẳng định cam kết của quốc gia trong việc bảo tồn di sản hùng vĩ của Mỹ và đảm bảo rằng các thế hệ người Mỹ tương lai sẽ tôn vinh di sản của những anh hùng và tài sản lịch sử của đất nước”.
Xuất khẩu vũ khí của Mỹ đạt kỷ lục vào năm 2024
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 24.1 cho biết doanh số bán thiết bị quân sự của Washington cho các chính phủ nước ngoài vào năm 2024 đã tăng 29%, lên mức kỷ lục 318,7 tỉ USD trong bối cảnh nhiều quốc gia tìm cách bổ sung kho dự trữ vũ khí để viện trợ cho Ukraine và chuẩn bị cho các cuộc xung đột tiềm tàng.
Theo Reuters dẫn tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ, việc mua bán và chuyển giao vũ khí được coi là “công cụ chính sách đối ngoại quan trọng của nước này, có khả năng tác động lâu dài đến an ninh khu vực và toàn cầu”. Cổ phiếu của các nhà sản xuất vũ khí của Mỹ như Lockheed Martin, General Dynamics, Northrop Grumman được kỳ vọng sẽ tăng mạnh mẽ hơn trong năm nay trong bối cảnh bất ổn toàn cầu gia tăng.
Quan chức WHO nói về tình cảnh bi thảm chưa từng có của người dân Gaza
Người đứng đầu khu vực Đông Địa Trung Hải của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) - bà Hanan Balkhy cho biết một số người dân Gaza hiện buộc phải uống nước thải và ăn cỏ, thức ăn chăn nuôi.
Người dân chờ được phát thực phẩm cứu trợ tại Rafah, Dải Gaza, ngày 19/11/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Bà Hanan Balkhy đồng thời kêu gọi tăng cường tiếp cận viện trợ ngay lập tức tới Gaza. Bà cũng cảnh báo rằng xung đột Israel - Hamas có tác động dây chuyền đến công tác chăm sóc sức khỏe trên toàn khu vực và ảnh hưởng đối với tr.ẻ e.m sẽ nghiêm trọng lâu dài.
Trong một phát biểu đưa ra ngày 4/6, bà Hanan Balkhy nói: "Ở Gaza, có những người hiện phải sử dụng thức ăn chăn nuôi, ăn cỏ, uống nước thải. Tr.ẻ e.m hầu như không có gì để ăn trong khi những chiếc xe tải viện trợ đang đậu bên ngoài Rafah".
Liên hợp quốc (LHQ) từ lâu đã cảnh báo nạn đói đang rình rập ở Gaza, với 1,1 triệu người - khoảng một nửa dân số - phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực ở mức độ trầm trọng.
Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA) ngày 4/6 đán.h giá rằng những hạn chế về khả năng tiếp cận tiếp tục làm giảm việc viện trợ nhân đạo một cách an toàn trên khắp Gaza và tình trạng ngày càng xấu đi trong tháng 5.
Một lượng viện trợ nhỏ chủ yếu được chuyển đến qua cửa khẩu Kerem Shalom giữa Gaza với Israel. Nhưng tình trạng mất an ninh liên quan đến giao tranh và đường xá hư hại cũng cản trở việc phân phối viện trợ.
Bà Balkhy nhấn mạnh Gaza cần hòa bình cộng với việc tăng cường tiếp cận viện trợ bằng đường bộ. Sau chuyến thăm gần đây tới cửa khẩu Rafah - tuyến đường viện trợ quan trọng Israel đã đóng cửa vào đầu tháng trước - bà Balkhy kêu gọi Tel Aviv mở cửa các biên giới này.
Bà Balkhy nhận định chỉ cửa khẩu Kerem Shalom là không đủ, và những nỗ lực tại các hành lang hàng hải và vận chuyển hàng không chẳng có ý nghĩa gì khi có những tuyến đường bộ ít tốn kém và hiệu quả hơn nhưng các xe tải lại xếp hàng dài bên ngoài chúng.
Bà Balkhy còn nhấn mạnh đến nhu cầu cấp thiết của bệnh nhân ở Gaza, với khoảng 11.000 người trong tình trạng nặng và bị thương cần được sơ tán y tế.
Gian nan đường đến Gaza Mỹ đã xây dựng một bến tàu trị giá 320 triệu USD để viện trợ cho người dân Gaza. Nhưng, chỉ số lượng nhỏ hàng cứu trợ đến được với những người cần cứu giúp. Nỗ lực của Mỹ nhằm đưa viện trợ vào Gaza thông qua một bến tàu nổi ở Địa Trung Hải đã có khởi đầu chậm chạp và đối...