Mỹ đóng 10 khu trục hạm Arleigh Burke Flight III tính năng cực “khủng”
Ngày 3-6, Hải quân Mỹ đã trao các hợp đồng trị giá 6,2 tỉ USD cho các công ty đóng tàu General Dynamics và Huntington Ingalls, để đóng mới 9 chiếc tàu khu trục lớp Arleigh Burke (DDG 51), với một lựa chọn đóng thêm chiếc thứ 10.
Các hợp đồng này sẽ tiếp tục duy trì tốc độ đóng tàu khu trục đã được thực hiện kể từ khi lớp tàu khu trục DDG 51 được tái khởi động vào năm 2009.
Theo đó, công ty Huntington Ingalls (HII) đã nhận được một hợp đồng trị giá 3,331 tỉ USD cho việc thiết kế và chế tạo 5 chiếc tàu, mỗi năm 1 chiếc trong tài khóa 2013-2017, Hải quân Mỹ cho biết trong một thông cáo báo chí. Tất cả số tàu này sẽ được đóng tại nhà máy đóng tàu Ingalls của công ty ở Pascagoula, bang Mississippi.
Trong khi, Nhà máy Bath Iron (BIW) của General Dynamics đã được trao một hợp đồng trị giá 2,843 tỉ USD cho việc thiết kế và chế tạo 4 chiếc tàu khu trục, một chiếc trong năm 2013 và mỗi năm 1 chiếc trong các năm 2015 đến 2017. Hợp đồng còn có lựa chọn đóng một chiếc tàu thứ 5, nếu được phê chuẩn, sẽ được bổ sung vào năm 2014.
Hải quân Mỹ đã chính thức yêu cầu Quốc hội cung cấp ngân sách để đóng một chiếc tàu vào năm 2014, nhưng đang tìm kiếm một chương trình mua sắm nhiều năm (MYP) để đóng thêm một chiếc tàu thứ 2 vào năm 2014.
Huntington Ingalls nhận được hợp đồng đóng 5 chiếc tàu khu trục này là do đưa ra giá thầu thấp hơn, khoảng 666 triệu USD mỗi tàu. Trong khi, hợp đồng đóng 4 chiếc tàu của Bath Iron có giá gần 711 triệu USD mỗi tàu.
Video đang HOT
Tàu USS Hopper (DDG70) phóng tên lửa SM3
Các hợp đồng này không bao gồm các trang thiết bị có chi phí cao, được Hải quân Mỹ mua riêng, bao gồm hệ thống chiến đấu Aegis và tất cả các hệ thống vũ khí.
Hợp đồng đóng 9 chiếc tàu khu trục được trao hôm 3-6 bao gồm các tàu mang ký hiệu từ DDG 117 đến DDG 125. Việc bổ sung thêm chiếc tàu thứ 10 sẽ có ký hiệu DDG 126.
Hai chiếc tàu đã được phân bổ ngân sách trong năm 2013 là tàu USS Paul Ignatius (DDG 117), sẽ được đóng tại Ingalls, và tàu USS Daniel Inouye (DDG 118) được đóng tại Bath Iron.
Chiếc tàu chưa được đặt tên DDG 119, được yêu cầu phân bổ ngân sách trong năm 2014, sẽ được chế tạo tại Ingalls.
Số tàu mới này, dựa trên phiên bản mới nhất Flight III, sẽ có sự bổ sung đáng kể về vũ khí và trang bị so với các tàu lớp Arleigh Burke trước đó. Bao gồm, thay thế các radar SPY-1D trên các tàu phiên bản Flight III hiện tại, bằng Radar phòng không và phòng thủ tên lửa (AMDR) mới, sẽ có khả năng lớn hơn trong vai trò phòng thủ tên lửa đạn đạo.
Tuy nhiên, nhà thầu cung cấp AMDR vẫn chưa được lựa chọn. Dự kiến, đến cuối năm nay, Hải quân Mỹ sẽ chọn một radar từ một trong ba tập đoàn Lockheed Martin, Raytheon hoặc Northrop Grumman.
Biên đội tàu khu trục lớp Arleigh Burke
Nhà máy Bath Iron sẽ tiếp tục là nhà máy thiết kế chính của chương trình DDG 51, một vị trí mà họ đã nắm giữ từ những năm 1980.
Bốn tàu khu trục Arleigh Burke hiện đang được đóng bao gồm USS John Finn (DDG 113) và USS Ralph Johnson (DDG 114) tại nhà máy đóng tàu Ingalls, và USS Rafael Peralta (DDG 115) và USS Thomas Hudner (DDG 116) ở Nhà máy đóng tàu Bath Iron.
Hiện tại, Hải quân Mỹ đã đưa vào biên chế 62 chiếc tàu khu trục lớp Arleigh Burke (từ DDG 51 đến DDG 112). Đây là lớp tàu khu trục hiện đại nhất trong biên chế của Hải quân Mỹ, hầu hết các tàu thuộc lớp này đều được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis, được tích hợp radar AN/SPY-1D(V) hiện đại nhất thế giới hiện nay và các tên lửa đánh chặn SM-2 hoặc SM-3, có thể phát hiện 300 mục tiêu và theo dõi 100 mục tiêu với tầm quét 320km, với tầm bắn trên 500km, độ cao đánh chặn đạt tới 160km.
Các tàu thuộc phiên bản Flight III có trọng lượng rẽ nước 11.000 tấn, chiều dài 155m, chiều rộng 20m. Tàu có thể mang theo 2 trực thăng chống ngầm MH-60R Seahawk, cùng 23 sĩ quan và 300 thủy thủ và lính hải quân.
Tàu được trang bị 4 động cơ tuabin khí General Electric LM2500-30, mỗi tuabin có công suất 27.000 mã lực (20.000 kW), giúp tàu đạt tốc độ tối đa 56 km/giờ với tầm hoạt động 8.100 km.
Theo ANTD
Mỹ triển khai radar chống lại 5.500 tên lửa đạn đạo của các nước khác
Ngày 19.3, Tập đoàn Raytheon cho biết họ đã bàn giao cho Cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ hệ thống radar mảng pha X-band cơ động mới để phát hiện và theo dõi tên lửa đạn đạo.
Ngày 19.3, Tập đoàn Raytheon cho biết họ đã bàn giao cho Cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ hệ thống radar mảng pha X-band cơ động mới để phát hiện và theo dõi tên lửa đạn đạo.
Đây là radar AN/YPY-2 thứ 8 mà Raytheon cung cấp cho Cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ để hỗ trợ các tư lệnh chiến trường Mỹ phát hiện sớm các mối đe dọa tên lửa. Radar là một bộ phận không thể tách rời của Hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo (BMDS).
Radar phòng thủ tên lửa AN/TPY-2 của Tập đoàn Raytheon
"Việc bàn giao radar AN/TPY-2 giúp đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với các hệ thống radar có thể giúp bảo vệ nước Mỹ và các đồng minh đối phó với hơn 5.500 tên lửa đạn đạo mà Cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ ước tính không thuộc sự kiểm soát của Mỹ, NATO, Nga hay Trung Quốc," ông Dave Gulla, phó chủ tịch Hệ thống cảm ứng tích hợp toàn cầu thuộc bộ phận kinh doanh Hệ thống phòng thủ tích hợp của Raytheon cho biết.
"AN/TPY-2 đã được chứng minh là một bộ phận không thể thiếu của hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của đất nước chúng ta và đến nay đã thực hiện một cách hoàn hảo mọi cuộc thử nghiệm chống lại tất cả các loại tên lửa đạn đạo và trong các tình huống tấn công".
AN/TPY-2 là một hệ thống radar có độ phân giải cao có khả năng phát hiện từ xa, theo dõi và phân biệt chính xác tất cả các loại tên lửa đạn đạo, từ tên lửa tầm ngắn đến tên lửa đạn đạo liên lục địa. Mỹ đã triển khai các hệ thống radar này tại Israel, Thổ Nhĩ Kỳ và Nhật Bản.
Theo ANTD
SM-3 Block IB 3 lần liên tiếp đánh chặn thành công tên lửa đạn đạo Ngày 15-5, Cơ quan phòng thủ tên lửa và các thủy thủ Hải quân Mỹ trên tàu USS Lake Erie đã phóng thử thành công hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis. Trong vụ phóng thử này, hệ thống vũ khí 4.0 và một tên lửa SM-3 Block IB thuộc hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis đã đánh...