Mỹ đòi Nga phá hủy hệ thống tên lửa mới
Mỹ hôm nay đã kêu gọi Nga phá hủy một hệ thống tên lửa hành trình mới mà Washington nói là “vi phạm trực tiếp và liên tục” Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), và cáo buộc Moscow gây bất ổn cho an ninh toàn cầu.
Đại sứ Mỹ về giải trừ quân sự Robert Wood (Ảnh: Reuters)
Reuters ngày 21/1 đưa tin, phát biểu tại một hội nghị về giải trừ quân bị do Liên hợp quốc bảo trợ ở Geneva (Thụy Sĩ), Đại sứ Mỹ về giải trừ quân sự Robert Wood cho hay, hệ thống tên lửa hành trình mới của Nga có khả năng mang cả đầu đạn hạt nhân lẫn thông thường và gây ra “mối đe dọa mạnh mẽ và trực tiếp đối với châu Âu và châu Á” vì nó có tầm xa từ 500 đến 1.500km.
“Không may là Mỹ ngày càng nhận thấy rằng Nga không đáng tin cậy trong việc tuân thủ các nghĩa vụ kiểm soát vũ khí và các hành động cưỡng ép và nguy hiểm của nước này khắp toàn cầu đã làm gia tăng căng thẳng”, ông Wood nói.
Phái đoàn Nga không có phản ứng tức thì nào tại diễn đàn Geneva gồm 65 quốc gia thành viên.
Video đang HOT
Theo ông Wood, Nga đã phóng thử “tên lửa trái phép”, được biết tới với tên gọi SSC-8/9M729, và không có các bước đi thích hợp nhằm quay lại việc tuân thủ hiệp ước INF.
“Nga phải phá hủy một cách có kiểm chứng tất cả các tên lửa SSC-8, các bệ phóng và thiết bị liên quan để quay trở lại tuân thủ Hiệp ước INF”, ông nói, tái khẳng định kế hoạch của chính quyền Mỹ Donald Trump nhằm rút khỏi thỏa thuận năm 1987 vào đầu tháng 2 tới.
Ngoài ra, ông Wood cũng chỉ trích sự ủng hộ của Nga đối với Tổng thống Syria Bashar al-Assad và việc Moscow cung cấp cho Iran các vũ khí tiên tiến như hệ thống phòng thủ tên lửa S-300.
Cũng theo ông Wook, vụ đầu độc nhằm vào cựu điệp viên Nga Sergei Skripal và con gái Yulia tại Anh hồi tháng 3 năm ngoái cho thấy “hành động liều lĩnh” của Nga và sự thất bại trong việc tuân thủ các nghĩa vụ của nước này theo Hiệp ước INF vốn cấm sử dụng vũ khí hóa học.
Anh cáo buộc các nhân viên tình báo quân đội Nga liên quan tới vụ đầu độc trên, nhưng Moscow kịch liệt bác bỏ mọi sự liên quan trong vụ việc.
Hiệp ước INF được ký kết giữa Mỹ và Liên Xô vào năm 1987 nhằm loại bỏ tên lửa đạn đạo thông thường và hạt nhân phóng từ mặt đất, cũng như tên lửa hành trình có tầm bắn từ 500-5.000km. Mỹ đã tuyên bố sẽ rút hỏi Hiệp ước vào đầu tháng 2 tới, dựa trên lý do Nga không tuân thủ các điều khoản của hiệp ước này.
An Bình
Theo Dantri
Quyết quân sự hóa vũ trụ, Mỹ khởi động chạy đua vũ trang toàn cầu
Lời hứa phát triển công nghệ vũ khí không gian "nhanh hơn bất kỳ nước nào trên thế giới" của Tổng thống Donald Trump sẽ làm bùng lên một cuộc chạy đua vũ trang mới, một chuyên gia quân sự hàng đầu của Nga khẳng định.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Reuters.
"Việc quân sự hóa vũ trụ là điều chắc chắn và nước Mỹ sẽ rút khỏi bất kỳ hiệp ước cấm phổ biến vũ khí nào ngăn cản điều này", ông Mikhail Khodarenok, đại tá về hưu từng phục vụ lực lượng phòng thủ tên lửa Nga, đồng thời cũng là một chuyên gia quân sự nhận định.
Trước đó vào hôm qua (17.1), Tổng thống Donald Trump đã giới thiệu một bản báo cáo đặc biệt dài 108 trang của Bộ Quốc phòng Mỹ về vấn đề phòng thủ tên lửa. Trong buổi giới thiệu bản báo cáo mất 2 năm để thực hiện, nhà lãnh đạo hứa sẽ thiết lập "một lớp phòng thủ tên lửa trên không gian".
Theo ông Mikhail, ông Trump không hề hứa suông và tuyên bố này "sẽ trở thành hiện thực trong tương lai gần".
"Hiện đang không có hệ thống phòng thủ tên lửa nào có khả năng khai hỏa trên vũ trụ. Tuy nhiên, có lý do để tin rằng chúng sẽ sớm xuất hiện. Hệ thống mà ông Trump hứa hẹn không chỉ thực hiện vai trò phòng thủ tên lửa mà còn là lá chắn bảo vệ hạm đội quỹ đạo của nước Mỹ", ông Mikhail cho hay.
Thế nhưng, ông Mikhail cho rằng dù tốn kém nhiều tiền của, đòi hỏi công nghệ kỹ thuật rất lớn và phức tạp, "lớp phòng thủ tên lửa trên không gian" chưa chắc sẽ thay đổi cán cân sức mạnh giữa Mỹ và các quốc gia khác, đặc biệt là Nga và Trung Quốc.
Theo Danviet
Ông Putin cảnh báo Nga không làm ngơ trước tên lửa Mỹ tại châu Âu Tổng thống Vladimir Putin đã đưa ra cảnh báo cứng rắn trước các động thái quân sự của Mỹ và các đồng minh phương Tây tại khu vực châu Âu gần Nga. Tổng thống Vladimir Putin. (Ảnh: RT) Trong cuộc phỏng vấn với truyền thông Serbia được công bố hôm 15/1, Tổng thống Vladimir Putin khẳng định Nga không mong muốn một cuộc...