Mỹ đối mặt thách thức mới trong cuộc đua AI
Thành công của DeepSeek đang làm lung lay chiến lược kiểm soát công nghệ của Mỹ với Trung Quốc. Với chi phí phát triển thấp nhưng hiệu suất ngang hàng các đối thủ Mỹ, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) này buộc Washington phải xem xét lại cách duy trì vị thế dẫn đầu trong cuộc đua.
Biểu tượng của Tập đoàn chip Nvidia và DeepSeek ngày 27/1/2025. Ảnh: Reuters/TTXVN
Theo tờ Wall Street Journal, thành công bất ngờ của công ty khởi nghiệp trí tuệ nhân tạo (AI) Trung Quốc DeepSeek đang thách thức hiệu quả của chính sách kiểm soát công nghệ mà Mỹ áp đặt với Trung Quốc, buộc Washington và Thung lũng Silicon phải xem xét lại chiến lược duy trì vị thế dẫn đầu của mình.
Mô hình AI R1 của DeepSeek không chỉ ngang bằng hiệu suất với các mô hình hàng đầu của Mỹ trong việc giải quyết các vấn đề phức tạp, mà còn được phát triển với chi phí thấp đáng kinh ngạc – dưới 6 triệu USD so với hơn 100 triệu USD của các đối thủ Mỹ. Ứng dụng chatbot của công ty này thậm chí đã vượt qua ChatGPT của OpenAI để đứng đầu Apple Store, khiến các cổ phiếu công nghệ Mỹ như Nvidia mất tới 1.000 tỷ USD giá trị thị trường.
Chính sách “sân nhỏ, hàng rào cao” bị thách thức
Chính quyền Tổng thống Joe Biden vừa mãn nhiệm đã theo đuổi chính sách được gọi là “sân nhỏ, hàng rào cao” – dựng rào cản nghiêm ngặt để ngăn các công ty Mỹ bán chip tiên tiến và công nghệ quan trọng cho Trung Quốc, nhưng vẫn cho phép các hoạt động kinh doanh khác diễn ra bình thường. Tuy nhiên, thành công của DeepSeek đã cho thấy những hạn chế trong cách tiếp cận này.
Theo Dylan Patel, người sáng lập công ty nghiên cứu chip SemiAnalysis, mặc dù các biện pháp kiểm soát của Mỹ đã làm chậm tiến độ của Trung Quốc trong một số lĩnh vực như sản xuất chip tiên tiến, nhưng sự chậm trễ và những lỗ hổng trong chính sách đã cho phép Trung Quốc tiếp tục tiếp cận các công nghệ bị hạn chế.
Video đang HOT
Một ví dụ điển hình là việc DeepSeek đã sử dụng hơn 2.000 chip H800 của Nvidia – phiên bản rút gọn của con chip mạnh nhất thời điểm đó – để đào tạo mô hình AI của mình trước khi Mỹ cấm hoàn toàn loại chip này.
Tranh luận về hướng đi mới
Thành công của DeepSeek đã châm ngòi cho cuộc tranh luận về cách tiếp cận trong tương lai. Alexandr Wang, người đứng đầu Scale AI, kêu gọi thắt chặt các hạn chế xuất khẩu nhưng cũng cảnh báo Mỹ không nên quá phụ thuộc vào biện pháp này mà cần nỗ lực vượt qua đối thủ bằng sáng tạo.
Trong khi đó, Matt Pottinger, cựu Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ, đề xuất tăng cường kiểm soát thông qua việc hạn chế quyền tiếp cận chất bán dẫn của Trung Quốc và yêu cầu các nhà sản xuất chip bổ sung khả năng theo dõi vị trí của các sản phẩm được kiểm soát xuất khẩu.
Về phần mình, Rebecca Arcesati, nhà phân tích cấp cao tại Viện nghiên cứu Trung Quốc Mercator, nhận định Mỹ có thể đang hướng tới việc ngăn chặn toàn bộ hệ sinh thái công nghệ Trung Quốc phát triển một số năng lực nhất định, bất kể rủi ro an ninh quốc gia cụ thể.
Liên quan đến phản ứng từ Mỹ, Thượng nghị sĩ Chuck Schumer kêu gọi tăng cường hỗ trợ để đảm bảo vị thế dẫn đầu của Mỹ trong lĩnh vực AI, trong khi nhà đầu tư Marc Andreessen ví thành công của DeepSeek như “khoảnh khắc Sputnik” – gợi nhớ cuộc đua công nghệ thời Chiến tranh Lạnh.
Về phía Trung Quốc, tờ Hoàn cầu Thời báo nhận định “việc tìm cách kiềm chế sự phát triển công nghệ thông qua hạn chế phần cứng cũng giống như cố gắng đắp đậ.p một con sông lớn trong khi bỏ qua vô số dòng suối cung cấp nước cho nó”.
Trước tình hình này, chính quyền Trump đã thông báo đang xem xét các chính sách mới để duy trì vị thế dẫn đầu của Mỹ trong đổi mới AI và sẽ đề xuất chiến lược cụ thể trong vòng 6 tháng tới.
Bộ trưởng Úc cảnh báo về việc tải DeepSeek
Bộ trưởng Công nghiệp và Khoa học Úc đã nêu lo ngại về bảo mật đối với ứng dụng DeepSeek của Trung Quốc đang gây chấn động thế giới công nghệ và tài chính toàn cầu.
Ứng dụng chatbot (giao tiếp tự động) dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI) DeepSeek R1 do công ty khởi nghiệp DeepSeek của Trung Quốc phát triển đang khiến thế giới công nghệ ngạc nhiên vì có năng lực tương đương như ChatGPT dù được tạo ra với chi phí thấp và dựa trên những mẫu chip không phải là tiên tiến nhất.
Bước đột phá trên đã khiến Phố Wall chao đảo và thổi bay gần 1.000 tỉ USD giá trị của các công ty công nghệ khổng lồ của Mỹ trong ngày 27.1.
Logo ứng dụng DeepSeek do công ty Trung Quốc phát triển. ẢNH: AP
Tuy nhiên, trả lời phỏng vấn truyền thông ngày 28.1, Bộ trưởng Công nghiệp và Khoa học Úc Ed Husic kêu gọi người dùng cẩn trọng với ứng dụng của Trung Quốc.
"Có rất nhiều câu hỏi cần được trả lời kịp thời về chất lượng, sở thích của người tiêu dùng, quản lý dữ liệu và quyền riêng tư", ông Husic nói với đài ABC. "Tôi sẽ rất cẩn trọng về việc đó. Những loại vấn đề này cần được cân nhắc thận trọng", Bộ trưởng Husic nói thêm.
Ông Husic cho biết các công ty Trung Quốc đôi khi có sự khác biệt với các công ty phương Tây về quản lý dữ liệu và quyền riêng tư của người sử dụng.
"Người trung Quốc rất giỏi trong việc phát triển sản phẩm hoạt động rất tốt. Thị trường đó được tiêu chuẩn hóa theo cách tiếp cận về dữ liệu và quyền riêng tư của họ. Nhưng khi bạn xuất khẩu chúng sang các thị trường mà người tiêu dùng có những kỳ vọng khác về quản lý dữ liệu và quyền riêng tư, câu hỏi đặt ra là liệu những sản phẩm đó có được chấp nhận theo cách tương tự hay không", ông Husic nói và cho hay sẽ rất cẩn thận về việc tải ứng dụng DeepSeek.
Khi được hỏi có lo ngại về việc người Úc sử dụng DeepSeek, ông Husic cho rằng sẽ có những thảo luận về DeepSeek tương tự như đối với TikTok. "Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu điều đó xuất hiện... Tôi không cài TikTok trên điện thoại của chính phủ. Tôi cho rằng những vấn đề này cần được cân nhắc kỹ", Bộ trưởng Úc kêu gọi.
Hồi năm 2018, Úc cấm hãng viễn thông Huawei của Trung Quốc tham gia xây dựng hạ tầng mạng 5G vì lý do an ninh quốc gia.
DeepSeek R1 đã vượt mặt ChatGPT trên bảng xếp hạng các ứng dụng miễn phí được tải về nhiều nhất trên App Store tại Mỹ. Giá cổ phiếu của Nvidia, công ty sản xuất chip AI, đã giảm 17% sau khi thông tin về năng lực của DeepSeek R1 được công bố.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng sự trỗi dậy của DeepSeek nên là hồi chuông cảnh tỉnh cho các hãng công nghệ Mỹ rằng phải cạnh tranh để chiến thắng. Tổng thống Trump cho rằng việc Trung Quốc đưa ra được giải pháp AI nhanh hơn với chi phí ít tốn kém hơn nhiều là điều tích cực và khẳng định Mỹ sẽ tìm ra cách tương tự.
'Thần đồng AI' đứng sau cơn địa chấn mang tên DeepSeek Ứng dụng DeepSeek tuy mới chỉ là tân binh nhưng đã tạo làn sóng chấn động trong ngành trí tuệ nhân tạo (AI), tạo thách thức đáng kể đối với ChatGPT và Gemini. Một trong những yếu tố chính góp phần cho thành công của DeepSeek là đội ngũ thiên tài trẻ, đặc biệt là nhà nghiên cứu 29 tuổ.i Luo Fuli xinh...