Mỹ đối mặt nguy cơ thiếu phi công điều khiển UAV
Không quân Mỹ đã nhìn ra nhu cầu ngày càng tăng cho lực lượng máy bay không người lái (UAV), tuy nhiên lại phải đối mặt với nguy cơ thiếu thốn nhân sự đủ kinh nghiệm vận hành các UAV này, trang Daily Beast cho hay vào hôm 5-1.
Theo một bản báo cáo nội bộ của Không quân Mỹ, được tiết lộ bởi trang Daily Beast, khả năng làm nhiệm vụ của lực lượng UAV có thể bị ảnh hưởng do sự mất cân bằng giữa số lượng UAV hiện có với những người có khả năng điều khiển nó trong những năm tới.
“Phi đội UAV của Không quân Mỹ đang ở mức quá tải và đã trong tình trạng này từ lâu. Điểm khác biệt hiện nay là những biện pháp khắc phục tạm thời không còn có tác dụng”, một quan chức cấp cao của Không quân Mỹ nói với Daily Beast.
Mỹ không thiếu UAV mà chỉ thiếu những người điều khiển đủ kinh nghiệm
Video đang HOT
Bản báo cáo này được tướng chỉ huy chiến đấu không quân Herbert Carlisle gửi lên Tham mưu trưởng Không quân Mỹ Mark Welsh với giọng điệu mà theo trang Daily Beast nhận định là mang tính cảnh báo.
“Tôi thực sự lo lắng”, tướng Carlisle nói và khẳng định rằng việc Lầu Năm Góc yêu cầu thực hiện tới 65 nhiệm vụ tuần tra bằng UAV vào tháng 4-2015 sẽ khiến các phi công điều khiển mặt đất phải hoạt động một cách cật lực.
Trong khi các nhiệm vụ ngày càng nhiều thì Không quân Mỹ lại không thể tuyển thêm được các nhân sự đủ trình độ vận hành các UAV. Mỗi nhiệm vụ tuần tra của UAV cần trung bình 10 người điều khiển và trong những trường hợp khẩn cấp, nhân sự yêu cầu có thể giảm xuống trung bình 8,5 người cho mỗi nhiệm vụ. Tuy nhiên, hiện tại Không quân Mỹ đang phải duy trì hoạt động của UAV ở dưới mức khẩn cấp là trung bình 8 người cho một nhiệm vụ.
UAV là các máy bay không người lái được điều khiển bởi các phi công từ mặt đất hay vận hành theo một chương trình đã lập sẵn. Trong một vài năm qua, chúng đã được sử dụng nhiều hơn trong quân đội, các hoạt động do thám, giám sát hay cứu hộ, thăm dò.
Một cựu quan chức CIA Mỹ đã nói với hãng tin Sputnik vào hôm 31-12-2014 rằng, mặc dù Mỹ đã chấm dứt hoạt động chiến đấu tại Afghanistan, tuy nhiên, các UAV vẫn sẽ thực hiện các nhiệm vụ tấn công vào Taliban cùng các lực lượng phiến quân khủng bố khác trong năm 2015.
Theo_An ninh thủ đô
Tia chớp F-35 vẫn "lộ mình" trước ra-đa Nga, Trung Quốc
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, mặc dù được trang bị công nghệ tàng hình, nhưng chiến đấu cơ thế hệ 5 F-35 Lightning II lại mang một số hạn chế chết người.
Trong những hạn chế của F-35 được tờ Daily Beast công khai ngày 30-4, đáng kể nhất là F-35 hầu như mất khả năng tàng hình trước một số hệ thống ra-đa mới của Nga và Trung Quốc. Ngoài ra, dòng máy bay thế hệ 5 này còn mất khả năng tạo nhiễu nền trước các hệ thống ra-đa trên (khả năng giúp F-35 "biến mất" vào nền nhiễu địa vật, môi trường). Nếu các thông tin trên là đúng thì, Lầu Năm góc đang đầu tư hàng trăm tỷ USD vào dòng chiến đấu cơ tàng hình, nhưng vẫn cần "sự hỗ trợ" của các máy bay đối kháng điện tử đi kèm.
Chiến đấu cơ F-35 Lightning II.
Theo chuyên gia Bill Sweetman, triển lãm hàng không tại Moscow tổ chức hồi tháng 8-2013, ông này đã có điều kiện nói chuyện với một số nhà thiết kế các hệ thống ra-đa chuẩn kỹ thuật số mới trang bị cho quân đội Nga. Dòng ra-đa tần số cao này có thừa đủ khả năng "vạch mặt" F-35 trong nhiều điều kiện tác chiến cụ thể.
Cùng với Nga, Lầu Năm góc đang đặc biệt quan tâm tới hệ thống ra-đa mới của Trung Quốc, trong đó có hệ thống ra-đa cảnh giới mảng định pha chủ động Type 517M được thiết kế để lắp trên hạm.
Chương trình F-35 hiện được biết tới là kế hoạch phát triển chiến đấu cơ thế hệ 5 tốn kém nhất trên thế giới với nhà thầu chính là hãng Lockheed Martin. F-35 có 3 phiên bản A (không quân), B (thủy quân lục chiến) và C (hải quân). Cùng với Mỹ, Anh, Hà Lan, Canada và Nhật Bản đã đặt mua số lượng đáng kể dòng chiến đấu cơ thế hệ 5 này.
Theo VNE