Mỹ đòi Hàn Quốc chi tiền “khủng” để lính Mỹ hoạt động, Seoul “choáng váng”
Truyền thông Hàn Quốc đưa tin, Mỹ đã yêu cầu Hàn Quốc chi 4,7 tỉ USD để trang trải chi phi cho các quân nhân Mỹ đang có mặt tại quốc gia này và đồng thời bảo dưỡng các thiết bị quân sự trong khu vực.
Báo Chosun Ilbo đưa tin, một cố vấn cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ phụ trách đàm phán an ninh là ông James DeHart tuyên bố Mỹ muốn Hàn Quốc chi 4,7 tỉ USD một phần là để bù đắp những chi phí quốc phòng. Ông này cũng cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn Seoul đóng góp tài chính nhiều hơn nữa trong lúc Washington đang hỗ trợ quốc phòng cho nước này.
Mỹ đòi Hàn Quốc chi 4,7 tỉ USD cho mục đích quốc phòng.
Báo cũng cho biết thêm, đã có những lo ngại rằng Mỹ sẽ rút quân khỏi Hàn Quốc nếu nước này không chi trả chi phí quốc phòng. Trong lúc này, Seoul khẳng định rằng quyết định chi trả sẽ cần phải có sự đồng thuận từ Quốc hội.
Trước đó vào đầu tuần này, ông DeHart và Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương đã đến Hàn Quốc để thảo luận về việc chia sẻ chi phí quốc phòng. Một cuộc gặp giữa ông Stillwell, tướng chỉ hủy quân đội Mỹ tại Hàn Quốc Robert Abrams và Trợ lý Cố vấn An ninh Quốc gia Hàn Quốc Kim Hyun-chong đã được tổ chức.
Phía Hàn Quốc cho biết họ đã “giải thích quan điểm về thỏa thuận hợp tác và chia sẻ chi phí quốc phòng, và Mỹ nhấn mạnh rằng liên minh Hàn – Mỹ có vai trò then chốt đối với an ninh Đông Bắc Á”.
Video đang HOT
Washington đã nhiều lần kêu gọi các đồng minh của mình trên thế giới đẩy mạnh chi tiêu cho quân đội của nước mình.
Anh Tuấn (lược dịch)
Theo infonet
Hàn Quốc đóng tàu sân bay lớn khi Nga loại biên Kuznetsov
Trong khi Hải quân Nga chuẩn bị loại biên tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov và hủy các dự án tương lai thì láng giềng của họ đang làm ngược lại.
Truyền thông Hàn Quốc vừa qua đưa tin, chính phủ nước này đang xem xét nghiêm túc kế hoạch đóng mới tàu sân bay cỡ lớn thay vì nâng cấp chiếc tàu đổ bộ Dokdo thành hàng không mẫu hạm hạng nhẹ như cách mà Nhật Bản đang tiến hành với chiếc Izumo.
Hiện tại các bản thiết kế cơ sở đã gần như hoàn thành, đưa ra hai phương án để lựa chọn, trong đó đề xuất đầu tiên là tàu sân bay hạng nặng 70.000 tấn với kích thước dài 298 m và rộng 75 m.
Tàu sẽ mang theo 1.340 người và 40 máy bay cánh cố định cùng 8 trực thăng.
Tùy chọn thứ hai là tàu sân bay hạng trung lượng giãn nước đầy tải 40.000 tấn, dài 238 m và rộng 62 m, con tàu sẽ mang theo thủy thủ đoàn và phi công 720 người và có sức chứa 20 máy bay cánh cố định cùng với 8 trực thăng.
Hai phương án thiết kế tàu sân bay trang bị tiêm kích tàng hình F-35 của Hải quân Hàn Quốc
Thông tin trên được Chủ tịch Đảng Dân chủ Choi Jae-sung cho biết trong một báo cáo trước Ủy ban Quốc phòng Quốc hội Hàn Quốc, rằng hai đề xuất này đã được trình bày để lựa chọn phương án tối ưu cho hải quân.
Phát biểu của ông Choi được truyền thông Hàn Quốc trích dẫn như sau: "Hai đề xuất đã được xem xét, nhưng quyết định cuối cùng chỉ được đưa ra sau khi cân nhắc hai yếu tố chi phí cũng như thời gian hoàn thành".
Bên cạnh đó ông Choi còn tiết lộ rằng hàng không mẫu hạm của Seoul được thiết kế cho tiêm kích tàng hình F-35.
Dễ dàng nhận thấy thiết kế tàu sân bay của Hàn Quốc là loại sàn phẳng và có máy phóng, tức là nó sẽ sử dụng phiên bản F-35C mạnh hơn nhiều so với F-35B, tạo ra ưu thế đáng kể trước Hải quân Trung Quốc cũng như Nhật Bản.
Tàu sân bay tương lai của Hải quân Hàn Quốc sẽ dẫn đầu khu vực châu Á - Thái Bình Dương
Với tiềm lực của ngành đóng tàu và tài chính hùng hậu như Hàn Quốc, nếu được thông qua thì dự báo nước này sẽ sớm triển khai biên đội tác chiến tàu sân bay đầu tiên trong khoảng thời gian chỉ 5 - 6 năm.
Thực trạng trên không rõ có ảnh hưởng đến quyết định của Hải quân Nga hay không, bởi tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương thì các cường quốc quân sự đều tích cực đóng mới hàng không mẫu hạm, trong khi Moska lại đứng ngoài.
Mới đây có thông tin cho biết Nga có thể sớm loại biên tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov vì thiếu hiệu quả đi kèm chi phí cao, đồng thời hủy bỏ luôn các dự án đóng tàu sân bay tương lai.
Tuyên bố mới nhất của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu về việc nước này không cần tàu sân bay mà chỉ cần vũ khí đánh chìm chúng chỉ thích hợp cho lực lượng phòng thủ ven bờ mà thôi, còn khi cần tung lực lượng ra các vùng biển xa thì tàu sân bay vẫn là lựa chọn số 1.
Chí Linh
Theo baodatviet
Sau nhiều tháng trì hoãn, Triều Tiên bất ngờ hé lộ điều kiện đàm phán hạt nhân Triều Tiên nhấn mạnh các cuộc thảo luận về phi hạt nhân hóa sẽ chỉ diễn ra khi nào các biện pháp đảm bảo an ninh cho Bình Nhưỡng được đảm bảo. Tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân của Triều Tiên di chuyển ở Bình Nhưỡng. Ảnh: Reuters "Thảo luận về phi hạt nhân hóa chỉ có thể diễn...