Mỹ dốc sức giúp Ấn Độ trở thành “Người bảo hộ” an ninh Nam Á
Mỹ khẳng định, xây dựng mối quan hệ hợp tác đồng minh thân thiết với Ấn Độ sẽ có lợi cho cả 2 bên và Ấn Độ, với tiềm lực quốc phòng và tham vọng của mình có đủ khả năng trở thành “Người bảo hộ” an ninh Nam Á nói riêng và châu Á nói chung.
Ngày 05/03, Tư lệnh Bộ tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ Samuel J. Locke Lyle cho biết, Mỹ đang mưu cầu xây dựng mối quan hệ đồng minh thân thiết lâu dài với Ấn Độ, vì chỉ có Ấn Độ mới đủ khả năng trở thành “Người bảo hộ” an ninh Nam Á. Thế nhưng, mối quan hệ khá nồng ấm giữa Mỹ và Pakistan sẽ trở thành một rào cản rất lớn đối với mối quan hệ đồng minh Mỹ – Ấn.
Trong một buổi điều trần trước Quốc hội, Tư lệnh Locke Lyle đã nói: “Tuy mối quan hệ giữa Mỹ và Ấn Độ vẫn đang trên đà phát triển, nhưng chúng ta phải thừa nhận giữa mối quan hệ này còn có một chướng ngại cần khắc phục. Định hướng phát triển tương lai và sự lo lắng của chính phủ Ấn Độ về mối quan hệ giữa Mỹ và Pakistan, chính là những nút thắt phải tháo gỡ trên con đường xây dựng mối quan hệ đồng minh thân thiết giữa Mỹ và Ấn Độ”.
Ấn Độ sẽ trở thành nước có phi đội máy bay vận tải chiến lược C-17 mạnh thứ nhì thế giới
gồm 10 chiếc, chỉ kém chính Mỹ
Trong một buổi thuyết trình trước Ủy ban quốc phòng của Hạ viện Mỹ, Locke Lyle đã đưa ra lời giải khi cho rằng, chiến lược phát triển thương mại quốc phòng song phương Mỹ – Ấn do Thứ trưởng quốc phòng Mỹ Carter khởi xướng có tiềm năng rất to lớn, có thể khắc phục được phần lớn những trở ngại trên con đường mở rộng sự hợp tác. Khi trả lời những chất vấn của các nhà lập pháp, Tư lệnh Locke Lyle khẳng định, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục tìm kiếm những mối quan hệ thân thiết bên ngoài những liên minh hiện có.
Ông nói: “Như các ngài đã biết, chúng ta đang nỗ lực xây dựng mối quan hệ đồng minh chiến lược thân thiết về lâu dài với Ấn Độ. Vì vậy, tôi đã từng viếng thăm New Dehli để khởi động quá trình đối thoại. Ấn Độ có khả năng tiềm tàng để trở thành “Người bảo hộ” an ninh trong khu vực của chính họ, tức Ấn Độ Dương, mà chúng ta lại rất hoan nghênh điều đó”.
Lực lượng máy bay vận tải C-130J hùng hậu của Ấn Độ
Nhấn mạnh đến mối quan hệ Mỹ – Ấn đang ở trong thời kỳ nồng ấm nhất, kể từ khi Ấn Độ giành được độc lập năm 1947, Tư lệnh Locke Lyle khẳng định, đối với hàng loạt vấn đề liên quan đến lợi ích quốc gia của Mỹ như: bảo đảm an ninh và lợi ích chung của khu vực, thúc đẩy quan hệ mậu dịch trên thế giới, ngăn chặn sự phát triển và chống khủng bố quốc tế…, tăng cường mối quan hệ hợp tác chiến lược Mỹ – Ấn là vấn đề phải được ưu tiên hàng đầu.
Ông Locke Lyle còn cho rằng, hiện nay có rất nhiều không gian để cải thiện và mở rộng quan hệ giữa 2 nước, Hoa Kỳ rất lạc quan trước tiềm lực mạnh mẽ của Ấn Độ. Tuy nhiên, ông cũng chỉ ra, chính quan điểm “Không liên kết và tự chủ về chiến lược” của Ấn Độ là hạn chế lớn nhất trong mở rộng quan hệ song phương.
Video đang HOT
Theo số liệu của Tư lệnh Locke Lyle, trải qua quá trình xây dựng quan hệ hợp tác toàn diện về quốc phòng Mỹ – Ấn trên các lĩnh vực: đối thoại và tìm kiếm hiểu biết chung, diễn tập quân sự, giao lưu phái đoàn quân sự, thương mại vũ khí… trong vòng chưa đến 10 năm, kim ngạch giao dịch quốc phòng giữa 2 nước đã từ con số 0 vươn lên đến 9 tỷ USD.
Chiếc máy bay tuần tiễu chống ngầm P-8I đầu tiên trong số 8 chiếc Ấn Độ mua của Mỹ
Ấn Độ hiện đang sử dụng 6 chiếc máy bay vận tải C-130J của Mỹ, họ cũng đã tiếp nhận chiếc đầu tiên, trong số 8 chiếc máy bay tuần tiễu chống ngầm P-8I “Poseidon” và chiếc đầu tiên trong số 10 máy bay vận tải chiến lược C-17 trong các hợp đồng vũ khí với Hoa Kỳ. Hoa Kỳ rất muốn Ấn Độ cùng chung sức tham gia trong chương trình phát triển máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 F-35.
Cuối cùng Tư lệnh Locke Lyle chốt lại: Xây dựng mối quan hệ đồng minh thân thiết với Ấn Độ hiện đã trở thành vấn đề có tính cấp thiết, vừa giúp ích cho Ấn Độ mà cũng có lợi cho Mỹ.
Với ngân sách quốc phòng gần như vô tận và tham vọng trở thành cường quốc trong khu vực, có thể khẳng định chính Ấn Độ là ứng cử viên nặng ký nhất cho vai trò “Người bảo hộ” an ninh cho khu vực Nam Á nói chung và châu Á nói riêng. Mỹ sẽ dốc sức giúp Ấn Độ hoàn thành tâm nguyện
Theo ANTD
Mỹ - Nhật tăng cường máy bay tuần tiễu giám sát tàu ngầm
Trang tin điện tử "Tin tức đa chiều" của Nga trích dẫn thông tin từ website của công ty Boeing cho biết, công ty này vừa bàn giao loạt đầu tiên gồm 6 chiếc máy bay tuần tiễu chống ngầm P-8A "Poseidon" cho hải quân Mỹ.
Máy bay tuần tiễu chống tàu ngầm hiện đại nhất thế giới
P-8A là máy bay tuần tiễu trên biển đa chức năng do hãng Boeing nghiên cứu, chế tạo trên cơ sở nguyên mẫu chiếc máy bay chở khách Boeing 737 thuộc kế hoạch nghiên cứu MMA (Multi-mission Maritime Aircraft), được triển khai cuối thập niên 90, thế kỷ XX.
Mỹ sẽ triển khai 6 chiếc P-8A "Poseidon" đến 2 căn cứ Misawa và Kadena
giúp Nhật giám sát biển Hoa Đông
P-8A bắt đầu bay thử năm 2009 và hiện đang được khẩn trương chế tạo hàng loạt. Hoạt động quân sự đầu tiên mà P-8A "Poseidon" tham gia chính là cuộc diễn tập "Vành đai Thái Bình Dương" (RIMPAC 2012) diễn ra từ 11/7 đến 2/8/2012 tại Honolulu - Hawai.
P-8A Poseidon có chiều dài 39 m, cao 12 m, sải cánh 35 m, trọng lượng rỗng 62 tấn, tải trọng bay tối đa 85 tấn, P-8A "Poseidon" sử dụng 2 động cơ phản lực CFM56-7B27A với lực đẩy 120 kN, hành trình tối đa trên 11.000 km, bán kính tác chiến 4500km, tốc độ bay tối đa là 907 km/h, tốc độ bay tuần tra thông thường 400km/h.
Với phi hành đoàn 9 người, P-8A được sử dụng trong các nhiệm vụ tác chiến mặt nước và tác chiến chống ngầm tầm xa trinh sát và giám sát (ISR) thu thập tin tức tình báo từ ven bờ ra các vùng biển xa. Trần bay tối đa của P-8A là gần 13km nhưng chủ yếu nó sẽ bay trinh sát ở tầm thấp khoảng 15000 feet (4,57km). P-8A không có khoang vũ khí trong thân máy bay mà lắp đặt 6 giá treo vũ khí hai bên cánh, có thể mang theo lượng vũ khí hơn 5,5 tấn, bao gồm: bom rơi tự do, ngư lôi Mk-54 và tên lửa chống hạm Harpoon.
P-8A "Poseidon"sẽ thay P-3C "Orion" bảo vệ biên đội tàu sân bay của Mỹ
Vũ khí chống ngầm chủ yếu của P-8A là ngư lôi Mk-54. Đây là loại ngư lôi chống ngầm hạng nhẹ phóng từ trên không hiện đại nhất hiện nay, có thể phóng từ trên hạm, trên máy bay trực thăng, máy bay phản lực với tầm bắn 15km, cự li tự động tìm kiếm mục tiêu là hơn 900m. Hệ thống động cơ đẩy của nó sử dụng công nghệ điều khiển bằng phần cứng giúp ngư lôi có độ tin cậy và khả năng biến tốc cao.
Thiết bị trinh sát ngầm chủ yếu của P-8A bao gồm: hệ thống thăm dò từ tính của vỏ tàu ngầm MAD do công ty CAE của Canada chế tạo và radar giám sát biển AN/APY-10 của hãng Raytheon. Đây là loại radar tích hợp đầy đủ các tính năng của radar giám sát biển AN/APS-137 mà hải quân Mỹ hiện đang sử dụng, bổ sung thêm chức năng kiểm soát không trung và điều khiển vũ khí, cải thiện khả năng theo dõi đồng thời nhiều mục tiêu, kích thước của nó cũng nhỏ hơn AN/APS-137 một chút để phù hợp lắp đặt trên máy bay.
Ngoài ra trên máy bay còn lắp đặt các thiết bị kiểm tra, giám sát giống như P-3C, bao gồm: thiết bị thăm dò từ tính và hồng ngoại, hệ thống phao sonar, phao nước và pháo sáng...
P-8A "Poseidon" là loại máy bay trinh sát chống ngầm hiện đại nhất thế giới hiện nay, có khả năng mang theo hơn 5,5 tấn vũ khí
P-8A được ưu tiên cho các đối thủ của Trung Quốc
Công ty Boeing tiết lộ, hiện hải quân Mỹ đã ký 3 hợp đồng mua tổng số 24 chiếc máy bay tuần tiễu chống ngầm thế hệ mới nhất này. Hợp đồng mua loạt 6 chiếc P-8A "Poseidon" đầu tiên trị giá 1,53 tỷ USD được hải quân Mỹ ký với công ty Boeing vào tháng 1/2011, hợp đồng mua loạt thứ 2 (gồm 7 chiếc) trị giá 1,4 tỷ USD cũng được ký vào tháng 11 cùng năm. Và đến tháng 9/2012, hải quân Mỹ lại tiếp tục mua loạt thứ 3 gồm 11 chiếc với giá 1,9 tỷ USD. Trong năm nay, hải quân Mỹ cũng sẽ tiếp nhận loạt thứ 2, nâng tổng số máy bay lên 3 chiếc.
Bộ tư lệnh hải quân Mỹ cho biết, họ sẽ mua tổng số 117 chiếc P-8A "Poseidon", các loạt máy bay được tiếp nhận hàng năm sẽ thay thế dần dần loại máy bay tuần tiễu chống ngầm thế hệ cũ là P-3C "Orion" hiện đang sử dụng trong lực lượng hải quân Mỹ và Nhật cùng một số nước đồng minh. Trước mắt, hải quân Mỹ sẽ cân nhắc triển khai 6 chiếc đến hai căn cứ quân sự của mình trên lãnh thổ Nhật Bản là Misawa và Kadena giúp Nhật giám sát khu vực biển Hoa Đông.
P-8A "Poseidon" bay từ Okinawa đến Đài Loan chỉ mất có 20 phút
Theo tiết lộ của các chuyên gia kỹ thuật của công ty Boeing, với vận tốc trên 900km/h, các máy bay P-8A cất cánh từ căn cứ Okinawa chỉ mất 20 phút là có thể giám sát khu vực eo biển Đài Loan (TQ) với bán kính tuần tra rộng hơn 200 hải lý, cực kỳ phù hợp với yêu cầu chuyển đổi mô hình tác chiến hiện nay của quân đội Mỹ.
Hiện nay, ngoài đơn đặt hàng của hải quân Mỹ, công ty Boeing còn tiếp nhận hợp đồng mua 24 chiếc P-8I (phiên bản xuất khẩu của P-8A) của hải quân Ấn Độ. Hợp đồng mua loạt đầu tiên gồm 8 chiếc trị giá 2,1 tỷ USD được hải quân Ấn Độ ký kết tháng 1/2009, sang đầu năm 2012 New Dehli tiếp tục gia tăng số lượng mua lên 4 chiếc nữa. Hợp đồng này đã bắt đầu có hiệu lực khi chiếc đầu tiên đã được bàn giao cho hải quân Ấn Độ tháng 12/2012 vừa qua. Ngoài cung cấp cho Ấn Độ, công ty Boeing còn nhận được đơn đặt hàng cung cấp 8 chiếc cho hải quân Australia với thời hạn hoàn tất là năm 2018.
Các hợp đồng mua sắm kể trên tập trung chủ yếu vào các đối thủ nặng ký nhất của Trung Quốc là Nhật, Ấn Độ và Australia, hoàn toàn phù hợp với chiến lược xây dựng khối đồng minh Mỹ - Nhật - Australia và trục hợp tác quân sự Nhật - Ấn Độ - Australia mà Tổng thống Nhật Bản Shinzo Abe mới tuyên bố đầu tháng 12/2012.
Tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo lớp "Tấn" (094) của Trung Quốc
Hiện ở khu vực biển Đông và biển Hoa Đông, chỉ có Trung Quốc là có lực lượng tàu ngầm hùng hậu với hơn 70 chiếc, lực lượng tàu ngầm của họ có thể áp đảo tất cả các nước trong khu vực. Tuy nhiên, sự xuất hiện của loại máy bay trinh sát chống ngầm hiện đại nhất thế giới này làm cho các tàu ngầm của Trung Quốc không còn chỗ ẩn nấp không những ở biển Đông, biển Hoa Đông mà còn ở cả các vùng biển xa như Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Theo ANTD
Triều Tiên thử hạt nhân, TQ bối rối Vụ thử hạt nhân lần thứ ba của Triều Tiên đẩy đồng minh Trung Quốc vào tình thế khó xử, một nhà phân tích tại Trung Quốc nhận xét. Hôm 12/2, hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên tuyên bố nước này đã thử hạt nhân lần thứ ba thành công, tại một địa điểm ngầm trong lòng đất ở phía bắc đất...