Mỹ dọa trừng phạt, Iran vẫn làm dự án 440 triệu USD
Iran đã ký hợp đồng 440 triệu USD khai thác khí đốt tại vùng Vịnh và ngành năng lượng vận hành tích cực trong trừng phạt.
Ngày 14/9, Chính phủ Iran đã ký một hợp đồng trị giá 440 triệu USD với công ty dầu mỏ Petropars để thăm dò và khai thác mỏ khí đốt Belal ở vùng Vịnh.
Iran khoan thêm dầu ngoài biển, tuyên bố Mỹ không thể trừng phạt được ngành năng lượng Iran. Ảnh minh họa: Reuters
Theo các tuyên bố mới nhất, nước này khẳng định ngành năng lượng vẫn vận hành tích cực và hiệu quả trong bối cảnh bị Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt.
Đài truyền hình quốc gia Iran dẫn lời Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Zanganeh tiết lộ, thỏa thuận được đại diện công ty con của Tập đoàn Dầu mỏ quốc gia Iran mang tên GordC và Công ty PetroPars ký kết nhằm triển khai dự án khai thác khí đốt đầu tiên tại mỏ khí đốt Balal.
Theo hãng tin Shana của Iran, GordC sẽ nghiên cứu các kho lưu trữ dầu và thực hiện việc cấp phép cho các hàng mục bên lề của dự án. Trong khi đó, PetroPars sẽ tiến hành khoan 8 giếng ở ngoài khơi, xây dựng và đặt các giàn khoan dầu và xây dựng 20km đường ống dưới đáy biển.
Video đang HOT
Trong thỏa thuận trên, PetroPars sẽ sản xuất 14 triệu m3 khí đốt/ngày trong 34 tháng. Khí sản xuất sẽ được xử lý tại nhà máy lọc dầu trên bờ của South Pars Giai đoạn 12.
Nơi cả hai sẽ tập trung khai thác là Belal, mỏ khí đốt mà Qatar cũng sở hữu một phần, nằm cách đảo Lavan trên vùng Vịnh 90 km về phía Nam.
“Hợp đồng này và các hợp đồng lớn khác sắp tới cho thấy chúng tôi đang làm việc bất kể bị các lệnh trừng phạt đe dọa. Các biện pháp trừng phạt đã không ngăn được được chúng tôi và các hoạt động trong ngành năng lượng vẫn diễn ra tích cực” – Bộ trưởng Dầu mỏ Iran tuyên bố tại lễ ký kết thỏa thuận.
“Chúng tôi không muốn khoe mẽ, nhưng Mỹ không thể ngăn chặn xuất khẩu dầu của Iran” – Bộ trưởng Iran tuyên bố.
Trước đó, hồi tháng 8, ông Zanganeh đã tuyên bố, sản lượng các sản phẩm hóa dầu của Iran đã tăng gấp đôi so với năm 2013. Nước Cộng hòa Hồi giáo này sẽ vượt mục tiêu về sản lượng các sản phẩm tinh chế từ dầu mỏ là 100 triệu tấn/năm vào năm 2021.
Bộ trưởng Zanganeh khẳng định rằng sản lượng dầu mỏ của Iran sẽ nhanh chóng trở lại bình thường khi các lệnh cấm vận từ Washington được dỡ bỏ.
Hai ngày trước khi công bố lễ ký kết về dự án khai thác khí đốt trị giá 440 triệu USD nói trên, Bộ trưởng Năng lượng Iran Reza Ardakanian và người đồng cấp Nga Alexander Novak đã có cuộc điện đàm và thảo luận các biện pháp tăng cường hợp tác song phương trong các lĩnh vực kinh tế và năng lượng.
Trong cuộc điện đàm, hai vị Bộ trưởng đã đề cập tới triển vọng của mối quan hệ gần gũi hơn trong lĩnh vực đầu tư và năng lượng giữa hai nước.
Hai Bộ trưởng cũng thúc giục việc triển khai các dự án chung, trong đó, Bộ trưởng Nga hối thúc thực thi các thỏa thuận đạt được trong cuộc họp song phương ở thành phố Isfahan, miền Trung Iran hồi tháng Bảy vừa qua.
Ông Ardakanian và ông Novak là đồng Chủ tịch Ủy ban thường trực Liên chính phủ Nga – Iran về hợp tác thương mại và kinh tế. Cuộc điện đàm mới nhất là cách để nhắc nhở về việc tăng cường hợp tác và thúc đẩy thương mại song phương Nga- Iran trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị tại vùng Vịnh.
Tháng 11/2018, 2 bộ trưởng đã thảo luận các dự án chung, trong đó có nhà máy nhiệt điện Sirik ở Iran và điện khí hóa đoạn đường sắt Garmsar-Incheboron.
Hải Lâm
Theo baodatviet
Phương thức bán dầu 'phi truyền thống' giúp Iran hạn chế đòn trừng phạt của Mỹ
Iran sẽ duy trì hoạt động bán dầu thông qua các phương thức "phi truyền thống" nhằm tránh các biện pháp trừng phạt của Mỹ. Đây là tuyên bố của Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Zanganeh đưa ra ngày 8/6 trong bối cảnh quan hệ giữa Tehran và Washington gia tăng.
Cơ sở khai thác khí đốt South Pars ở cảng miền nam Assaluyeh, Iran. Ảnh: AFP/TTXVN
Trả lời phỏng vấn hãng thông tấn SHANA, Bộ trưởng Zanganeh nêu rõ Iran sẽ bán dầu theo cách phi chính thức hoặc trái với thông lệ và bí mật để tránh bị đối mặt với nguy cơ Mỹ ngăn cản. Quan chức Iran không nêu chi tiết hoạt động xuất khẩu dầu của nước này, đồng thời nhấn mạnh sẽ không tiết lộ con số thống kê chi tiết cho tới khi nào lệnh trừng phạt được dỡ bỏ. Bộ trưởng Zanganeh chỉ rõ Tehran đang phải chịu những "các biện pháp trừng phạt có tổ chức mang tính nghiêm trọng nhất trong lịch sử".
Các tuyên bố trên của giới chức Iran được đưa một ngày sau khi Bộ Tài chính Mỹ thông báo các lệnh trừng phạt mới nhằm vào Tập đoàn hóa dầu Persian Gulf Petrochemical Industries Company (PGPIC) của Iran với mục đích gia tăng sức ép đối với nước này liên quan đến chương trình tên lửa đạn đạo. PGPIC là tập đoàn hóa dầu lớn nhất và mang lại nhiều lợi nhuận nhất của Iran.
Hồi tháng 5/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran và áp đặt trở lại các biện pháp trừng phạt đối với nước này, đặc biệt thời gian gần đây Washington gia tăng sức ép tối đa với Tehran bằng cách chấm dứt miễn trừ trừng phạt đối với 8 quốc gia và vùng lãnh thổ nhập khẩu dầu thô từ Iran. Căng thẳng đẩy hai quốc gia này vào nguy cơ đối đầu quân sự khi Mỹ đã điều động thêm quân cùng các máy bay ném bom và tàu sân bay tới Trung Đông, tuyên bố động thái trên nhằm đối phó với "các mối đe dọa" từ Iran.
Theo Bloomberg, sản lượng dầu mỏ của Iran vào tháng 4 vừa qua là 750.000 thùng/ngày, sụt giảm mạnh so với mức 1,5 triệu thùng/ngày hồi tháng 10/2018.
Thanh Hương (TTXVN)
Theo Tintuc
Iran cảnh báo về "sự sụp đổ của OPEC" Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) có nguy cơ sụp đổ do những động thái đơn phương của một số quốc gia thành viên, Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Zanganeh cảnh báo. Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Zanganeh "Tôi đã nói với Tổng thư ký OPEC Mohammad Barkindo, rằng tổ chức này đã bị đe dọa vì những...