Mỹ dọa phá hủy các đầu đạn bị cấm của Nga nếu cần thiết
Phía Mỹ nhấn mạnh, nếu Nga tiếp tục với kế hoạch của mình, Mỹ sẽ tìm cách tiêu diệt tên lửa này nếu nhắm vào các nước đồng minh của Mỹ.
Đại sứ Mỹ tại NATO ngày 2/10 cho biết, Nga phải dừng ngay việc phát triển bí mật một hệ thống tên lửa hành trình bị cấm, hoặc Mỹ sẽ tìm cách phá hủy hệ thống trước khi nó hoạt động.
Phía Mỹ cho rằng, Nga vi phạm 1 Hiệp định từ hồi Chiến tranh lạnh với việc tiếp tục phát triển 1 hệ thống tên lửa phóng từ mặt đất, cho phép nước này phát động một cuộc tấn công hạt nhân vào châu Âu trong thời gian ngắn nhất.
Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung ký năm 1987 cấm các tên lửa tầm trung có khả năng bắn tới châu Âu hoặc Alaska của Mỹ.(Ảnh minh họa: soha)
Đại sứ Mỹ tại NATO – bà Kay Bailey Hutchison cho biết, Washington tiếp tục cam kết giải pháp ngoại giao, nhưng sẵn sàng cân nhắc tấn công quân sự nếu Nga tiếp tục phát triển hệ thống tên lửa tầm trung. Bà Hutchison nhấn mạnh, nếu Nga tiếp tục với kế hoạch của mình, Mỹ sẽ tìm cách tiêu diệt tên lửa của Nga nếu nhắm vào các nước đồng minh của Mỹ.
Tuyên bố của bà Hutchison được coi là cảnh báo trực tiếp nhất về 1 cuộc tấn công phủ đầu, kể từ khi 1 quan chức Mỹ năm 2017 tuyên bố, Mỹ sẽ cân nhắc hệ thống tên lửa riêng của mình nếu Nga tiếp tục vi phạm Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung ký năm 1987. Hiệp ước này cấm các tên lửa tầm trung có khả năng bắn tới châu Âu hoặc Alaska của Mỹ.
Video đang HOT
Bộ Ngoại giao Nga ngày 2/10 cho rằng, những người đưa ra tuyên bố như bà Hutchison không ý thức được mức độ trách nhiệm của mình cũng như sự nguy hiểm của các phát ngôn mang tính gây hấn./.
Theo Phạm Huân/VOV-Washington
Đài Loan phát triển tên lửa đối phó Trung Quốc
Nhiều nhà phân tích cho biết kể từ khi bà Thái Anh Văn làm lãnh đạo năm 2016 cho đến nay, Đài Loan đã cho triển khai một hệ thống tên lửa, cải tiến một tên lửa và tăng tốc sản xuất một tên lửa khác.
Chủ tịch Tập Cận Bình hiện áp dụng đường lối cứng rắn với mục đích răn đe lực lượng đòi độc lập cho Đài Loan. Bắc Kinh không ngừng phô diễn sức mạnh quân sự bằng cách cho tàu chiến lẫn máy bay hoạt động quanh hòn đảo này.
Trước tình hình Đại lục có lợi thế quân sự ngày càng áp đảo, hệ thống tên lửa của Đài Loan đang được hoàn thiện để ngăn cường quốc châu Á tiến hành một cuộc chiến không cân sức, giáo sư Alexander Huang của khoa nghiên cứu chiến lược đại học Đạm Giang cho hay.
"Đài Loan với nguồn lực hạn chế có thể đầu tư vào những mảng tạo ra lợi thế bất đối xứng giúp ngăn Trung Quốc ra tay (phát động chiến tranh). Lãnh đạo Thái từng cam kết, hay ít nhất cũng tỏ ý sẵn sàng đầu tư", theo giáo sư Huang.
Trung Quốc không loại trừ khả năng thống nhất Đài Loan bằng vũ lực. Mối đe dọa này đang tăng cao kể từ khi bà Thái Anh Văn, chính trị gia không thừa nhận nguyên tắc "một Trung Quốc", lên làm lãnh đạo.
Hình ảnh vệ tinh do tạp chí quân sự Kanwa Defense Review đăng tải gần đây cho thấy chính quyền Đài Bắc đã cho triển khai tên lửa tầm trung Hùng Phong IIE đến căn cứ quân sự Đào Viên gần bờ biển đông nam Trung Quốc.
Tầm bắn của tên lửa này vào khoảng 1.000-1.500km, đủ sức tấn công chính xác nhiều thành phố trọng yếu như Hồng Kông, Thượng Hải hay các tỉnh Quảng Đông, Chiết Giang trong trường hợp hai bên nổ ra giao tranh.
Nhà nghiên cứu David An của Viện nghiên cứu Đài Loan toàn cầu (Global Taiwan Institute) cho biết Hùng Phong IIE năm ngoái vừa được nâng cấp đáng kể khả năng chống hạm.
Ông Dương Niệm Tổ, cựu lãnh đạo cơ quan phòng vệ Đài Loan, khẳng định Hùng Phong IIE qua nhiều lần phóng thử đã được phát triển thành công.
Tên lửa Hùng Phong IIE - Ảnh: AP
Không chỉ triển khai Hùng Phong IIE, Đài Loan còn đang gấp rút sản xuất đủ 100 quả tên lửa hành trình không đất Vạn Kiếm.
Một vũ khí khác được cải tiến là tổ hợp phòng thủ Thiên Cung, nay đã có thể đánh chặn tên lửa Bắc Kinh với tầm hoạt động lên tới 200 km. Hệ thống radar cảnh báo sớm PAVE PAW của Mỹ sẽ giúp phát hiện máy bay hoặc tên lửa.
Theo nhà nghiên cứu An, tên lửa hiện tại của Đài Loan đủ khả năng tấn công tàu và đánh chìm các phương tiện vận tải trên biển, tuy vậy họ vẫn tụt hậu trong phát triển tàu ngầm và máy bay tàng hình. Nhà nghiên cứu lưu ý Đài Loan cũng nên tập trung phát triển năng lực chống đổ bộ.
T ên lửa Thiên Cung vừa được cải tiến - Ảnh: AP
Bắc Kinh nhiều lần phản đối hợp tác quân sự giữa Đài Loan với Mỹ, song không thể ngăn cản các thương vụ trao đổi - mua bán vũ khí giữa hai bên. Tuần trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa ký Đạo luật ủy quyền quốc phòng (NDAA), trong đó kêu gọi đánh giá toàn diện năng lực quân sự của Đài Loan với mục đích giúp đỡ hòn đảo này.
Theo Trí thức trẻ
Lá chắn Israel bắn trượt tên lửa Syria trong lần khai hỏa đầu tiên Hệ thống phòng thủ tầm trung David's Sling của Israel có màn ra mắt tệ hại khi bắn trượt tên lửa phóng từ lãnh thổ Syria. Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm trung David's Sling của Israel. Ảnh: Wikipedia. Quân đội Israel (IDF) ngày 23/7 lần đầu tiên khai hỏa hệ thống phòng thủ tên lửa tầm trung David's Sling nhằm đánh...