Mỹ dọa nói chuyện với Nga bằng sức mạnh
Thượng nghị sĩ Mỹ tuyên bố cần phải “nói chuyện” với Nga từ quan điểm sức mạnh, kêu gọi cung cấp thêm vũ khí phòng không, diệt hạm cho Ukraine.
Đòn tiếp sức của Mỹ
Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Mỹ John Barrasso mới đây tuyên bố Mỹ cần phải “nói chuyện” với Nga từ quan điểm sức mạnh. Ông Barrasso cũng kêu gọi Mỹ và NATO cần có hành động kiên quyết chống lại các động thái của Nga đối với Ukraine.
Theo vị thượng nghị sĩ này, Tổng thống Donald Trump đã hành động đúng khi hủy cuộc gặp người đồng cấp Nga Putin bên lề hội nghị G20 ở Argentina vừa qua. Theo ông Barrasso, Tổng thống Nga là nhà lãnh đạo sẽ không dừng lại cho tới khi bị “chặn đứng” và rằng Tổng thống Nga chỉ hiểu sức mạnh cũng như chỉ tính đến sức ép bằng sức mạnh.
Thượng nghị sĩ Mỹ John Barrasso
Thượng nghị sĩ Mỹ cũng đề nghị 2 bước đi để ủng hộ Ukraine mà trước tiên là Mỹ cùng NATO gửi tàu chiến tới Biển Đen. Bước đi thứ hai để “kiềm chế” Nga là tổ chức cung cấp thêm nhiều vũ khí phòng không và vũ khí diệt hạm cho Ukraine.
Phát biểu trên kênh truyền hình CNBC, ông Barrassoo nói: “Ông Putin coi trọng sức mạnh và hành động. Ông ấy sẽ không dừng lại cho tới khi bị chặn đứng. Ông ấy có thể tìm ra sự sợ hãi và đó là cách ông ấy hành động”.
Nhận được sự “cổ vũ” mạnh mẽ của phương Tây, Ukraine tiếp tục tỏ ra cứng rắn trong mối quan hệ với Nga. Ngày 3/12, giới chức Ukraine cho biết Tòa án thành phố Kherson (Ukraine) đã từ chối yêu cầu của chủ tàu về việc dỡ bỏ lệnh cấm rời cảng đối với tàu chở dầu Mekhanik Pogodin của Nga.
Tàu Mekhanik Pogodin chở nhiên liệu diezen từ Turkmenistan đến Ukraine theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa cho một công ty Canada. Tàu chở dầu của Nga đã bị Cơ quan an ninh Ukraine chặn và tạm giữ tại cảng Kherson từ ngày 10/8 với lý do “chủ nhân của con tàu đã bị Kiev liệt vào danh sách đen”.
Ước tính sơ bộ cho thấy thiệt hại do lệnh cấm tàu Mekhanik Pogodin rời cảng đã vượt quá 200.000 euro (khoảng 227.000 USD).
Cùng ngày, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã trình lên quốc hội nước này một dự luật khẩn cấp về việc chấm dứt Hiệp ước Hữu nghị, Hợp tác và Đối tác giữa Kiev và Moscow.
Video đang HOT
3 tàu hải quân Ukraine bị Nga bắt giữ hôm 25/11
Hiệp ước Hữu nghị, Hợp tác và Đối tác giữa Nga và Ukraine có thời hạn hiệu lực 10 năm kể từ ngày 1/4/1999 và được tự động gia hạn nếu hai bên không phản đối. Sau khi được gia hạn tự động vào năm 2009, hiệp ước này đang có hiệu lực đến năm 2019.
Hiệp ước quy định nguyên tắc đối tác, công nhận biên giới hiện có không thể bị phá vỡ, tôn trọng chủ quyền lãnh thổ và nghĩa vụ song phương không sử dụng lãnh thổ của mình chống lại nhau.
Ông Poroshenko cũng tuyên bố huy động lực lượng dự bị. Phát biểu với báo giới, Tổng thống Poroshenko nêu rõ các quân nhân dự bị sẽ được huy động để huấn luyện theo quy định khi nước này thiết quân luật. Ngoài ra, một số đơn vị quân sự sẽ được tái triển khai nhằm tăng cường sức mạnh quốc phòng.
Quân đội Ukraine cũng thông báo đã bắt đầu huy động đợt quân dự bị đầu tiên, bao gồm nam giới từ 40 tuổi trở lên. Đây là những người từng trải qua các đợt huấn luyện vũ trang trước đây. Ngoài ra, học viên các trường sĩ quan cũng được huy động đợt này.
Thừa nước đục thả câu
Để “tiếp thêm sức mạnh” cho Ukraine, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert ngày 3/12 tuyên bố, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo sẽ tới Brussels để tham dự Hội nghị ngoại trưởng NATO. Tại đây, các ngoại trưởng dự kiến thảo luận về hợp tác của liên minh này với Gruzia và Ukraine.
Người phát ngôn trong tuyên bố nêu rõ: “Ngoại trưởng Pompeo sẽ tham dự Hội nghị ngoại trưởng NATO diễn ra nửa năm một lần nhằm đánh giá tiến triển đạt được trong việc thực thi chương trình nghị sự được những người đứng đầu nhà nước và chính phủ các nước NATO nhất trí tại thượng đỉnh Brussels hồi tháng 7.
Các ngoại trưởng cũng sẽ thảo luận về các vấn đề an ninh xuyên Đại Tây Dương, cũng như các hoạt động và quan hệ đối tác của NATO, bao gồm việc NATO tăng cường quan hệ với các đối tác quan trọng là Gruzia và Ukraine”.
Phóng toNATO từ chối lời kêu gọi của Ukraine với lý do đã tăng cường sự hiện diện ở Biển Đen nhiều hơn năm trước!
Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg ngày 3/12 đã yêu cầu Nga chấm dứt tranh cãi hàng hải với Ukraine, song từ chối đề nghị gia tăng hỗ trợ cho Kiev trong bối cảnh liên minh đang tìm cách tránh leo thang cuộc khủng hoảng này.
Ông Stoltenberg nhắc lại lời kêu gọi Nga thả các thủy thủ và tàu của Ukraine, và cho phép tự do đi lại tại Eo biển Kerch để vào các cảng biển của Ukraine trên biển Azov.
Tuy nhiên, ông từ chối đưa ra các biện pháp hỗ trợ thiết thực hơn đối với Kiev, với lý do “năm nay NATO đã tăng cường sự hiện diện tại Biển Đen nhiều hơn năm trước, và đã tăng cường kiểm soát trên không tại vùng biển này”.
Trong bối cảnh hiện nay, dường như cả phương Tây và Tổng thống Ukraine đang lợi dụng lẫn nhau. Giới phân tích đã chỉ thẳng dấu hiệu “thừa nước đục thả câu” trong vụ việc này.
Ngay sau khi Nga bắt giữ 3 tàu hải quân Ukraine, chính quyền của Tổng thống Poroshenko lập tức tung ra một loạt đòn: tổ chức cuộc họp khẩn với NATO, kêu gọi các đồng minh và đối tác châu Âu tăng cường trừng phạt Nga, viện trợ quân sự nhiều hơn nữa cho Ukraine, sau đó ban bố một phần lãnh thổ ở trong tình trạng thiết quân luật trong 30 ngày.
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko
Những bước đi liên tiếp và bài bản như vậy không qua được con mắt tinh tường của giới phân tích quốc tế. Theo đó, Ukraine đã có sự chuẩn bị một cách chủ động với ý đồ phóng đại tối đa ảnh hưởng của sự kiện này để thu hút sự quan tâm của dư luận trong và ngoài nước.
Tháng 3/2019, Ukraine sẽ tổ chức bầu cử tổng thống. Hiện nay, Ukraine đã bước vào giai đoạn chuẩn bị tranh cử, nhưng kết quả của cuộc điều tra dư luận hồi tháng 10 cho thấy tỷ lệ ủng hộ đối với ông Poroshenko đã giảm xuống 7,8%.
Giới phân tích cho rằng, trong bối cảnh kinh tế Ukraine vẫn chìm sâu vào suy thoái, tham nhũng nghiêm trọng, việc kích động tinh thần chủ nghĩa dân tộc trở thành con át chủ bài duy nhất để ông Poroshenko có thể tái đắc cử.
Từ khuấy động tình hình miền Đông Ukraine cho đến việc tìm cách gia nhập NATO, từ dấy lên làn sóng bài Nga cho đến chấm dứt Hiệp ước hữu nghị Nga-Ukraine, ông Poroshenko được cho là đang cố gắng chuyển dịch mâu thuẫn trong nước, tập hợp lực lượng, từ đó đảo ngược cục diện bầu cử đang bất lợi cho mình.
Bảo Minh
Theo baodatviet
Quốc hội Mỹ đòi Trump điều tra Thái tử Ả Rập Saudi
Tổng thống Trump phải điều tra xem liệu Thái tử Mohammed bin Salman có dính líu đến vụ giết hại nhà báo Jamal Khashoggi hay không, người đứng đầu Ủy ban Đối ngoại Thượng viện nhấn mạnh.
Cụ thể, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ Bob Corker và thành viên ủy ban Bob Menendez hôm nay gửi thư tới Tổng thống Donald Trump, yêu cầu chính quyền của ông "có quyết định rõ ràng" về việc Thái tử Ả Rập Saudi Mohammed bin Salman có dính líu đến cái chết của nhà báo Jamal Khashoggi hay không, theo báo Anh Express.
Hai thượng nghị sĩ Mỹ đã yêu cầu ông Trump sử dụng Đạo luật Trách nhiệm Nhân quyền Toàn cầu, trong đó đòi hỏi Tổng thống Mỹ cấm vận những người nước ngoài có dính líu tới việc giết người bất hợp pháp, tra tấn hoặc xâm phạm các điều luật nhân quyền quốc tế. Những biện pháp trừng phạt có thể bao gồm cấm nhập cảnh và đóng băng tài sản tại Mỹ.
Động thái trên diễn ra trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa mạnh mẽ bảo vệ quan hệ đồng minh với Ả Rập Saudi bất chấp sự liên quan của nước này trong vụ giết hại nhà báo Jamal Khashoggi dấy lên án quốc tế.
"Trong mọi trường hợp, mối quan hệ của chúng tôi với Vương quốc Ả Rập Saudi vẫn nguyên vẹn", ông chủ Nhà Trắng khẳng định thêm.
Ông cũng lưu ý rằng cả Vua Salman và Thái tử Mohammed bin Salman đều khẳng định không biết về kế hoạch giết Khashoggi.
"Rất có thể Thái tử Mohammed đã biết về thảm kịch này, nhưng cũng có khả năng ông ấy không biết. Chúng ta có thể không bao giờ biết được tất cả sự thật quanh vụ ám sát Jamal Khashoggi.
Trong bất cứ trường hợp nào, chúng tôi vẫn giữ quan hệ với Ả Rập Saudi", Trump nhấn mạnh, cho biết sẽ cân nhắc mọi ý tưởng được đề xuất, nhưng chỉ khi chúng phù hợp với sự an toàn và an ninh tuyệt đối của Mỹ.
Tờ Washington Post hôm 16.11 dẫn nguồn tin tình báo Mỹ cho biết CIA kết luận Thái tử Mohammed đã ra lệnh giết Khashoggi, dựa trên đánh giá rằng Thái tử là người cai trị thực tế của Ả Rập Saudi, giám sát ngay cả những vấn đề nhỏ nhặt trong vương quốc.
Tuy nhiên, ông Trump vẫn chưa công nhận bằng chứng cho thấy sự liên quan của chính phủ Ả Rập Saudi trong vụ án hay những cáo buộc nhằm vào Thái tử Mohammed.
Theo Danviet
Mỹ xem xét đưa Venezuela vào danh sách nhà tài trợ khủng bố Mỹ đang xem xét việc thêm Venezuela vào danh sách các quốc gia tài trợ khủng bố nhưng chưa có quyết định cuối cùng nào được đưa ra, Reuters dẫn nguồn tin cho hay. Chính phủ Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro bị Mỹ xem xét đưa vào danh sách nhà tài trợ khủng bố. Ảnh: Reuters Việc đưa Venezuela vào danh sách có...