Mỹ dọa đóng băng hàng tỷ USD của Iran gửi ở ngân hàng nước ngoài
Mỹ khẳng định Iran sẽ không thể sớm tiếp cận số tiền 6 tỷ USD của nước này gửi tại một ngân hàng Qatar như đã thỏa thuận để tạo tiền đề cho cuộc trao đổi tù nhân và Washington có quyền đóng băng hoàn toàn tài khoản này.
Vấn đề khả năng tiếp cận các khoản tiền của Iran đã được chú ý kể từ khi Hamas tấn công Israel hôm 7/10, khơi mào cho cuộc đối đầu mới với Israel, gây ra thương vong lớn.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, phát biểu tại một cuộc họp báo ở Tel Aviv, nói rằng Iran chưa truy cập hay chi bất kỳ khoản nào trong số 6 tỷ USD gửi tại ngân hàng Qatar, đồng thời cho biết thêm Mỹ “sẽ giám sát chặt chẽ các khoản tiền và có quyền đóng băng khối tài sản này”.
Ông Blinken cho biết Kho bạc Mỹ giám sát mọi khoản giải ngân để đảm bảo khoản tiền 6 tỷ USD chỉ được sử dụng cho mục đích nhân đạo.
Truyền thông Mỹ đưa tin, Mỹ và Qatar đã đồng ý ngăn Iran tiếp cận số tiền này và cho rằng Iran không giấu giếm sự ủng hộ của mình đối với Hamas. Tuy nhiên, Lãnh đạo tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei hôm 10/10 cho biết Tehran không liên quan đến cuộc tấn công của Hamas vào Israel.
Phái đoàn Iran tại Liên hợp quốc khẳng định chính phủ Mỹ “nhận thức sâu sắc rằng họ không thể từ bỏ” thỏa thuận đã đạt được về số tiền được chuyển đến Qatar từ một tài khoản ở Hàn Quốc để đáp ứng nhu cầu nhân đạo của Iran.
“Số tiền này thuộc về người dân Iran một cách hợp pháp, được dành cho Chính phủ Cộng hòa Hồi giáo Iran để tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua lại tất cả các nhu yếu phẩm thiết yếu và không bị trừng phạt cho người Iran”, phái đoàn nhấn mạnh.
Số tiền này được cho là doanh thu từ dầu mỏ của Iran, đã bị đóng băng ở Seoul sau khi Washington, dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump, ban hành lệnh cấm hoàn toàn đối với xuất khẩu dầu của Iran và trừng phạt các ngân hàng của nước này vào năm 2019.
Vì sao Hamas có thể xuyên thủng Vòm Sắt uy lực của Israel?
Các loại vũ khí mà Hamas sử dụng trong cuộc tấn công Israel mới đây đã khiến giới phân tích bất ngờ về uy lực của chúng.
Theo Giáo sư Michael Clarke, thành viên Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Hoàng gia Anh, Hamas là một trong những nhóm được trang bị vũ khí mạnh nhất trên thế giới. Các khí tài được Hamas sử dụng trong đợt tấn công này chủ yếu là rốc két và máy bay không người lái (UAV).
Rốc két
Vũ khí chính của Hamas là rốc két Qassam giá rẻ mà nhóm này tự phát triển. Nhiên liệu trong hệ thống rốc két được chế tạo từ kali nitrat và chất nổ thương mại. Dù thô sơ, kém hiệu quả nhưng Qassam đủ nhỏ để các tay súng có thể bố trí trên bệ phóng, khai hỏa và rời khỏi khu vực trước khi bị Israel phát hiện, tạp chí Forbes đưa tin.
Hình ảnh lực lượng Hamas huấn luyện lính dù lượn, trong đoạn video được phát hành ngày 7.10. Ảnh REUTERS
Qassam được yểm trợ bằng các tên lửa cấp quân sự lớn hơn như pháo Grad 122mm. Grad lớn hơn, chính xác hơn và gây sát thương nhiều hơn, nhưng dễ xác định và tiêu diệt hơn nhiều so với Qassam.
Các cuộc tấn công của Qassam về cơ bản là dùng hỏa lực quấy rối, tấn công ngẫu nhiên và không gây thương vong. Để ngăn chặn, Israel đã thiết lập hệ thống phòng thủ radar Vòm Sắt với các tên lửa đánh chặn có thể theo dõi và bắn hạ hàng trăm mục tiêu đang lao tới với tỷ lệ thành công được tuyên bố là 90%.
Cuộc tấn công của Hamas vào Israel xảy ra như thế nào?
Tuy nhiên, ngay cả hệ thống kiên cố như Vòm Sắt cũng có những hạn chế nhất định. Hamas đã cố gắng bão hòa hệ thống này bằng cách bắn nhiều rốc két hơn khả năng xử lý của nó. Theo một số báo cáo, nhóm này đã bắn tới 5.000 quả rốc két trong 20 phút và kết quả là nhiều quả có thể đã vượt qua rào cản.
Máy bay không người lái
Hamas xác nhận đã phóng 35 UAV cảm tử Al-Zawari tấn công các mục tiêu ở Israel, hãng AA đưa tin.
Al-Zawari (hay Zouari) có kích thước tương tự UAV cảm tử Lancet của Nga. Trong một thời gian dài, Al-Zawari được coi là UAV trinh sát, song hiện đã được điều chỉnh cho vai trò tấn công.
Hệ thống phòng không Vòm Sắt của Israel đánh chặn tên lửa phóng từ Dải Gaza ngày 9.10. Ảnh REUTERS
Ngoài ra, vào năm 2021, Hamas cũng từng tuyên bố UAV tấn công nhỏ Shabab của nhóm này có khả năng tránh hệ thống Vòm Sắt. Bởi vì UAV có thể bay gần mặt đất nên chúng khó bị phát hiện hơn nhiều so với tên lửa vốn bay theo quỹ đạo đạn đạo hình vòm cao.
Hiện chưa rõ thiết kế hệ thống dẫn đường của UAV Al-Zawari, nhưng có khả năng nó được lập trình sẵn và được sử dụng tại các địa điểm cố định. Đây có thể là những mục tiêu có giá trị cao như doanh trại quân đội và trung tâm chỉ huy.
Cường quốc quân sự Israel vì sao bị Hamas gây choáng váng?
UAV chống tăng
Các hình ảnh được Hamas công bố cũng cho thấy lực lượng này đang nhắm mục tiêu vào nhiều phương tiện quân sự của Israel, trong đó có một số xe tăng chiến đấu chủ lực Merkava Mk4, theo Forbes.
Một video đã tiết lộ loại vũ khí được Hamas sử dụng trong nhiệm vụ nêu trên là các UAV chống tăng 6 cánh. UAV này có thể thả đạn thẳng xuống xe tăng Merkava. Trong video, đạn dường như đã rơi trúng Merkava và khiến nó phát nổ. Vẫn chưa đủ thông tin để đánh giá mức độ ảnh hưởng của vụ nổ, song vài giây sau, một ngọn lửa đã bùng phát từ phần trước bên phải của xe tăng.
Các báo cáo ban đầu chưa được xác nhận cho thấy Israel đã mất tới 6 chiếc Merkavas và 17 xe bọc thép chở quân. Trong một tuyên bố khác, Hamas nói rằng ít nhất 1 trong số những chiếc xe tăng mà họ nhắm mục tiêu trên đã bị UAV vô hiệu hóa, song vẫn không rõ xe tăng trên có nằm trong số các chiếc xuất hiện trong đoạn video hay không.
Ngoài ra, Hamas cũng đã công bố một video riêng biệt cho thấy lực lượng tấn công được triển khai thông qua dù lượn có động cơ. Theo trang Flight Global, các tay súng đã sử dụng chiến thuật này để bố trí lực lượng trong các cuộc tấn công.
Hamas sử dụng vũ khí Mỹ tấn công Israel? Vũ khí được lực lượng Hamas sử dụng trong cuộc tấn công đẫm máu vào Israel bị nghi do Mỹ sản xuất và đến từ Ukraine hoặc Afghanistan. Ngày 8/10 (giờ địa phương), đại diện đảng Cộng hòa Marjorie Taylor Greene nói rằng, Washington phải hợp tác với Jerusalem để điều tra nguồn gốc vũ khí do Mỹ sản xuất được nhóm chiến...