Mỹ dọa áp trừng phạt mới nếu Nga đưa quân đến Donetsk
Ngoại trưởng Mỹ đồng ý gặp các quan chức Nga, Ukraine và EU nhằm giảm căng thẳng ở đông Ukraine, trong bối cảnh Nhà Trắng dọa áp thêm nhiều trừng phạt mới.
Theo thông báo mới nhất của Bộ Ngoại giao Mỹ, cuộc họp của Ngoại trưởng John Kerry và những người đồng cấp sẽ diễn ra trong 10 ngày tới. Trong khi đó, các quan chức Washington quan ngại, Nga có thể tiếp tục tấn công các vùng khác của Ukraine sau vụ sáp nhập bán đảo Crimea. Cuối cùng, Nhà Trắng đã đưa ra một lời cảnh báo tới Tổng thống Nga Putin nếu họ đưa quân đội tới Ukraine.
“Nếu Nga điều quân tới miền đông Ukraine (dù công khai hay bí mật), điều này sẽ là một sự leo thang nghiêm trọng. Trong tình hình đó, Mỹ đã lên kế hoạch chuẩn bị sẵn sàng áp đặt thêm lệnh trừng phạt lên Nga”, Phát ngôn viên Nhà Trắng Jay Carney cho biết.
Nhóm người biểu tình đứng trước hàng rào dây thép gai do cảnh sát dựng nên tại tòa nhà chính quyền thành phố Donetsk hôm thứ Hai (7/4).
Trong một diễn biến khác, những người biểu tình thân Nga ở vùng Donetsk đã tuyên bố độc lập và kêu gọi tiến hành một cuộc trưng cầu dân ý ly khai. Đó là một chuỗi sự kiện giống với khúc dạo đầu cho việc sáp nhập vào Nga của Crimea hồi tháng trước. Chính phủ Ukraine đã tuyên bố sẽ dập tắt tình trạng bất ổn mặc dù hàng ngàn binh lính Nga đóng quân dọc theo biên giới chung hai nước.
Giải thích cho việc Washington cáo buộc Nga chính là kẻ giật dây trong những cuộc biểu tình ở miền đông Ukraine, Phát ngôn viên Carney đưa ra chứng cứ mạnh mẽ. Theo đó, một số người biểu tình đã xông vào tòa nhà chính quyền không phải là người dân địa phương, Họ đã được nhóm người lạ mặt trả tiền để làm việc đó.
Trong một cuộc điện đàm trước đó, Ngoại trưởng Mỹ Kerry đã thông báo cho người đồng cấp Nga Sergei Lavrov rằng, Mỹ đang xem xét các sự kiện ở các thành phố miền đông Ukraine. Họ khá “lưu tâm sâu sắc” và hoài nghi rằng, những vụ biểu tình này có phải là tự phát. Ông Kerry đã chỉ ra rằng, các nhân viên tình báo hiện bí mật hoạt động ở Ukraine đều đã bị bắt giữ ở đây. Cùng với đó, ông kêu gọi chính phủ Nga hãy có những biện pháp nhằm làm giảm tình trạng bất ổn ở khu vực này.
Video đang HOT
Theo Kiến thức
Bị Putin thách thức, Mỹ đưa quân áp sát Nga?
Mỹ đang cân nhắc khả năng đưa quân đến đóng luân phiên và tập trận quân sự ở các quốc gia Baltic nằm sát biên giới với Nga sau khi Tổng thống Vladimir Putin khiến Mỹ và phương Tây nổi điên bởi một loạt bước đi đầy thách thức ở Crimea.
Phó Tổng thống Mỹ Biden (bên trái)
Có mặt tại thủ đô của Ba Lan trong chặng dừng chân đầu tiên của chuyến công du đến khu vực kéo dài 2 ngày, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tuôn ra không ít những lời chỉ trích gay gắt nhằm vào Nga, miêu tả những bước đi của Nga ở Crimea là hành động "cướp đất". Ông này còn khẳng định, cam kết của NATO trong việc bảo vệ bất kỳ thành viên nào trước các cuộc tấn công là không bao giờ thay đổi. "Phó tướng" của Tổng thống Barack Obama cũng cứng giọng tuyên bố, Mỹ sẽ nỗ lực để giảm sự lệ thuộc của các quốc gia Đông Âu vào nguồn nhiên liệu nhập khẩu từ Nga, cáo buộc Moscow dùng nó như một công cụ để gây ảnh hưởng chính trị.
Trong một lời cảnh báo rõ ràng về việc Moscow đừng thử thách các nước ở dọc biên giới với họ, Phó Tổng thống Biden cho biết, sẽ có thêm nhiều lệnh trừng phạt được đưa ra cùng với các cuộc tập trận và huấn luyện quân sự mới của NATO ở Ba Lan.
Ông Biden tiết lộ, Mỹ đang cân nhắc khả năng đưa quân đến đóng luân phiên tại khu vực Baltic như một bước để đảm bảo khả năng phòng thủ tập thể của các nước thành viên NATO. Lực lượng Mỹ đóng tại đây có thể tiến hành các cuộc tập trận lục quân và hải quân cũng như tham gia vào công tác đào tạo, huyến luyện.
Lời gợi ý đưa quân Mỹ vào tập trận ở Baltic nếu được thực hiện sẽ là bằng chứng cụ thể nhất và rõ ràng nhất về quyết tâm của Mỹ trong việc ủng hộ cho các đồng minh NATO ở ngay cửa ngõ của Nga. ""Chúng tôi đang xem xét một loạt bước đi để tăng tốc độ và phạm vi hợp tác quân sự giữa chúng ta, trong đó có việc đưa quân đến đóng luân phiên tại khu vực Baltic để tiến hành các cuộc tập trận lục quân, hải quân và tham gia công tác huấn luyện quân sự", ông Biden đã nói như vậy với cánh phóng viên sau cuộc hội đàm với Tổng thống Estonia Toomas Hendrik Ilves - người cũng đang có mặt ở Warsaw.
Trước đó, tại một cuộc với Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk, ông Biden đã miêu tả hành động của Nga là một cuộc tấn công vào chủ quyền Ukraine và là một sự vi phạm luật pháp quốc tế. ""Nga đã đưa ra rất nhiều lập luận để biện minh cho một hành động không khác gì cướp đất. Tuy nhiên, thế giới đã nhìn rõ hành động của Nga và bác bỏ tính logic đầy khiếm khuyết đằng sau đó".
Nga đã nhiều lần khẳng định việc họ đưa quân vào Crimea là để bảo vệ người dân Nga đang cầu cứu vì bị đe dọa bởi chính quyền được lập lên sau một cuộc đảo chính lật đổ Tổng thống Yanukovych nhưng phương Tây không chấp nhận điều đó.
Phó Tổng thống Mỹ cho rằng, những sự kiện ở Crimea nhắc các thành viên NATO nhớ rằng, họ cần phải đứng cùng nhau. Ông Biden tuyên bố, Washington sẽ áp dụng thêm các biện pháp để củng cố sức mạnh cho NATO. Cụ thể, ông này khẳng định, Mỹ sẽ thực hiện cam kết về việc hoàn thiện hệ thống phòng thủ tên lửa ở Ba Lan vào năm 2018. Giới chức Ba Lan tin rằng, hệ thống đó là một phong vũ biểu cho sự sẵn sàng của Washington trong việc đảm bảo an ninh cho họ.
Phương Tây cũng nhảy dựng trước hành động của Nga
Cùng với Mỹ, các cường quốc phương Tây cũng đang tìm cách để thể hiện cho Nga thấy rằng, nước này sẽ phải trả giá thực sự nếu không thay đổi tiến trình ở Crimea.
Nhà Trắng cho biết, Tổng thống Barack Obama đang mời lãnh đạo của nhóm nước G7 đến tham gia một cuộc họp ở Châu Âu vào tuần tới để thảo luận về các hành động thêm nữa. Nhóm nước này thông thường gặp nhau trong khuôn khổ G8, bao gồm Nga, nhưng một số thành viên đang nhăm nhe ý định loại Nga ra khỏi nhóm các nước phát triển này.
Ở thủ đô London, Ngoại trưởng Anh William Hague cho biết, Anh đã tuyên bố tạm ngừng các mối quan hệ hợp tác quân sự với Nga vì vấn đề Crimea, trong đó có việc hoãn một cuộc tập trận hải quân chung đã được lên kế hoạch từ trước với cả Mỹ và Pháp khi tàu Hải quân Anh có chuyến thăm đến St. Petersburg.
"Rất tiếc khi nghe tin Tổng thống Putin ngày hôm nay đã chọn con đường bị cô lập", ông Hague đã nói như vậy.
Trong khi đó, Thủ tướng Anh David Cameron nói rằng, quyết định sáp nhập Crimea sẽ khiến Nga phải đối mặt với "những hậu quả nghiêm trọng" vì "vi phạm luật quốc tế".
Tổng thống Pháp Francois Hollande cũng lên án quyết định sáp nhập Crimea của Nga, nói rằng: "Pháp không công nhận kết quả cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea cũng như việc sáp nhập khu vực của Ukraine này vào Nga".
Chia sẻ quan điểm với các đối tác Châu Âu, Thủ tướng Đức Angela Merkel cáo buộc Nga vi phạm luật pháp quốc tế khi "đón nhận Crimea vào Liên bang Nga". Bà Merkel đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Obama về vấn đề Crimea. Hai nhà lãnh đạo "đã nỗ lực tìm cách phối hợp hành động trong vấn đề Ukraine", ông Ben Rhodes - phó cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng cho hay.
Tổng thống Hollande cho biết, ông này hy vọng "Châu Âu sẽ phối hợp để có một hành động đáp trả mạnh mẽ" nhằm vào Nga trong cuộc họp sắp tới của Liên minh Châu Âu dự kiến diễn ra từ ngày 20-21/3.
Về phần mình, Tổng thống Putin dường như chẳng quan tâm đến những lời chỉ trích, lên án, cảnh báo và đe dọa tuôn ra không ngừng từ giới lãnh đạo Mỹ và phương Tây. Ông này khẳng định chắc nịch rằng, việc sáp nhập Crimea vào Nga là nhằm sửa chữa một sự bất công trong quá khứ.
Kiệt Linh - (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Nga có căn cứ để đưa quân vào Ukraina? Việc Nga bảo vệ công dân của mình trước các mối đe dọa về an ninh, tính mạng, tài sản, v.v... là phù hợp với luật quốc tế. Tuy nhiên, việc làm của Nga chỉ hợp pháp khi tiến hành đúng với mục đích như đã tuyên bố và hành động trong khuôn khổ bảo vệ công dân Nga, cũng như trong các...