Mỹ dọa áp đặt thêm biện pháp trừng phạt kinh tế Nga
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Đức Angela Merkel để thảo luận về tình hình căng thẳng tại miền đông Ukraine và các vấn đề liên quan tới cuộc gặp 4 bên sắp tới gồm các ngoại trưởng Nga, Mỹ, Ukraine và Đại diện cấp cao phụ trách đối ngoại của Liên minh châu Âu. Nhà Trắng cho biết, hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của cộng đồng quốc tế trong việc hỗ trợ tài chính mạnh mẽ cho Ukraine, đồng thời kêu gọi Nga rút quân khỏi khu vực biên giới với Ukraine.
Trước đó, ngày 10-4, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jacob Lew đã có cuộc gặp với người đồng nhiệm Nga Anton Siluanov bên lề Hội nghị thường niên Mùa xuân của Quỹ Tiền tệ quốc tế và Ngân hàng Thế giới. Ông Lew cảnh báo, Mỹ sẵn sàng áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt kinh tế nghiêm khắc hơn đối với Nga nếu nước này tiếp tục leo thang căng thẳng tại Ukraine. Về phần mình, ông Siluanov nhấn mạnh sự cần thiết phải bình thường hóa tình hình chính trị tại Ukraine thông qua cải cách Hiến pháp và thiết lập ban lãnh đạo hợp pháp tại nước này. Cũng theo ông Siluanov, Nga quan ngại về số nợ khí đốt ngày càng tăng của Ukraine, nhưng cho biết nước này có thể phối hợp với IMF và Liên minh châu Âu trong việc hỗ trợ tài chính cho Ukraine.
Theo ANTD
Video đang HOT
Cuộc đối đầu Đông - Tây hậu Crimea
Có lẽ chưa khi nào kể từ thời Chiến tranh Lạnh, cụm từ "trừng phạt" lặp đi lặp lại nhiều đến vậy trong quan hệ vốn không mấy bình lặng giữa Nga với Mỹ và phương Tây.
Áp đặt các biện pháp trừng phạt lâu nay không phải là chuyện mới trong quan hệ ngoại giao, đặc biệt chúng vẫn được coi là vũ khí mà Mỹ và phương Tây sử dụng như một cách thể hiện sức mạnh đối với những nước mà họ "không ưa". Mỹ và các đồng minh đã từng dọa loại Nga ra khỏi Nhóm G-8, hủy bỏ kế hoạch tập trận chung giữa Nga và NATO sau cuộc xung đột vũ trang giữa Nga và Gruzia hồi tháng 8/2008. Lần này, Mỹ và các nước phương Tây lại phản ứng bằng cách trừng phạt Nga sau sự kiện Moskva sáp nhập Crimea (Crưm).
Không thể phủ nhận rằng các biện pháp trừng phạt của Mỹ và phương Tây đang ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế Nga. Thị trường chứng khoán liên tục giảm điểm từ đầu tháng 3 cùng với đồng rúp trượt giá khiến các nhà phân tích dự đoán Nga đã mất hàng chục tỷ USD mỗi ngày. Dù năng lượng có thể coi là "vũ khí" của Moskva, song nếu phương Tây chặn 80% lượng khí đốt xuất khẩu của Nga thì GDP của nước này sẽ giảm khoảng 10% từ nay đến năm 2015.
Thế nhưng, có lẽ cả Mỹ và châu Âu dường như cũng đang nếm phần trái đắng từ chính những bước đi của mình. Nga khẳng định sẽ có những biện pháp đáp trả dựa trên nguyên tắc "có đi có lại". Điều đáng nói là chính các biện pháp trừng phạt mà Mỹ và phương Tây áp đặt với Nga chắc chắn sẽ có tác dụng ngược lại theo kiểu "gậy ông đập lưng ông", khiến các doanh nghiệp Mỹ và châu Âu thiệt hại hàng tỷ USD.
Các nước châu Âu đang phụ thuộc đáng kể vào Nga về năng lượng, thương mại, đầu tư... Chính Thủ tướng Đức Angela Merkel đã phải thừa nhận rằng phương Tây không thể đạt được sự đồng thuận về các biện pháp trừng phạt kinh tế chống Nga. Mặc dù không quá phụ thuộc vào Nga, song Mỹ cũng sẽ phải trả giá khi thực hiện các biện pháp trừng phạt, nhất là khi hãng chế tạo máy bay Boeing đang phải nhập từ Nga 40% nhu cầu titan, vật liệu tối quan trọng cho sản xuất máy bay Boeing 787 Dreamliner.
Giới phân tích nhận định rằng nếu Nga và phương Tây tiếp tục trả đũa lẫn nhau, mọi chuyện có thể vượt khỏi tầm kiểm soát, kéo theo những hệ lụy khó lường.
EU, với 30% nhu cầu khí đốt và 32% nhu cầu dầu mỏ phụ thuộc vào Nga, sẽ rơi vào khủng hoảng nếu Moskva ngừng bơm khí đốt để đáp trả lệnh trừng phạt kinh tế. Theo dự đoán, nếu Nga ngừng cung ứng khí đốt và phương Tây áp dụng các biện pháp trả đũa về tài chính, giá khí đốt sẽ tăng khoảng 15% và dầu mỏ tăng 10% trên thị trường châu Âu, GDP của các nước trong khu vực sử dụng đồng euro giảm 1,5% và tăng trưởng kinh tế của một số nước Đông Âu sẽ giảm tới 3%.
Quan hệ với Nga căng thẳng cũng đồng nghĩa với việc Mỹ và phương Tây gặp khó khăn khi ứng phó với các thách thức toàn cầu. Với tư cách là một cường quốc, một ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ, vai trò của Nga mang tính then chốt giúp giải quyết các vấn đề quốc tế nóng bỏng. Thỏa thuận hạt nhân mang tính đột phá giữa Nhóm P5 1 với Iran, hay việc tháo ngòi nổ cho một cuộc chiến tranh mới ở Trung Đông khi Syria chấp thuận tiêu hủy kho vũ khí hóa học, đều mang đậm dấu ấn đóng góp của Nga. Kế hoạch của Mỹ và NATO rút quân khỏi Afghanistan vào cuối năm nay hẳn sẽ khó thực hiện được nếu thiếu "tuyến hậu cần tối quan trọng" qua Nga.
Trong một thế giới toàn cầu hóa, mối ràng buộc giữa các quốc gia trên nhiều phương diện ngày càng tăng. Vì thế, mọi biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga đều tạo ra những tác động đa chiều đối với nhiều nước khác. Hơn bao giờ hết, các bên liên quan cần có cách ứng xử thận trọng và phù hợp theo hướng cân bằng lợi ích, vì hòa bình và ổn định trên thế giới.
theo Báo Tin Tức
Theo_VnMedia
Vì sao đòn trừng phạt Nga của EU lại yếu ớt? Cùng với Mỹ, Liên minh Châu Âu (EU) trong những ngày này liên tục hô hào trừng phạt mạnh tay Nga vì vụ sáp nhập Crimea. Tuy nhiên, EU được tin sẽ chỉ có thể tung ra những đòn trừng phạt yếu ớt bởi bản thân nội bộ liên minh này đang bị chia rẽ trong vấn đề phản ứng với Nga. Ảnh...